Chuyện lạ 2010-05-19 05:53:09

Lầu đất cổ ở Phúc Kiến


Huyện Nam Tịnh, thuộc tỉnh Phúc Kiến, nổi tiếng với 1.500 tòa lầu đất cổ vừa được UNESCO công nhận là di sản thế giới


Lầu đất là một loại hình kiến trúc đặc biệt của Trung Quốc, tập trung ở ba tỉnh: Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, trong đó nhiều nhất là ở Phúc Kiến. Nam Tịnh là một huyện nhỏ của Phúc Kiến nhưng có số lượng lầu đất lên tới 1.500 toà.
Chất liệu làm nên lầu đất cũng vô cùng đặc biệt. Đất được trộn với cát lấy từ dưới sông, thậm chí còn có cả trứng gà, gạo nếp và nhiều thứ khác. Tất cả được nung theo một bí quyết riêng tạo nên một thứ chất liệu rất vững chắc. Nhiều toà lầu đất đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Lầu đất mang tên Điền La Khang này được xây dựng vào năm 1796. Đây là kết cấu lầu đất đẹp nhất của tỉnh Phúc Kiến, gồm 3 tòa hình tròn, 1 toà hình bầu dục và một toà hình vuông nằm giữa.
Lầu đất hình tròn là phổ biến nhất vì sức kháng động đất lớn, không gian rộng, lại thông gió. Trong cuộc họp công bố các công trình mới vào danh sách di sản thế giới đầu tháng 7 vừa qua, tổ chức UNESCO đã chọn các tòa lầu đất ở Phúc Kiến cùng một số công trình khác ở châu Á.
Lầu đất xây giữa triền núi tạo thành phong cảnh hết sức hữu tình.
Lầu Dụ Xương là lầu đất cổ nhất Phúc Kiến, xây dựng vào năm 1308, do 5 dòng họ: Lưu, La, Trương, Đường và Phạm chung sức kiến tạo. Đây cũng là lầu có kiến trúc đặc biệt nhất: nghiêng mà không đổ.
Cuộc sống của người dân ở Nam Tịnh giản dị và bình yên.
Những bậc thang dẫn lên lầu đất với cỏ cây chen đá.
Người dân trong huyện Nam Tịnh làm các cột đá để ghi danh những người làm quan và những người thọ trên 100 tuổi.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)