[justify][size=small]“Ồ, cái tục này có từ lâu rồi, lâu lắm rồi, mình không biết đâu, chỉ có các già mới biết được”, anh Crui - Trưởng ban Văn hóa xã Ia M’nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai – đáp lại như vật khi nghe chúng tôi hỏi về tập tục này có từ khi nào. Dứt câu, anh dắt tôi sang nhà già Kra (85 tuổi) để hỏi chuyện. Thấy khách, già Kra ngước mắt nhìn, vừa nghe Crui trăm trô một hơi bằng tiếng địa phương xong, già tươi cười đon đả mời khách vào nhà.[/size][/justify]
[justify][size=small] [/size][/justify]
[justify]Cho cõi atâu không cô quạnh[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Do già Kra không thạo tiếng Kinh lắm, còn tôi thì lại không hiểu ngôn ngữ Jarai nên thỉnh thoảng phải nhờ anh Crui phiên dịch và “cắt nghĩa” hộ, dù biết như thế nào sẽ có sự rơi rụng ít nhiều ý nghĩa mà già Kra muốn nói với chúng tôi, nhưng không còn cách nào khác. Hớp ngụm nước lá rừng còn nghi ngút khói, như để xua tan cái lạnh đang vây bủa, già bảo tục này có từ khi già chưa ra đời, cứ thế truyền cho đến ngày nay và vẫn còn. Người Jarai có tục lệ chôn chung mả, vì theo họ khi ở với yàng (trời) mà có nhiều người thì càng vui. Người Jarai quan niệm, thế giới của người chết là cõi atâu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mỗi một ngôi mộ này sâu khoảng 2 mét, cứ thế, hễ mỗi lần có người chết là nó lại bị quật lên để tiếp nhận thêm thi thể, đến khi nào huyệt mộ đầy mới thôi. Lúc bấy giờ, huyệt mộ khác được đào, và việc mai táng lại tiếp diễn như thế. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Để lo hậu sự, những người đàn ông vạm vỡ, chàng trai khỏe mạnh vào tận rừng sâu tìm gỗ tót để mang về đẽo quan tài. Nếu xác của người trước đã thối rữa chỉ còn lại xương, thì họ sẽ dồn lại một chỗ theo quy tắc: nếu là người lớn thì xương sẽ được dồn lại đầu quan tài, nếu trẻ nhỏ thì ngược lại, không phân biệt nam nữ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Khu rừng ma ở Ia M’nông (Ảnh: Thanh niên)
[/justify]
[justify]Trong trường hợp xác người trước vẫn còn da thịt, mà có người về với cõi atâu thì xác trước đó sẽ được dân làng lóc hết da thịt. Sau đó đem da thịt này bỏ trên mặt đất, hoặc treo trên nhà mồ cho chim kền kền (người bản địa gọi là cơ reng á) ăn. Người ta tin rằng cơ reng á là loài chim của trời, khi nó ăn thịt người chết như thế, điều đó có nghĩa là người làng sẽ gặp may mắn. Còn xương của xác chết sau khi lóc hết da thịt, sẽ dồn về một chỗ theo quy tắc mà chúng tôi đã đề cập ở trên.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lo cơm nước cho … người chết[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trở lại câu chuyện lo cơm nước cho người chết, già Kra cho biết, sở dĩ người Jarai ở đây phải cho người chết ăn đều đặn ngày hai bữa sớm tối là bởi hai quan niệm. Quan niệm thứ nhất, người chết mà không “ăn no” thì sẽ thành ma đói. Rồi sẽ về nhà, về làng để bắt heo gà, thậm chí bắt người vì đã bỏ đói mình, làm cho cả làng bị dịch bệnh hay mất mùa, đói kém. Quan niệm thứ hai gắn với tục bỏ mả, hay chia tài sản cho người chết. Già Kra cho biết: “Chỉ khi nào làm lễ pơ thi (lễ bỏ mả) thì mới thôi mang đồ ăn cho người chết”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Khi bỏ mả xong thì người sống và người chết không còn bất kỳ mối quan hệ nào, nên không cần phải mang thức ăn đến. Còn chưa bỏ mả thì người chết cũng như … người sống, nghĩa là phải được “ăn uống” đầy đủ. Ngoài ra, người sống ăn gì thì người chết cũng ăn nấy, tất nhiên, thức uống cũng vậy. Trước bỏ mả, người chết vẫn là một thành viên trong gia đình, chỉ có điều họ không làm lụng được nên người thân phải nuôi. Sau bỏ mả, người chết có của cải, vật dụng để “làm ăn” nên không cần phải nuôi nữa và họ tuyệt đối không về “đòi hỏi” gì thêm”, già Kra giải thích thêm lý do nuôi ma của đồng bào mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Câu chuyện đang vào phom thì bỗng già Kra vỗ đùi cái bốp rồi “à” một tiếng: “Mình cũng đang nuôi mẹ mình đấy”. Sau đó Kra “à” thêm mấy cái nữa, và sau những tiếng “à” ấy vang lên là tên những người đang nuôi người thân xung quanh nhà. Hết “à”, già Kra tiếp tục, “nuôi” người chết là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong nhà, ai cũng có thể làm điều đấy. Không nhất thiết là con trai trưởng mang cơm cho cha mẹ, chồng mang cơm cho vợ và ngược lại. Một quy tắc bất di bất dịch là “tuyệt đối không được nhờ hàng xóm vì như vậy người chết nghĩ mình bị khinh thường và sẽ quay trở lại để trả thù”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Người Jarai rất đúng giờ trong việc mang thức ăn cho người quá cố. Thời điểm thích hợp nhất là từ 5 - 6 giờ vào hai buổi sáng chiều, đồ ăn dĩ nhiên phải kèm theo nước. Hỏi sao không mang giờ khác, già Kra đáp: “Phải mang ra giờ đó để “nó” ăn mà … có sức đi làm. Rồi đi làm về đói bụng sẽ ăn no và … nghỉ ngơi nữa chớ!”.[/justify]
[justify] [/justify]
[size=small]Cái tô hay ghè rượu được chôn “bán thiên” ở đầu mả dùng để đưa thức ăn cho người chết (Ảnh: Thanh niên).[/size]
[size=small] [/size]
[justify]Chia tay già Kra và anh Crui, tính tò mò của tôi bị hấp dẫn bởi những ngôi mộ trong rừng sâu. Nghe tôi hỏi đường vào nghĩa địa, nhiều người nhìn tôi nghi ngờ, họ càng tỏ vẻ thảng thốt hơn khi “bị” tôi … lôi kéo làm người dẫn đường. Lý do là: nếu không mang đồ ăn thì không đến nghĩa địa. Mà đồ ăn thì chỉ mang sáng hoặc chiều trong khi lúc này là … gần trưa. Tóm lại là, họ sợ ma bắt. Mà trong tâm thức của người Jarai nói riêng, đại đa số đồng bào thiểu số nói chung, thì bị ma bắt là một trong những điều kinh khủng nhất (cùng với bị dịch bệnh), vì người bị ma bắt không những bị dân làng hắt hủi mà chính người thân của họ cũng rơi vào cuộc sống ghẻ lạnh.[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Sau thời gian quan sát, một điều mà chúng tôi dễ nhận ra là bên cạnh những ngôi mộ theo lối truyền thống của người Jarai, còn có vài ngôi mộ xây theo kiểu của người Kinh nhưng bất kỳ ngôi mộ nào cũng có một ghè rượu được chôn kiểu “bán lộ thiên” trên đầu mả, cạnh đấy là một cái tô, mấy chai nước, có khi là thuốc lá, bình thủy …[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong lúc đang thắc mắc về các vật dụng kia, chúng tôi suýt như chết ngất đi bởi những tiếng sột soạt ngày càng nhiều và càng đến gần. Toan bỏ chạy thì thấy có mấy người Jarai đi làm rẫy về nên mới yên tâm, quay lại thì ra những kẻ phát tán những âm thanh kia là … lũ heo đang kiếm ăn gần đó. Chúng tôi đem thắc mắc này để đến hỏi những người vừa mới gặp. Mãi một lúc, sau khi kết thúc hội ý thì một người trong số họ mới giải thích, cái tô dùng để đựng đồ ăn, còn cái ghè dùng làm phương tiện để đưa thức ăn xuống cho người chết, nghĩa là nó được thông với huyệt mộ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Thế mấy con heo kia thì sao?”, chúng tôi hỏi. “À, cũng … của họ (người chết) luôn đấy, không ai được bắt ăn thịt đâu”, người này nói. Hỏi ra mới biết, có một số gia đình khi chia tài sản cho người chết thì có chia cả heo, số heo này người làng không được bắt thịt hay làm hại tại khu vực gần mồ mả. Tuy nhiên, nếu chẳng may các chú ỉn đi lạc vào nhà của ai đấy, hay cách khá xa cái mả mà nó sinh sống thì ai cũng có quyền sung chúng vào tài sản của mình.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chúng tôi để ý những người này, trong lúc trò chuyện với chúng tôi, tuy có thấy những người này có nhìn vào những ngôi mộ nhưng không cho phép dừng ánh mắt lại quá năm giây. Hỏi mới biết là lúc này họ không có “nhiệm vụ” gì liên quan đến nghĩa địa nên không được nhìn lâu. Nhiệm vụ ở đây là cho người chết ăn. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chúng tôi hỏi: “Vậy lúc cho “họ” ăn thì sao?”. “Ơ, lúc ấy muốn ở bao lâu tùy thích, nhưng phải đi khỏi sau khi người chết ăn xong”, một người trong số ấy trả lời. “Thế bao lâu thì “họ” ăn xong?”, chúng tôi hỏi tiếp và họ trả lời: “Cái này thì … tùy mình”. Rồi họ … tranh nhau giải thích, khi đồ ăn được đổ vào tô, người sống có “tâm tư” gì thì cứ thổ lộ với người chết. Xong rồi thì đổ đồ ăn đi và úp tô lại rồi đi về, tuyệt nhiên không nhìn lại. Nếu còn có tâm sự gì chưa trút hết thì để lần mang cơm tiếp theo.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Rồi những người này nói với nhau bằng tiếng Jarai, tuy không hiểu nhưng có thể đoán được là họ giục nhau về ăn cơm vì đã quá trưa. Trước khi đi, họ cho biết thêm, trước đây, mỗi lần cho ăn là phải … lật nắp quan tài để đổ đồ ăn xuống, nhưng nay đã không còn vì quá rùng rợn. Sau lễ bỏ mả hai năm, người chết sẽ được người sống cho ăn một lần cuối cùng. Đây là lễ dọn dẹp, sửa sang lại các nhà mồ. Người Jarai ở Ia M’nông còn có một luật tục là nếu vợ (chồng) chết thì người còn lại phải “kiêng” tắm một tuần. [/justify]