[justify]
Vừa qua, các nhà khoa học đã thông báo về việc lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã đạt đến diện tích kỷ lục trong năm nay. Nó đã tạo ra một lỗ tròn rất lớn trên bề mặt tầng bảo vệ Trái đất với diện tích bằng cả khu vực Bắc Mỹ.
Lỗ thủng tầng ozone hiện tại.
Trải dài trên một khu vực có diện tích 25 triệu km vuông, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đạt kích thước tối đa vào ngày 14/9. Đây là diện tích lớn thứ năm của lỗ thủng này trong nhiều năm qua. Kỷ lục lớn nhất từng được ghi nhận bởi vệ tinh Aura của NASA là vào năm 2006 với diện tích 27,5 triệu km vuông.
Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm cuối thập niên 70 bởi một vệ tinh có nhiệm vụ đo đạc tầng ozone có tên gọi POES. Lỗ thủng này tiếp tục lớn dần lên vào những năm 80 và 90, trước khi được thông báo là đã giảm tốc độ mở rộng diện tích vào đầu năm 2000. Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn nhận thấy sự biến đổi lớn về kích thước của lỗ thủng từ năm này qua năm khác.
Hình ảnh lỗ thủng tầng ozone vào năm 2006.
Trên bề mặt của Trái đất, ozone là một chất gây ô nhiễm, nhưng ở tầng bình lưu, chất này lại tạo thành một lớp bảo vệ ngăn cản tia cực tím (UV) xâm nhập vào hành tinh chúng ta, bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại xấu từ loại tia này. Đạo luật Quốc tế về việc cấm dùng những hợp chất có hại đến tầng ozone như CFC (chất làm lạnh trong các tủ lạnh thế hệ cũ) đã được đưa ra và phần nào làm giảm mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, chất này vẫn xuất hiện ở trong tầng bình lưu và vẫn âm thầm phá hủy “áo giáp” của Trái đất.
Phản ứng hóa học gây ra sự suy giảm tầng ozone.
Cũng trong năm nay, các nhà khoa học đã rất lo lắng khi tìm thấy một khu vực có dấu hiệu suy giảm tầng ozone ở khu vực Bắc Cực. Rất có thể, trong tương lai gần, khu vực này cũng sẽ trở thành một lỗ thủng ozone tương tự như phía cực kia của Trái đất.
“Nội thất” của OMPS.
Ngày 27/10 sắp tới, NASA sẽ phóng một vệ tinh sử dụng điện hạt nhân mang theo thiết bị có tên gọi là Ozone Mapper Profiler Suite (OMPS). Thiết bị này có những cảm biến cho phép thực hiện những phép đo chính xác về tổng diện tích lỗ thủng ozone, đó là chưa kể khả năng đo mức ozone thay đổi theo chiều dọc khắp bầu khí quyển.
Những cột điện cao thế khổng lồ trên khắp thế giới có thể sẽ được thay thế trong tương lai bởi những thiết kế có cùng tính năng nhưng nhỏ và nhẹ hơn về kích thước cũng như cân nặng. Vừa qua, một cuộc thi thiết kế loại cột điện cao thế mới cho tương lai đã được diễn ra ở Anh.[/justify]
[justify]
Giải nhất của cuộc thi này đã thuộc về thiết kế có tên T-Pylon đến từ Đan Mạch. Theo lời của ông Nick Winser, giám đốc điều hành lưới điện quốc gia của Anh thì T-Pylon là một thiết kế có sự cải thiện đáng kể và đủ khả năng thay thế những loại cột điện cao thế hiện tại. T-Pylon không chỉ ngắn hơn, nhẹ hơn, đơn giản và phù hợp với cảnh quan mà những thiết bị điện được thiết kế kèm theo cũng hết sức sáng tạo và rất thú vị.
Những cột điện cao thế hiện đang được sử dụng.
Thiết kế đạt giải nhất T-Pylon của công ty Bystrup đến từ Đan Mạch. Giải thưởng 5.000 bảng Anh xem ra không phải là quá lớn so với những hợp đồng trong tương lai nếu T-Poly được ứng dụng vào thực tế.
Trước đây, giải pháp chôn những dây điện cao thế từng được tính đến, tuy nhiên việc này cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu từng loại địa hình cũng như chi phí rất cao. Thiết kế của T-Pylon xem ra là giải pháp rất hữu hiệu cho tương lai gần khi các cột điện cao thế này chỉ cao và nặng bằng hai phần ba những loại cột điện cao thế hiện tại (cao hơn 50m, nặng 30 tấn và được thiết kế từ những năm… 1920).
Cuộc thi này đã thu hút hơn 250 mẫu dự thi. Trong đó, 6 mẫu thiết kế vào chung kết đã được trưng bày tại bảo tàng Victoria & Albert trong lễ hội thiết kế vào tháng trước. Cùng ngắm nhìn một lượt qua những thiết kế này nhé các bạn:
Flower Tower, tác phẩm của Gustafson Porter, Atelier One và Pfisterer. Các giám khảo cho rằng thiết kế này thật sự rất sáng tạo và tính ứng dụng cũng rất cao.
Thiết kế Plexus, được làm từ thép hoặc các loại hợp kim khác, các giám khảo cũng rất ấn tượng với thiết kế này nhờ vào thời gian lắp đặt nhanh cũng như kiểu dáng tinh tế.
Được làm từ thép carbon, sợi polyme và cao su, Y-Pylon được đánh giá cao nhờ vào sự đơn giản và táo bạo trong thiết kế.
Tác phẩm Totem của New Town Studio và Structure Workshop được làm từ thép và các vật liệu cách điện. Điều khiến các giám khảo thích ở thiết kế này chính là sự đơn giản nhưng hài hòa, cũng như cấu trúc của cột được giảm thiểu đáng kể.
Tác phẩm Silhouette được làm từ thép mạ kẽm không gỉ và bê tông. Bản thiết kế này thu hút được các giám khảo ở cách tạo hình nghệ thuật như một tác phẩm điêu khắc.
Chúng ta đã từng nghe qua camera dạng quả bóng cũng như những loại camera có khả năng chụp một bức ảnh panorama 360°. Tuy nhiên, camera có tên gọi "Throwable Panoramic Ball Camera" (tạm dịch: máy ảnh có thể ném đi như một quả bóng) dưới đây là sự kết hợp của cả hai loại thiết bị trên và được bọc trong một lớp vỏ chắc chắn dạng hình cầu làm từ bọt biển.
Lớp vỏ ngoài đó che chắn cho phần bên trong là một thiết bị bao gồm 36 camera có độ phân giải 2 megapixels với khả năng tự động lấy nét. Những bức ảnh được chụp sẽ tự động ghép nối lại với nhau tạo ra một bức ảnh panorama như hình trên. Không những thế, bên trong còn có một cảm biến đặc biệt giúp “quả bóng” này tự động nhận ra khi nào đạt được độ cao thích hợp để bắt đầu chụp ảnh. Nhưng câu hỏi được đặt ra là sau khi ném lên, nếu chúng ta chụp hụt thì khoảng bao nhiêu lần quả bóng này hỏng?[/justify]