[justify]“Việc phân biệt thóc cổ với thóc hiện đại không có gì quá khó. Bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được. Vào thời điểm này, chúng ta không nên dốc quá nhiều tiền để làm hết xét nghiệm này đến xét nghiệm khác. Hãy chờ lúa trổ bông để xem đó có phải lúa cổ hay không rồi hãy tính tiếp”, GS. VS Trần Đình Long, chủ tịch Hội Giống Cây trồng Việt Nam khẳng định.[/justify]
[justify]Bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được thóc cổ
Hiện tượng hạt thóc tìm thấy ở Thành Dền nảy mầm lên cây cho đến hôm nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới khoa học, theo GS, việc xác định những hạt thóc này có phải là lúa cổ có khó không?
Tôi không làm trực tiếp mà chỉ nghe thông tin qua các nhà khoa học. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, về mặt khảo cổ thì trước hết phải xác định vị trí, tầng khai quật nơi hạt thóc được tìm thấy. Ngoài ra, cần phải so sánh hạt thóc này với những vật cùng được tìm thấy ở đó, ví dụ so sánh hạt thóc với những vỏ trấu, hạt gạo cháy…[/justify]
[justify][justify]Thứ hai, muốn nghiên cứu một cách thấu đáo thì phải có các mẫu hạt thóc nguyên bản. Việc các hạt có niên đại vài trăm năm đến hàng nghìn năm có khả năng nảy mầm thì thế giới cũng đã từng có rồi ví dụ như hạt sen hay một số hạt cây họ đậu. Tuy nhiên, việc hạt lúa có niên đại vài nghìn năm nảy mầm thì chưa. Muốn giải mã một cách chính xác thì phải phân tích từ mẫu nguyên bản, khi hạt thóc chưa nảy mầm. Phải nhớ rằng, hạt thóc chưa nảy mầm và hạt thóc đã nảy mầm rồi không còn giống nhau nữa.[/justify][/justify]
[justify]
GS. VS Trần Đình Long, chủ tịch Hội Giống Cây trồng Việt Nam.Ảnh: Bee |
[justify][justify]Nghĩa là vỏ trấu đã nảy mầm rồi sẽ khác so với vỏ trấu của hạt chưa nảy mầm?
Đúng thế. Khi nảy mầm rồi thì rất khó tìm thấy ở trạng thái ban đầu của nó.
Vậy nếu để biết được đây có phải là lúa cổ không thì phải làm thế nào vì chúng ta chưa lấy được mẫu thì cây đã nảy mầm rồi?
Cũng không nên quá lo lắng. Chúng ta cứ chờ cây lớn lên, thụ phấn, ra hạt. Khi nào có hạt là chúng ta có thể phân biệt được đấy có phải là lúa cổ hay không.
Nghĩa là chỉ bằng mắt thường là có thể phân biệt được lúa cổ với lúa thường?
Đúng thế. Chúng ta có thể dựa vào các hình thái của cây để phân biệt. Có tới có tới 62 tính trạng về mặt hình thái (trong đó có 32 tính trạng quan trọng) có thể phân biệt được. Ví dụ, nếu cây lùn thì đấy không phải là lúa cổ (lúa cổ phải là lúa có thân cao), hạt thóc cổ thông thường cũng tròn hơn…
GS vừa nói chúng ta cứ chờ xe cây ra hạt thì biết, nhưng nhỡ cây không sống được thì sao, mùa này nhiều nắng nóng, nhiệt độ cao, liệu cây có sống được?
Tôi nghĩ là chúng ta đang thổi phồng sự việc lên. Việt Nam là một đất nước của lúa, chẳng phải lúa vẫn đầy ngoài đồng ruộng. Xuân hè đều có lúa. Những hạt thóc được tìm thấy ở Thành Dền đã mọc lên cây rồi thì không có gì phải lo ngại cả. Với nhiệt độ này thì nó phát triển bình thường. Các bạn nên nhớ, để một hạt thóc có thể nảy mầm thì phải phụ thuộc vào một số yếu tố là gene nảy mầm và môi trường (nhiệt độ, độ ẩm của không khí, tỉ lệ nước trong hạt).
Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì cây sẽ không nảy mầm. Nhưng thực tế, các hạt thóc ở Thành Dền đã nảy mầm. Vậy thì không có gì phải lo cả. Chúng ta hãy chờ cây ra hạt rồi so sánh các tính trạng về mặt hình thái như :màu sắc của hạt, hình dạng của hạt, thân cây…là có thể biết được đó có phải là lúa cổ không.
Chờ ra hạt rồi hãy tính tiếp
Hiện nhóm nhà khai quật ở Thành Dền đang có ý định mang các hạt trấu đi phân tích để xác định niên đại thật của những hạt thóc này? Theo GS là có cần thiết không?
Nếu họ có kinh phí thì cứ làm thôi. Nhưng cho đến thời điểm này, chưa có cái gì khẳng định đấy là lúa cổ. Nếu giờ chúng ta gửi vỏ trấu đi phân tích, mà cây ra hạt lại không phải là lúa cổ thì có phải là mất công không. Hãy đợi đến khi chúng ta khẳng định được đây là lúa cổ đã.
Cây lúa không phải là cây có vòng đời vài chục năm hay vài trăm năm mà chúng ta phải vội vàng đi làm xét nghiệm này, xét nghiệm khác. Vòng đời của cây lúa chỉ vài tháng. Nó có 2 khả năng, nếu cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn thì đến tháng 10 mới ra hạt, còn nếu là cây vụ chiêm thì nó vẫn trổ như thường. Chúng ta hãy chờ cây lúa mọc lên, thụ phấn rồi cho hạt để biết chắc có phải là lúa cổ không rồi hãy tính tiếp.
Nhưng việc nhìn hình thái thì chỉ phát hiện được nó là hạt lúa cổ hay lúa thường chứ không thể nào biết được nó có niên đại bao nhiêu?
Đúng thế. Chúng ta hãy đợi đến khi cây trổ bông để biết được hạt thóc đó có phải là thóc cổ không rồi lúc đó hãy mang hạt đi phân tích.
Nhưng nhỡ cây không ra hạt được?
Đến lúc đó thì lại có cách khác, người ta có thể dùng các biện pháp khác, phân tích thân cây, rễ, làm ở góc độ tế bào, nhiễm sắc thể…. Phân tích tế bào không được thì người ta lại làm sâu nữa là lá cắt. Cứ làm dần dần thôi. Kể cả nó không ra hoa kết quả thì vẫn có thể phân tích tiếp được.
Lúa cổ chưa chắc đã phải là lúa quý
Thưa GS, nếu vài tháng nữa, khoa học chứng minh được hạt thóc ở Thành Dền là hạt thóc cổ, thì điều này có ý nghĩa như thế nào?
Nếu xác định được thì sẽ rà lại được nguồn gốc lúa của thế giới, trong đó cái có Việt Nam. Nó sẽ cho ta hiểu thêm về nguồn gốc của cây lúa ở Việt Nam…
Vậy theo ông lúa cổ có những tính trạng nào đặc biệt?
Chưa có nghiên cứu nào về giống lúa cổ thì không biết được, chỉ biết là trong nhóm giống lúa địa phương thì có các gen quý như chống bệnh, có mùi thơm…Cứ chờ đến lúc ra hạt, phân tích xem nó có gene gì đặc biệt không đã?
Vậy nếu đúng là lúa cổ nhưng nó không có gen lạ nào thì nó sẽ vô nghĩa về mặt giống cây trồng?
Đúng vậy!
Vậy nếu phát hiện ra gene mới thì sao?
Điều đó là tốt, nhưng cũng chỉ bình thường thôi. Nó sẽ bổ sung vào ngân hàng gen giống lúa thôi. Mình đừng có dốc hết tiền nong các thứ để đi làm xét nghiệm cho nó phí ra, chỉ cần vài tháng nữa là biết ngay.
Nghĩa là không cần phải quá chú tâm vào việc này?
Đúng vậy, nhiều khi bón nhiều phân quá cũng làm cho cây nó bị chết. Không có gì ghê gớm cả. Nếu đã nảy mầm, thành cây, có lá, thì cứ để cho nó sống một cuộc sống bình thường chứ đừng chăm quá kỹ. Hơi nóng là đưa vào trong nhà cũng không nên, vì cây lúa có khả năng chống chịu với thời tiết rất tốt.
Xin chân thành cảm ơn GS.[/justify][/justify]
[justify]
[justify]Đánh giá kinh phí để phân tích được đầy đủ các thông số về hạt thóc này PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, GĐ Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho rằng: Để đánh giá sơ sơ cũng mất ít nhất khoảng 200 triệu đồng. Nếu làm đầy đủ thì mất khoảng 2,7 tỷ đồng. Đó là giá trong nước nhé. Nếu mang ra nước ngoài thì chi phí sẽ gấp khoảng 10 lần như thế.[/justify] |