Teen 24h 2009-04-01 08:13:00

Kỳ tích của cậu bé viết bằng chân ở An Giang


Hình ảnh của cậu bé có “đôi chân vàng” Nguyễn Ngọc Ký năm xưa được tái hiện đầy đủ ở cậu bé này, cậu bé cũng chỉ có đôi chân làm điểm tựa vào đời…
Trí “lấy” cây viết bi từ trên túi áo ngực, trải cuốn tập trắng tinh xuống sàn, viết rất rõ ràng: Nguyễn Minh Trí, Trường THCS Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sẽ là bình thường, nếu những nét chữ đẹp và cứng cáp ấy được viết bởi đôi tay nhưng Trí lại viết bằng những ngón chân kỳ diệu.


Hình ảnh của cậu bé có “đôi chân vàng” Nguyễn Ngọc Ký năm xưa được tái hiện đầy đủ ở cậu bé này, cậu bé cũng chỉ có đôi chân làm điểm tựa vào đời…

Cậu bé đến từ… hành tinh khác

Từ huyện lị Châu Phú đi vào Thạnh Mỹ Tây, đến được nhà của cậu bé Nguyễn Minh Trí, chúng tôi phải qua đến 3 lần xe ôm, bởi có đếnhai bác tài xe ôm ở huyện lị không biết đường vào kênh 9, một xóm nhỏ vùng sâu, xa của huyện Châu Phú.

Đường vào Thạnh Mỹ Tây khúc khuỷu, quanh co, qua 9 con kênh lớn nhỏ. Nhưng chỉ cần về đến Thạnh Mỹ Tây rồi, hỏi chuyện về cậu bé Nguyễn Minh Trí, thì ai cũng biết. Người ta tranh nhau để kể về cậu bé không tay học giỏi ấy, Trí đã trở thành một biểu tượng về tinh thần hiếu học của người dân nơi đây…






Nhà Trí nằm giữa cánh đồng, một căn nhà kiểu nhà sàn chống lũ, phía trước mặt là ngã tư sông. Ông Nguyễn Văn An, cha của Trí tiếp chúng tôi trong bộ đồ bà ba, một ông già Nam Bộ, tóc búi tó, râu dài, nụ cười bạc nắng. Khác với tưởng tượng của tôi, Trí cao nhòng, ốm nhách, rất trầm tính và ít nói. Cái dáng vẻ ấy cộng với đôi cánh tay không tồn tại, trông Trí đi qua, đi lại cứ liêu xiêu như cây tre trước gió…

Ông An kể về Trí bắt đầu từ cái đêm định mệnh, một đêm tháng 11/1992, đêm cậu bé tật nguyền Nguyễn Minh Trí ra đời. Trí là con thứ 5 của gia đình, 4 người con trước của ông An sinh ra đều bình thường, chuyện mang bầu Trí cũng không hề xảy ra biến cố, mẹ Trí không hề có biểu hiện gì khác thường trước khi Trí được sinh ra…

Đêm ấy trời tối đen như mực, ông An ngồi thấp thỏm ngoài phòng chờ, ông tính đây sẽ là đứa con cuối, ông cũng gần tuổi tứ tuần, đẻ nữa rồi lấy gì nuôi. Tiếng đứa trẻ khóc thét trong phòng sanh, ông lấy làm mừng thầm khi nghe tiếng khóc khỏe mạnh của con mình.

Nhưng liền ngay sau đó, tiếng thét thất thanh của bà mụ. Linh cảm chuyện chẳng lành, ông lao vào phòng sanh. Ông khựng lại, ngỡ ngàng, bối rối, đứa bé con ông đây sao? Một hình hài lạ lùng. Ông ráng vịn vào giường, trán vã mồ hôi. Vợ ông sau khi sanh đứa trẻ, đã lịm đi…

Ông An ngồi bệt xuống đất một hồi lâu mới đứng dậy nổi. Rồi ông nhìn lại đứa trẻ thêm một lần nữa, đứa trẻ trông rất khỏe mạnh, đôi lúc lại khóc ré lên từng chập. Ông bế nó lên, nâng niu nhẹ nhàng. Rồi ông chép miệng: “Con không có đôi tay thì cha nuôi mãi đến lúc nào cha không còn sống trên đời này vậy”…

Cậu bé trở về nhà với nhiều lời đồn, ông An cũng mặc, ông vẫn nuôi Trí như từng nuôi những đứa con khác của ông, thậm chí, ông còn quan tâm nhiều hơn đối với nó. Trí kháu khỉnh kỳ lạ, chưa đến 12 tháng tuổi, Trí đã nói rành rọt tên ông bà, cha mẹ. Nhưng gầnhai tuổi, Trí vẫn chưa thể đứng khi không có người vịn, ông lo không biết Trí có thể đứng trên đôi chân của mình hay không.

Những lúc nông nhàn, ông An dồn hết tâm sức, kiên trì dìu dắt con những bước đi đầu tiên. Mà cũng lạ, nhiều lần ông cứ buông tay là Trí lại té dúi dụi, nhưng Trí lại cố gắng lẫy mình dậy, ông đỡ Trí lên, em lại cố vùng vẫy thoát khỏi tay ông, cứ như thế, phải mất đến gần năm trời, Trí mới tự đứng lên được.

Không như khuyết tật của nhiều người, đôi tay của Trí không hề có dấu hiệu của sự tồn tại, hai góc vai phẳng lì. Bờ vai của Trí cũng dúm lại. Với dáng vẻ kỳ quái, không ít người đùa bảo Trí đến từ hành tinh khác…

Tôi hỏi ông An nguyên nhân Trí bị như thế, ông cười buồn, ông nhớ, trước những năm 1990, gần nhà ông có khai quật lên một hầm quân sự của Mỹ còn sót lại từ thời chiến tranh, ông hay ra đấy tìm phế liệu, không ít lần ông tiếp xúc với loại hóa chất mà nào biết đấy chính là chất độc da cam…

Ông kể, trông Trí, khổ nhất vào mùa nước nổi, nước lên ngập cả căn nhà, mênh mông là nước, lúc nào cũng phải có người để mắt đến Trí, chỉ sợ Trí bước ra khỏi nhà. Rồi ông “âm mưu” cho Trí tập “lội” (bơi), ngày ngày, ông đưa Trí ra sông, đặt thân thể bé tẹo của Trí trên tay mình, mặc cho cu cậu quẫy đạp trên đôi tay, rồi ông bất chợt thả Trí ra, Trí chìm nghỉm, ông lại vớt Trí lên, cứ như thế, Trí dần quen với nước, rồi cũng lội được 1 m, 2 m, sau đó cậu bé tự mình lao xuống sông như con rái cá mà không cần ông nữa. Năm ấy, Trí vừa lên 5 tuổi…

Nhọc nhằn đường đến trường

Nói qua về chuyện học ở con kênh mang số 9 này, ông An bảo, người dân xung quanh đây, chỉ có người dân kênh 9 là hiếu học, thời chưa có trường công, cả xóm kênh 9 gom góp gạo, thuê thầy tư về dạy cho con em mình biết cái chữ. Cuối mỗi vụ, cả xóm lại trả học phí cho thầy bằng… lúa…

Bây giờ, cả gia đình Trí ở đậu ngay trên mảnh đất khi xưa của cha ông. Ông An kể, sau giải phóng, gia đình ông cũng được hơn công đất, nhưng năm sinh Trí ra, làm ăn thua lỗ, ông phải bán hết đất đi để trả nợ người ta. Ông bảo, nhưng chủ đất tốt bụng, vẫn cho gia đình gần chục người ở đậu trên mảnh đất này, nếu không, cha con ông không biết sẽ phải đi đâu.

Bốn người anh chị của Trí đã nghỉ học khi chưa xong cấp I, phải phụ cha mẹ làm thuê, mướn kiếm sống qua ngày. Trí lớn lên trong tình thương của cha mẹ và các anh chị cùng nỗi mặc cảm về cái nghèo của gia đình…

Trở lại chuyện học của Trí. Năm Trí lên 8 tuổi, xã đã có trường công, ngày ấy, Trí cứ lẽo đẽo theo chúng bạn đến trường, thấy Trí tật nguyền, tuy không có trong danh sách lớp, thầy cô giáo cũng không nỡ đuổi Trí ra ngoài. Thấy vậy, ngày nào Trí cũng lân la đến lớp, ngày nắng cũng như mưa…

Ngay từ nhỏ, dường như Trí đã cảm nhận được sự thiệt thòi từ thân thể của mình, Trí đã bắt đầu sinh hoạt tự lập. Trí tự mình tắm rửa, chải đầu, ăn uống mà không cần sự trợ giúp của người thân. Càng lớn, đôi chân của Trí ngày càng nhanh nhẹn, thuần thục, làm được nhiều việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình…

Ở nhà, ông An hay thấy Trí dùng chân kẹp những thanh củi nhỏ, vẽ nguệch ngoạc lên sân nhà. Mỗi khi “vẽ” được chữ nào, Trí đều reo lên thích thú. Rồi một ngày, Trí chạy ra kêu cha từ cánh đồng về, Trí chỉ vào tờ giấy lấm lem màu mực, Trí bảo rằng: “Con đã viết được chữ giống các anh, tía cho con đi học đi”. Ông An nhìn con ứa nước mắt!
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)