Tin tức - pháp luật 2013-05-15 12:26:18

'Linh hồn' trong chiến dịch đổ bộ của Hải quân Mỹ


 
Ra đời với mục đích vận chuyển binh sĩ, trang thiết bị trong trường hợp khẩn cấp, tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) của Mỹ đủ sức đưa xe tăng, xe bọc thép cùng hàng chục binh sĩ vào bờ với tốc độ 75 km/h.

Được phát triển trong những năm 1970 của thế kỷ trước, LCAC được coi là con át chủ bài trong những chiến dịch đổ bộ của Hải quân Mỹ. Không chỉ vận chuyển được binh sĩ, hàng hóa, LCAC còn sở hữu khả năng vận tải những phương tiện chiến tranh nặng hàng chục tấn, trong đó có xe tăng M1 Abrams cùng các xe bọc thép cỡ lớn của quân đội Mỹ.

LCAC có khả năng vận tải cực lớn.


Dù được nghiên cứu phát triển từ khá sớm nhưng mãi tới năm 1984, những mẫu tàu đổ bộ đệm không khí đầu tiên mới được giao cho Hải quân Mỹ. Đến năm 1987, loại khí tài này được phổ dụng cho hải quân. Tính tới thời điểm hiện tại, có tới 91 LCAC được sản xuất. Mẫu tàu đệm không khí mới nhất là LCAC-91 được giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2001 và vẫn đang đóng góp rất hiệu quả cho các chiến dịch đổ bộ của Mỹ.

Với tải trọng tối đa cùng vận tốc 75 km/h, phạm vi hoạt động của các tàu đổ bộ đệm không khí này có thể lên tới 370 km. Với tốc độ thấp hơn 10 km/h, phạm vi hoạt động của LCAC sẽ được nâng lên tới 550 km. Tốc độ tối đa của loại tàu đổ bộ này có thể lên tới 70 hải lý/h (tương đương 110 km/h).



Xe tăng, xe bọc thép đều dễ dàng được LCAC vận chuyển vào bờ với vận tốc 75 km/h.


LCAC dài 26,4 m, nơi rộng nhất đạt 14,3 m, độ choán nước tối đa của LCAC có thể lên tới 170–182 tấn. Tuy khá cồng kềnh nhưng thủy thủ đoàn của LCAC chỉ bao gồm 5 người, chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của tàu đổ bộ. Khi hoạt động, các máy bơm không khí có thể tạo ra lực nâng con tàu và toàn bộ hàng hóa lên hàng chục cm so với mặt đất.

Ngoài khả năng hoạt động trên biển, các túi khí cùng động cơ đẩy cực mạnh còn cho phép LCAC tiến sâu vào những khu vực bằng phẳng, tạo thêm lợi thế cho lính thủy đánh bộ Mỹ. Hệ thống bánh lái linh hoạt còn cho phép LCAC tự quay đầu lại phía biển sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ bộ hoặc thu quân dù đang mang trên mình tải trọng tối đa.



Thiết kế ưu việt giúp LCAC có khả năng di chuyển hoàn hảo cả trên mặt đất và dưới nước.


Ngoài thiết kế mang tính đột phá, các động cơ của LCAC mới thực sự khiến loại tàu đổ bộ này trở nên hoàn hảo. Sở hữu 4 động cơ đẩy Lycoming/AlliedSignal TF-40B cho phép con tàu vận hành với công suất 16.000 mã lực. Khi hoạt động, LCAC mang theo 5.000 galon nhiên liệu (tương đương 19.000l). Khi hoạt động hết công suất, các động cơ cánh quạt đẩy của LCAC ngốn hết 3.800l nhiên liệu mỗi giờ.

Do là tàu đổ bộ nên khả năng vũ trang của LCAC không được đánh giá cao. Sở hữu 2 súng máy cỡ nòng 12,7 mm. Nó còn được trang bị thêm súng máy M2HB 50 Cal, súng phóng lựu Mk 19 Mod 3 cỡ nòng 40 mm hoặc súng máy M60. Hiện tại, các thử nghiệm đang được tiến hành nhằm trang bị cho LCAC súng máy GAU-13 Gatling cỡ nòng 30 mm.

LCAC luôn mang lại cho hải quân Mỹ những lợi thế tác chiến to lớn


Các chuyên gia phân tích quân sự đánh giá, sự hiện diện của LCAC sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn cho Hải quân Mỹ. Với khả năng chuyên chở hoàn hảo, đội tàu đổ bộ LCAC có thể giúp Hải quân Mỹ triển khai vào bờ số binh sĩ, xe tăng hay xe bọc thép đủ để thay đổi toàn bộ cục diện trận chiến. Vận tốc vượt trội cùng sự linh hoạt của LCAC còn giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người và khí tài quân sự cho Hải quân Mỹ.

Hiện tại, LCAC đang là loại tàu đổ bộ có những đóng góp tích cực nhất trong cuộc tập trận mang tên “Đại bàng non” mà Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành.
Theo SHO
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)