ảnh minh họa
[justify]Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, do quá trình phát triển của phôi thai xảy ra hiện tượng dị dạng, chiếc đuôi không bị thoái hóa mà vẫn còn khi sinh ra, giống như ở loài khỉ. Theo các nhà khoa học thì hiện nay đa phần những người sở hữu “chiếc đuôi” này đều có mong muốn loại bỏ chúng đi. “Những chiếc đuôi đặc biệt này không có xương và dây thần kinh mà chỉ gồm da và các tế bào mỡ. Giới y khoa gọi đó là bộ phận ‘giả đuôi’, có thể cắt bỏ khá dễ dàng mà không để lại di chứng”.
Trên thế giới đã ghi nhận một vài trường hợp “người có đuôi”. Năm 2001, bé Balaji đến từ Ấn Độ đã trở thành “vật báu” trong cộng đồng người theo đạo Hindu vì khi sinh ra đã có một chiếc đuôi nghe nguẩy sau mông. Tuy nhiên theo giới khoa học, đặc điểm bất thường này có thể chỉ là di chứng từ đột biến gene xuất hiện trong thời kỳ mẹ bé mang thai.
Một cậu bé khác có tên là Chhorn Tola đến từ Campuchia cũng sở hữu một chiếc đuôi tương tự. Bà Pho Leang- mẹ của cậu bé này cho biết con trai bà đã được phát hiện có đuôi từ lúc lọt lòng và giờ thì cái đuôi này đã dài 15 cm.
Với một cái đuôi dài mọc ở vùng thắt lưng, Chandre Oram, 1 công nhân một đồn điền trồng trà đã trở thành biểu tượng của sự sùng bái đối với người dân ở Alipurduar, Ấn Độ. Họ cho rằng anh là hiện thân của thần khỉ đuôi dài. Trong sân nhà anh Oram có dựng một đền thờ thần khỉ đuôi dài để nhận các vật tế lễ vào ngày Ram Navami.[/justify]