[justify][size=2]Mâu thuẫn từ một con chó
Trong lịch sử chiến tranh Châu Âu, cuộc chiến Bankal được nhắc đến như một trong những cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” khi các nước đồng minh quay sang “đánh người mình” vì không đạt được lợi ích như mong muốn. Ở cuộc chiến thứ nhất, các nước Bulgaria, Hi Lạp, Montenegro và Serbia đã đồng loạt tấn công Đế quốc Ottoman, kết thúc năm thế kỷ cai trị của người Thổ ở Balkan. Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 năm, Chiến tranh Balkan lần thứ hai đã tiếp diễn khi Bulgaria không hài lòng với sự phân chia quyền lời của họ, việc này vốn được diễn ra bí mật giữa các cựu đồng minh của họ là Serbia và Hi Lạp. Quân đội các nước này đã đẩy lui cuộc tấn của lực lượng Bulgaria và đưa quân đánh trả vào sâu lãnh thổ Bulgaria. Kết quả của cuộc xung đột là Hiệp ước Bucharest ra đời khiến Bulgaria mất hết phần lớn lãnh thổ đạt mà họ được trong chiến tranh Balkan lần nhất. Sau thất bại cay đắng này, Bulgaria đã coi Hy Lạp và Serbia như “cái gai trong mắt”.[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2]Ảnh mang tính minh họa[/size] |
Khi thông tin về một binh sỹ Hy Lạp đột nhập trái phép vùng biên giới được truyền lên phòng chỉ huy của Bulgaria tại vùng biên giới, lập tức lệnh nổ súng được phát ra. Viên binh sỹ đi tìm chó thất lạc đã bị bắn hạ và chết ngay tại chỗ. Ngay sau đó, thông tin về “sự hy sinh” của binh sỹ đi tìm chó đã được thông báo sang chỉ huy quân vùng biên giới của phía Hy Lạp. Lập tức một đội trưởng khác của phía Hy Lạp đã được lệnh đi tìm con chó lạc đường và mang xác của binh sỹ kia về nước. Tuy nhiên, khi vừa ở giữa ranh giới vùng biên, viên sỹ quan này cũng đã bị phía Bulgaria bắn trọng thương.
Thông tin về việc “mất chó, binh sỹ bị bắn hạ” đã gây ra một cú sốc rất lớn đối với lực lượng quân đội Hy Lạp. Khi này, mâu thuẫn giữa Hy Lạp và Bulgaria vốn đang hết sức căng thẳng do những ân oán trong lịch sử lại càng trở nên gay gắt vì sự kiện “con chó đi lạc”. Ngay sau khi biến cố xảy ra, Hy Lạp đã tập hợp binh sỹ tập trung tại khu vực biên giới, đồng thời kêu gọi những nước đồng minh phải “trừng phạt” sự ngỗ ngược của Bulgaria.
Cuộc chiến kỳ lạ nhất thế giới
Tức giận trước thái độ hống hách của Bulgaria, nhà quân sự độc tài của Hy Lạp khi đó là tướng Eleftherios Venizelos đã ra lệnh tập trung toàn bộ lực lượng quân đội để trả thù cho binh sỹ bị bắn hạ tại vùng biên giới vì đi tìm con chó đi lạc. Trong quân lệnh được đưa ra, ông Eleftherios Venizelos đã yêu cầu tướng lĩnh của mình đánh thẳng vào phía tây nam thành phố biên giới Petritsch của Bulgaria và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố này. “Việc chiếm lĩnh toàn bộ thành phố Petritsch coi như vật tể linh hồn cho binh sỹ đã hy sinh vì việc đi tìm con chó bị lạc” - Tướng Eleftherios Venizelos khi đó đã nhấn mạnh.[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2]Quân đội Hy Lạp tấn công vào thành phố Petritsch năm 1925 [/size] |
Một điều ngoài dự đoán của chính phủ Bulgaria khi đó chính là tinh thần “hiếu chiến” của những người dân và binh lính sống quanh vùng biên giới với Hy Lạp. Không tuân theo lệnh của chính phủ, một số tướng lĩnh tại khu vực biên giới đã kêu gọi các lực lượng được cho là “yêu nước” tập hợp lại, đánh quân Hy Lạp khi đặt chân sang lãnh thổ Bulgaria. Tổ chức này sau đó có tên“Tổ chức cách mạng nội bộ Bulgaria”. Không chỉ có những người đang sống tại khu vực biên giới mà “Tổ chức nội bộ cách mạng Bulgaria” còn kết nạp được rất nhiều thành viên là những cựu chiến binh trong thế chiến thứ nhất và trong hai cuộc chiến Balkan. Đã có thời điểm quân số của lực lượng này lên tới hàng chục nghìn người.
Mặc dù không được sự hậu thuẫn của quân đội chính phủ, với vũ khí chiến đấu khá thô sơ, nhưng với lối đánh du kích thông thạo địa hình biên giới, “Tổ chức cách mạng nội bộ Bulgaria” đã nhiều lần đánh bại và đẩy lùi sự tấn công như vũ bão của quân Hy Lạp. Tuy nhiên, với đội quân chuyên nghiệp cùng với tinh thần “báo thù” mạnh mẽ, cuối cùng quân đội Hy Lạp cũng đánh lùi được lực lượng “Tổ chức nội bộ cách mạng Bulgaria” và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố biên giới tây nam - Petritsch.
Kết cục cho cuộc chiến
Sau khi đánh chiếm thành phố Petritsch, tướng Eleftherios Venizelos của Hy Lạp đã đạt được mục đích của mình là lấy thành phố này làm vật tế linh hồn cho binh sỹ đã hy sinh. “Ông Eleftherios Venizelos khi đó chỉ muốn đòi công lý cho quân lính của mình và muốn dạy cho Bulgaria một bài học mà không hề có ý định đánh chiếm nước này. Ông Eleftherios cũng cho rằng, những lợi ích thu được từ việc chiếm đóng thành phố Petritsch vừa đủ với kinh phí đáng lẽ ra phía Bulgaria phải đền bù thiệt hại cho Hy Lạp ”- Một nhà lịch sử tại đại học Athena cho biết.[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2]Lực lượng “Tổ chức nội bộ cách mạng Bulgaria” năm 1925 [/size] |
Theo yêu cầu của Liên minh quân đồng minh, Hy Lạp phải chấm dứt ngay mọi hành động quân sự tại quốc gia láng giềng Bulgaria đồng thời phải tiến hành đền bù mọi tổn thất mà phía Bulgaria đã phải chịu do sự tàn phá của chiến tranh. Số tiền mà phía Liên minh quân đồng minh đưa ra lúc đó là 45.000 USD. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp với người đứng đầu là tướng Eleftherios Venizelos đã lên tiếng phản đối yêu cầu của Liên minh quân đồng minh đồng thời chỉ trích tổ chức này đã “chèn ép” Hy Lạp thái quá. Trong một bài phát biểu sau khi nhận được yêu cầu từ Liên minh quân đồng minh, tướng Eleftherios Venizelos đã nhấn mạnh rằng: “Hy Lạp không phải chịu sự điều hành bởi các lực lượng thống trị từ nước ngoài”.
Đồng thời, trong bài phát biểu này, tướng Eleftherios Venizelos cũng nhắc lại sự kiện 2 năm trước đó khi Italia dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Mussolini đánh chiếm vùng đảo Corfu của Hi Lạp. Khi đó, Liên minh quân đồng minh cũng đã vào cuộc nhưng cuối cùng Hy Lap cũng đành mất hòn đảo nhiều tiềm năng này. “Hy Lạp đã bị chèn ép quá đáng’- Ông Eleftherios Venizelos của Hy Lạp khi đó phát biểu. Tuy nhiên, sau đó Hy Lạp cũng đã rút quân ra khỏi thành phố Petritsch vì sợ sự trừng phạt từ các nước khác.
Còn theo thống kê từ phía Bulgaria, cuộc tấn công ngắn ngày của Hy Lạp vào thành phố Petritsch đã khiến 50 người chết, trong đó có cả dân thường lẫn binh lính của chính phủ. Con số thiệt hại về kinh tế mà phía Bulgaria phải lãnh chịu cũng lên tới hàng trăm nghìn USD- tính theo mệnh giá thời điểm đó. “Sự kiện mất chó, tấn công láng giềng” cũng đã làm giảm uy tín của tướng Eleftherios Venizelos của Hy Lạp và vào ngày 24/8/1926, ông này đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính bới các đảng phái đối lập. Còn với Thủ tướng Tsvetomir của Bulgaria, vì không có biện pháp cứng rắn đối phó với sự đe dọa từ phía Hy Lạp nên ông này đã buộc phải từ chức vì sức ép gay gắt của dư luận.
Điều mà nhiều người tò mò nhất là con chó- tác nhân gây nên cuộc chiến ngắn ngày giữa hai quốc gia Bulgaria và Hy Lạp vào năm 1925 cuối cùng chạy lạc đi đâu thì không một ai nhắc đến sau đó nữa.[/size][/justify]
Theo Người đưa tin