[/justify]
[justify][/justify]
[justify][size=2]Mọi phân tích đều dựa trên các cơ sở vật lý của sự cháy xe máy khi sử dụng, và ít ai nghĩ rằng, cháy xe còn có thể xuất phát từ việc sử dụng xăng “rởm”.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy xe[/size] [size=2]
Về nguyên nhân gây ra các vụ cháy nổ xe thời gian gần đây, ông Nguyễn Hữu Hường, Trưởng khoa Giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM khẳng định với [/size][size=2]báo chí: “Việc cháy nổ xe chỉ có thể xảy ra khi hai hệ thống điện và xăng gặp trục trặc”.
Ở hệ thống điện, khi dây dẫn điện không chịu đủ cường độ cho phép (có thể trong quá trình lắp ráp, sản xuất hàng loạt đã thay dây dẫn điện có cường độ nhỏ hơn) thì khi người điều khiển tăng ga, dẫn đến dây dẫn bị quá tải, bốc cháy.[/size] [size=2]
Ở hệ thống xăng, nếu không chặt dẫn đến rò rỉ thì khi tác động đến hệ thống mồi lửa dễ dẫn đến hiện tượng cháy. Bên trong các loại xe thường có các phụ tùng dễ bắt lửa như các tấm lót, yên xe… nên ngậm lửa rồi bùng cháy rất nhanh. Và các điểm phát cháy thường nằm trên đường dây dẫn điện ở ngay bugi dẫn vào động cơ.[/size] [size=2]
Ở góc độ chuyên môn của mình, anh Đỗ Văn Bình, chủ cửa hàng sửa chữa xe máy ở Thanh Trì cho rằng: “Cháy xe máy rất có thể xảy ra do lỗi từ thợ sửa xe làm ẩu. Hiện tượng cháy xe có thể phát sinh từ nguyên nhân tia lửa điện phát ra từ các mối đấu nối hoặc dây điện bị hở (do chuột cắn, lâu ngày bị mục vỏ dây điện), không loại trừ khả năng, thợ sửa xe chủ quan khi sửa chữa hệ thống điện không bọc lại các mấu nối bằng băng keo nên dễ chạm mạch và phát tia lửa điện, nếu gặp xăng sẽ bốc cháy”.[/size] [size=2]
Điều này cũng được ông Đỗ Hữu Đức, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) khẳng định với VietNamNet: “Ở nước ta, việc ai cũng có thể mở cửa hàng bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dễ dẫn đến tai nạn, cháy nổ xe… khi tham gia giao thông”.[/size] [size=2]
“Việc xe bị cháy cũng có thể xuất phát từ việc người dùng chế, lắp thêm các bộ phận trên xe” – Anh Minh, chủ cửa hàng sửa chữa xe máy Trần Minh (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ. Theo anh Minh, việc chủ xe tự ý lắp đặt thêm các thiết bị điện khác không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra chập cháy.[/size] [size=2]
Ngoài ra, việc người tiêu dùng vận hành xe quá công suất cũng như việc bảo quản xe kém cũng dễ dẫn đến các thiết bị trên xe mau chóng xuống cấp.[/size] [size=2]
Cụ thể, khi bộ chế hòa khí sau thời gian sử dụng có thể bị thấm ướt xăng, xe lại vận hành trong thời gian dài khiến nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng gặp hơi xăng cũng sẽ dẫn đến cháy. Do đó, việc thường xuyên bảo dưỡng xe là không bao giờ thừa.[/size] [size=2]
Xăng “rởm” cũng có thể là “mồi cháy”[/size] [size=2]
PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai (Viện Cơ khí động lực, Bộ môn ôtô và xe chuyên dụng, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Ngoài các nguyên nhân cháy xe xuất phát từ các hiện tượng vật lý nói trên thì chất lượng xăng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ xe”.[/size] [size=2]
Theo PGS Trai, xăng dầu không đúng chất lượng rất có thể đã bị người bán dùng các loại dung môi công nghiệp giá rẻ để trộn vào.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Hiện trường vụ cháy xe trên đường Nguyễn Trãi[/size]
[size=2]Cũng không phải khó khăn gì mà kể ra đó là các loại dầu rửa trong công nghiệp, đó là dung môi hòa tan trong công nghiệp pha chế chất tẩy rửa đặc chủng, đó là các loại cồn công nghiệp được pha chế dễ bay hơi…, trong đó đặc biệt là các loại chế phẩm có thể làm tan chảy các loại vật liệu bằng cao su, có khả năng thẩm thấu qua các vật liệu cao su dân dụng.
Hiển nhiên là các loại xăng được pha chế lẫn với chế phẩm công nghiệp này, dễ dàng gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với các loại xe chạy bằng cách đánh lửa cao áp. Nếu đổ xăng xong mà gây cháy ngay lập tức thì cũng dễ dàng biết thủ phạm, song các dung môi lẫn trong xăng có thể tác động dần dần và tới lúc nào đó mới gây dò rỉ ra ngoài ở dạng lỏng hay ở dạng bay hơi.[/size] [size=2]
Khi xăng bị rò gặp tia lửa điện do chập điện, xe đổ mài xuống đường dẫn đến cháy xe. Các loại dung môi có giá rẻ hơn so với giá xăng, và khi trộn vào xăng thì người bán có lợi hơn mà không hề nghĩ tới hậu quả lớn sau này.[/size] [size=2]
Phòng cháy là cần thiết[/size] [size=2]
Anh Nguyễn Tiến Đạt – Kĩ sư bảo dưỡng của một cửa hàng xe máy chính hãng trên đường Giải Phóng cho rằng: “Trước thông tin cháy xe liên tiếp, tôi thấy nhiều người tỏ ra lo lắng, mang xe đến cửa hàng hỏi, nhưng lại có những người quá chủ quan, cứ nghĩ chuyện đó không xảy đến với mình”.[/size] [size=2]
Hiện chưa thể khẳng định xe cháy hàng loạt thời gian gần đây là do lỗi kỹ thuật - trong quá trình sản xuất hoặc thiết kế - hay do thói quen sử dụng bất cẩn của chủ sở hữu. Do vậy, trong khi chờ các cơ quan chức năng và nhà sản xuất tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cháy nổ, thì phòng ngừa vẫn là lựa chọn tối ưu nhất để bảo vệ bản thân cũng như tài sản.[/size] [size=2]
Theo các chuyên gia, tốt nhất là người chủ xe nên thường xuyên chú ý kiểm tra tình trạng an toàn xe, để phát hiện các nguy cơ rò rỉ xăng, bộ chế hòa khí ẩm ướt, có mùi xăng bốc ra.[/size] [size=2]
Khi phát hiện các nghi vấn trên cần mang ngay đến các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa có uy tín để được kiểm tra, khắc phục kịp thời. Ngoài ra, ngay cả khi không có những biểu hiện bất thường thì chủ xe cũng nên mang xe đi bảo dưỡng định kỳ.[/size] [size=2]
Việc này không những giúp tăng tuổi thọ, độ bền cho động cơ xe mà còn giúp bạn luôn trong tình trạng vận hành xe an toàn, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.[/size] [size=2]
Chủ xe cũng nên đổ xăng ở những cây xăng lớn, có uy tín, với nguồn xăng đảm bảo chất lượng. Xe cháy do xăng có chất lượng kém cũng chỉ là một trong những nguyên nhân mang tính phỏng đoán, nhưng không phải là không loại trừ khả năng xảy ra.[/size]
[/justify]
Theo Eva