Khoa học - Lịch sử 2012-11-09 01:47:23

Lịch sử vùng đất Phú Quốc


Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam trong quần thể 22 đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Thái Lan, tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Tên gọi Phú Quốc là do người Hoa đến đây lập nghiệp đặt nên, có nghĩa là "vùng đất giàu có".



Rừng nguyên sinh Phú Quốc.



[size=small]Về lịch sử hình thành của vùng đất này thì có thể chia làm các giai đoạn sau:

Năm 1671, Mạc Cửu - một người quê ở Lôi Châu (Quảng Đông - Trung Quốc), sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả để tìm vùng đất mới đã đặt chân đến một vùng đất hoang nằm trong vịnh Thái Lan. Lúc bấy giờ, vùng đất này đặt dưới sự cai quản của nước Chân Lạp. Mạc Cửu cùng gia đình và binh sĩ đã ở lại đây, lập thôn ấp từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá cho đến Cà Mau. Hà Tiên trở thành một thương cảng quan trọng bậc nhất trong vùng.

Mạc Cửu còn lập ra bảy sòng bạc lớn dọc theo bờ biển là Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Tiếng lành đồn xa, những người dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan di cư đến đây lập nghiệp. Không bao lâu sau thị vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới là Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).

Đến năm 1714, sau khi thần phục chúa Nguyễn - lúc bấy giờ là chúa Nguyễn Phúc Chu thì Mạc Cửu đã dâng toàn bộ đất đai của mình và được phong là đô đốc cai trị vùng đất Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ đó, Long Hồ dinh trở thành một vùng đất trù phú nhất trong vịnh Thái Lan.

Năm 1735, Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tứ kế nghiệp cha. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên và Mạc Thiên Tứ còn lập thêm bốn huyện Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).

Năm 1756, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên bị người Côn Man đánh bại, phải chạy sang Hà Tiên nương nhờ họ Mạc. Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về nước. Chúa Nguyễn đồng ý và cho người hộ tống Nặc Nguyên về nước. Hai vùng đất đó trở thành hai phủ Gò Công và Tân An.

Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận có ý muốn cướp ngôi nhưng lại bị con rể mưu hại giết chết. Nặc Tôn - con trai của Nặc Nguyên chạy sang cầu cứu, Mạc Thiên Tứ đứng ra sắp xếp, xin chúa Nguyễn cho Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Để tạ ơn chúa Nguyễn Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long (vùng đất giữa Sông Tiền và Sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Riêng họ Mạc, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản. Mạc Thiên Tứ chia đất đó thành hai đạo: xứ Rạch Giá là Kiên Giang đạo, xứ Cà Mau là Long Xuyên đạo.

Có thể nói, hai cha con họ Mạc là người trực tiếp mở mang và tổ chức khai thác đất Hà Tiên, một vùng đất rộng bao gồm phần lớn các tỉnh Tây Nam bộ Việt Nam ngày nay.[/size]



Nguồn: Wikipedia
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)