[justify] Một nhà đầu tư Internet lắc đầu: “Không thể hiểu nổi thói quen lên mạng của người Việt. Chúng tôi đổ rất nhiều tiền làm nghiên cứu nhưng vẫn… không hiểu nổi”. [/justify]
Điều này lý giải vì sao rất nhiều mạng nước ngoài thúc thủ chịu… lỗ dài dài khi đầu tư trong ngành công nghiệp trực tuyến ở Việt Nam. Bốn điểm lạ về cách online của người Việt mà Nhịp sống số ghi nhận dưới đây như một gợi ý cho những công thức tiếp cận mạng tại VN.
Ngai vàng Yahoo! Messenger
Online nhiều hơn xem tivi
[justify]Một điều có thể làm nhiều người bất ngờ, nhưng những dữ liệu thu thập được cho thấy ngày càng có nhiều người gắn chặt mắt vào màn hình máy tính hơn là màn hình tivi. Lý do đơn giản nhất là toàn bộ chương trình họ yêu thích đều có thể tìm xem lại trên Internet tại rất nhiều nơi. Xem xong còn có thể có ý kiến đánh giá, thảo luận và chia sẻ hoặc chuyển tiếp cho bạn bè cùng xem. Sức hút tự thân của đủ mọi dịch vụ mới lạ mang nhiều tính tương tác trên mạng làm mọi người khoái Internet hơn truyền hình đang là một thách thức với những nhà truyền thông tiếp thị cũng như người làm truyền hình.[/justify]
Một khảo sát được thực hiện theo đơn đặt hàng của đơn vị điều hành mạng xã hội nổi tiếng thế giới đang lăm le xâm nhập thị trường VN thống kê 90% người Việt mở máy tính đồng thời với việc đăng nhập vào ứng dụng trò chuyện trực tuyến Yahoo! Messenger.
Thư từ, blog, nhiều giao dịch trực tuyến và tùm lum thứ khác đều được thực hiện thông qua kênh truyền thông này. Thậm chí, gần đây rất nhiều người tiếp tục giữ liên lạc với thế giới thông qua hệ thống Yahoo! Messenger mobile, có khả năng chuyển vài câu thoại ngắn từ ứng dụng này đến điện thoại di động. Trò chuyện với bạn bè trên toàn thế giới, nói chuyện với đồng nghiệp, trao đổi thông tin, file văn bản, chia sẻ hình ảnh và… tỏ tình đều có thể thực hiện qua Yahoo! Messenger.
Và lợi thế độc tôn này vẫn được tại vị trên ngai vàng, bất chấp người ta vẫn sử dụng Skype để chuyển những file nặng hơn, nói chuyện điện thoại nhiều hơn. Rất nhiều ứng dụng khác nhảy vào cạnh tranh nhưng không thể chiếm được thị phần độc tôn này, vì một lý do đơn giản: cả xã hội dùng Yahoo! Messenger, mình không thể làm khác hơn.
Nhiều công ty nghiêm cấm và sử dụng hàng rào kỹ thuật để nhân viên không được chat đã dẫn đến đủ mọi hỉ nộ ái ố. Đặc biệt là nhiều trường hợp đã dứt áo ra đi chỉ vì không thể sống mà thiếu yahoo chat, như tâm sự của Nguyễn Bảo Anh Huy, trước đây làm việc ở một ngân hàng nước ngoài, giờ xoay qua một công ty tài chính: “Không mở Yahoo!, tôi như bị chặt mất một cánh tay và bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Làm việc mà cứ trông cho tới giờ nghỉ trưa để ôm máy chạy xuống dưới sảnh coi thử có ai gửi tin nhắn không, có chuyện gì đang xảy ra mà mình chưa kịp cập nhật không. Nói chung, với tôi, Yahoo! chat là một phần tất yếu của cuộc sống”.
Không có yahoo!Messenger tôi như bị chặt mất một cánh tay - Ảnh: Gia Tiến
[justify]Chấp nhận trả tiền một cách bất ngờ[/justify]
Nếu ai đó nói rằng người Việt chỉ thích những sản phẩm… chùa thì điều đó không đúng vào thời điểm hiện nay. Bằng chứng giản đơn nhất là nhiều người sẵn lòng bỏ hơn triệu đồng để mua đôi giày ảo cho nhân vật trong game online mang, trong khi bản thân chỉ dám chạm vào đôi giày thật đi lượn phố với người yêu giá 300.000đ. Cách thức kiếm tiền bằng cách “lụm bạc cắc” chính xác là đang thu được kha khá tiền trên mạng.
Mở một cửa hàng ảo trên vatgia? Nhắn tin tốn 15.000 đồng. Tải một game từ trochoiviet? Nhắn cái tin tốn vài ngàn. Tặng bạn một ly bia trên noi.vn? Cũng lại phải nhắn tin nữa. Một đại gia trong làng giải trí trực tuyến thống kê nếu một website có khoảng 50.000 người dùng, mỗi ngày chỉ cần thu được 3.000 đồng trong 20% số người tham gia này, thì mỗi tháng số kinh phí thu lại cũng đủ trang trải những chi phí cần thiết.
Những người thiện tâm
Điều đáng quan tâm nhất là việc online ngày nay không còn bị nhìn như một trò chơi nguy hiểm hay sa đọa trong mắt rất nhiều người… già, vốn dĩ không thích việc con cháu suốt ngày dán mắt vào máy tính. Bởi những tác dụng thực của việc kết nối, tham gia và chia sẻ đang ngày càng được nhiều người hưởng ứng. Hiệu ứng xã hội từ Internet đang ngày càng lan rộng với đủ mọi hình thức từ thiện, quyên góp và hỗ trợ khác nhau thông qua blog, Yahoo! Messenger và nhiều trang thông tin chuyên về hoạt động xã hội.
Vũ Thuyên, chủ nhân blog Dalatskill, khẳng định: “Thật tình là nếu không có mạng, mình không biết bản thân có thể góp một bàn tay giúp những người khác một cách hiệu quả như vậy. Chỉ là những cái nón len, áo ấm tự tay làm trong giờ rảnh rỗi, vậy mà nhiều em nhỏ có một mùa đông ấm”.