Cafe tám 2012-02-04 09:53:42

Luận Về Trang Phục Và Trang Bị Cảnh Sát Việt Nam


Từ Hai Mẩu Tin Cảnh Sát Giao Thông Thành Phố Hồ Chí Minh Bị Sát Thương










[justify]Đêm 10/9/2011 Trung úy Cảnh Sát Giao Thông Lê Trọng Tuấn và Thượng sĩ Cảnh Sát Cơ Động Phan Thanh Nhơn trên xe mô-tô 51A1- 0161 tuần tra trên đường phố phát hiện hai thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ bèn rượt theo truy bắt qua các đường Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng, Võ Thị Sáu đến góc Phan Liêm - Điện Biên Phủ thì áp sát được xe vi phạm nhưng ngay sau đó đã bị hai đối tượng dùng chân đạp hai anh ngã xuống đường bị trọng thương và vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình.

Hai ngày sau, Thượng sĩ Lương Khánh Việt và Thượng sĩ Trần Võ Hoài Thanh thuộc đội Cảnh Sát Giao Thông Bến Thành tuần tra trên xe mô tô 51A1-0448 phát hiện một nhóm thanh niên tu tập đua xe trái phép nên truy đuổi đến đường Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, thì xe trượt húc vào tường rào trường Mầm Non khiến Thượng sĩ Việt tử vong, còn Thượng sĩ Thanh bị trọng thương hiện đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Hai tai nạn xảy ra bởi vì cảnh sát giao thông Việt Nam đã được trang bị quá đơn giản, quá thiếu thốn, và không thể chấp nhận được cảnh xảy ra quá nhiều năm nay khi chiếc xe mô tô cảnh sát – tức loại mô tô dùng để rượt bắt chứ không là mô tô chạy đường trường – lại được sử dụng chở hai chiến sĩ, rất mất an toàn, y như đang diễn trong phim hành động Mỹ Knights & Day có Tom Cruise và Cameron Diaz, và cảnh này chứng tỏ cảnh sát giao thông Việt Nam đã không hiểu biết về chức năng chiếc mô tô cảnh sát và nếu ở nước nào một mô tô cảnh sát chở hai cảnh sát tuần tra ắt nước đó cực kỳ nhược tiểu.











B) Những Hình Ảnh Về Trang Phục Và Trang Bị Cảnh Sát Giao Thông Việt Nam




Phiên xử hai kẻ thủ ác giết chết Bà Bí Thư Quận Ủy Quận Phú Nhuận vẫn còn là tin nóng hổi, và hình ảnh sau trên báo Tuổi Trẻ cho ta thấy những điều sau về cảnh sát giao thông:





Các chiến sĩ chỉ được trang bị mũ bảo hiểm loại thường, súng ngắn, và chiếc còng. Ngoài ra, chiếc đai da trắng cũ kỹ là thứ vô dụng của cảnh sát mô tô chế độ Sài Gòn trước 1975 không hiểu sao vẫn tiếp tục được sử dụng trông rất phản cảm vì không tôn được thế của dáng dấp người chiến sĩ.

C) So Sánh Trang Phục Và Trang Bị Cảnh Sát Nước Ngoài




Trước khi có các đề xuất hợp lý hóa trang phục và hiện đại hóa trang bị của cảnh sát giao thông Việt Nam, thiết nghĩ những tư liệu hình ảnh sau có thể cho ta cái nhìn khái quát về lực lượng cảnh sát nói chung ở các nước khác, từ cường quốc đến các nước phát triển và đang phát triển.

1-HOA KỲ:

Chẳng hạn cảnh sát giao thông Mỹ:






Mỗi chiến sĩ một xe mô tô, mũ chuyên dùng có gắn thiết bị micro truyền tin, mặc áo giáp chống đạn, đi ủng chuyên dùng, đeo găng tay bảo vệ, đeo kính bảo vệ, và xe mô tô có gắn máy thu phát hình.

Còn đối với lực lượng cảnh sát tuần tra ô tô hay địa phương, trang phục của họ qua các ảnh minh họa sau cho thấy màu chủ đạo là đen, giày bốt chuyên dùng, tác phong “trấn áp chuyên nghiệp” qua các hình xâm dữ dội hay đầu trọc, trang bị đầy đủ,










đặc biệt luôn có gậy trấn áp (tonfa hay side-handle baton) và một số lực lượng sử dụng hỏa lực tiêu diệt (súng tiểu liên), v.v.






2-VƯƠNG QUỐC ANH:





Cảnh sát ở thủ đô London cả nam lẫn nữ đều mặc sơ mi trắng (hoặc đen), khoác áo giáp đen, trang bị cùng lúc súng ngắn và tiểu liên MP5. Điểm khác biệt duy nhất là nam đội mũ lưỡi trai hoặc mũ cổ điển, còn nữ đội mũ nồi bowler duyên dáng (Ở Mỹ và Canada không có phân biệt trang phục cảnh sát nam và nữ). Thường thì cảnh sát Anh theo truyền thống ít khi mang vũ khí, nhưng an ninh đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với Vương Quốc Thống Nhất Đại Anh Và Bác Ái Nhĩ Lan đến độ sự trang bị “tận răng” ngày nay đã trở thành nét đẹp mới trên đường phố.







3-Thái Lan


Trang phục cảnh sát nước này màu đen xám





4-PERU:

Cảnh sát chống bạo động của Peru được đánh giá là trang bị đầy đủ nhất thế giới, mang tính hiệu quả không những ở chỗ bảo vệ các chiến sĩ mà còn ở điểm tâm lý khiến kẻ gây rối phải chùn tay.





5- PHÁP:

Cảnh sát Pháp thì tùy chức năng nhiệm vụ riêng mà sắc phục có màu sậm hoặc màu trắng, nhưng trang bị đầy đủ, và thường dùng giày bốt chuyên dùng.





6-TÂY BAN NHA:

Cảnh sát mặc trang phục màu tối, trang bị súng ngắn và gậy trấn áp.



7-ĐAN MẠCH:

Cảnh sát nước này phân biệt trang phục không những theo giới tính mà còn theo mùa trong năm, nhưng sắc đen là màu chủ đạo.






8-HÀN QUỐC:






9-NHẬT BẢN:






10-MALAYSIA:






11-TAIWAN:




12-ÚC:


13-SINGAPORE:




D) Những Ý Kiến Đề Xuất




1) Quân Phục:

Trang phục của cảnh sát nên là màu đen hoặc xanh đen, hoặc xám đen, hoặc phải nổi bật giữa đám đông như cảnh sát Úc. Đây không chỉ là lý do thẩm mỹ mà còn là yếu tố tâm lý vì rằng chiến sĩ áo sậm rất nổi bật giữa đám đông nên có tác dụng dễ nhận diện bởi người dân có nhu cầu cứu giúp hoặc bởi kẻ định làm việc xấu khiến hắn có cái gọi là “second thought” tức chần chừ, chùn tay, suy nghĩ lại, không gây án, triệt tiêu một nguy cơ tiềm tàng cho một nạn nhân nào đó; đồng thời màu đen có tính nghiêm khắc, dữ dội, tạo tâm lý sợ hãi nơi người nào định phạm tội. Trang phục hiện nay của cảnh sát giao thông màu vàng rất dễ hòa lẫn với cảnh quang chung của bụi bặm và nóng bức, nói chung đó là màu kém thẩm mỹ; còn trang phục công an màu xanh lá lại không tôn được sắc thái uy dũng rất cần có nơi lực lượng mà công việc quan trong nhất là trấn áp tiêu diệt tội phạm.

2) Phương Tiện:

Phương tiện chủ yếu của cảnh sát giao thông Việt Nam là mô tô do ô tô không được dùng để truy bắt rượt đuổi đối tượng mà chỉ đùng để mở đường cho đoàn xe yếu nhân. Nhất thiết phải trang bị mỗi chiến sĩ một mô tô, chấm dứt nạn hai người đèo trên một mô tô; đặc biệt mô tô phải có lắp thiết bị thu phát hình (giống mô tô cảnh sát Mỹ và các mô tô đua giải quốc tế) phía trước để truyền hình ảnh đối tượng (và số xe của phương tiện) đang bị rượt đuổi, nơi chốn đang rượt đuổi ngay về trung tâm để được trung tâm điều viện binh chận đầu đón bắt hoặc có băng hình bằng chứng bảo vệ chiến sĩ trong trường hợp chủ xe vi phạm ngừng phía trước trình giấy tờ sau đó nộp đơn vu cáo chiến sĩ đánh đập hay chìa tay nhận hối lộ.

Nếu chỉ vì lý do phòng chống tham nhũng mà phải cử hai chiến sĩ đi với nhau thì hai người trên hai chiếc mô tô lại càng tốt, nhất là trong việc cùng nhau rượt đuổi truy bắt tội phạm, mà vẫn giám sát nhau để tránh các hành vi tiêu cực.

Ở nước ngoài, người dân sử dụng xe mô tô đều phải dùng giày bốt chuyên dùng cho mô tô, mang leg cover bảo vệ đầu gối và cẳng chân, mang elbow cover để bảo vệ khuỷu tay, mang găng tay chuyên dùng để bảo vệ bàn tay nếu xảy ra té ngã. Cảnh sát giao thông Việt Nam sử dụng mô tô thực hiện chức năng nguy hiểm của rượt đuổi truy bắt tội phạm mà lại ăn vận chỉ với áo ngắn tay, quần vải thường, giày thường, mũ bảo hiểm thường, thì rõ là không đáp ứng đúng yêu cầu của nhà sản xuất mô tô cảnh sát.




Hoàng Hữu Phước, ảnh tự chụp. 16-9-2011





3) Vũ Khí:

Ngoài súng ngắn, cảnh sát giao thông Việt Nam còn được trang bị một gậy chỉ đường dường như bằng gỗ hay nhựa màu trắng bị tróc sơn nham nhở. Hơn hai mươi năm trước, thậm chí Việt Nam còn học theo Cộng Hòa Dân Chủ Đức trang bị dụng cụ như chiếc muỗng dài 25cm có kính nhựa tròn màu đỏ phản quang để chỉ đường, trong khi lẽ ra phải là gậy trấn áp bằng nhựa cứng màu đen như của cảnh sát Mỹ để tự vệ hữu hiệu (nắm thanh ngang để thanh dọc bảo vệ cánh tay khi đối tượng vung đao chém) và trấn áp đối tượng (đánh trọng thương để vô hiệu hóa đối tượng) hay để cứu người dân (đập cửa kiếng nhà bị hỏa hoạn, đập kính ô tô, v.v.). Cảnh sát Mỹ còn được trang bị đèn pin chiến thuật, tức là loại đèn nhỏ sử dụng hai pin điện tử tròn theo cơ chế hội tụ cao chỉ cần chiếu vào mắt đối tượng gây hấn là vô hiệu hóa hắn trong vài giây đủ để chiến sĩ áp sát tước vũ khí và còng tay bắt giữ.






4) Quy Định:

Ngay tại Anh Quốc vốn tự hào về sự uy nghiêm của cảnh sát đến độ không bao giờ mang vũ khí (kẻ phạm tội gặp cảnh sát chỉ còn nước cố chạy cho thoát, không dám đánh cảnh sát, càng không dám giết cảnh sát vì tội tày trời vẫn không sao chứ động đến cảnh sát là bị tử hình), ấy vậy mà hiện nay họ trang bị tận răng như minh họa ở trên, đồng thời với sự đe dọa từ tai họa khủng bố, họ đã có “shoot to kill” cho phép bắn hạ ngay kẻ nào có hành vi tình nghi khủng bố để bảo vệ người dân vô tội ở gần đấy. Phim ảnh Holywood còn cho thấy cảnh sát Mỹ đánh đập phạm nhân ngoan cố để lấy khẩu cung. Việt Nam không the o kiểu "tự do" quái đản của Mỹ, chính vì vậy nhất thiết phải cẩn trọng với những biện pháp phòng vệ cực kỳ hữu hiệu để phạm nhân không thể lờ n mặt pháp luật.

Ở Việt Nam không hiểu sao lại muốn cảnh sát công an là những “ông bụt”, khiến nhiều tên tội phạm lờn mặt, khai báo rồi phản cung, nói bị công an đánh đập ép cung, v.v., trong khi chỉ cần bổ sung máy quay phim lúc lấy cung để có bằng chứng bổ sung vào vụ án, vừa để kẻ cung khai không thể phản cung, vừa để bảo vệ nghiêm phép nước rằng điều tra viên đã không nhục mạ hay dùng nhục hình khi tra vấn phạm nhân. Ngoài ra còn cần xem lại các quy định kỳ lạ về sử dụng vũ khí (quy trình nhiều bước buộc phải theo trước khi nổ súng trực diện đối tượng).

[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)