Bản thân những đụn cát dưới chân núi lửa này đã tạo thành một bức tranh rực rỡ mà không cần đến bất kỳ loại màu nước nào.
Những đụn cát đầy màu sắc như được sơn màu ở đây là những cánh đồng đá bọt nhiều màu hình thành bởi quá trình oxy hóa của tro núi lửa sau vụ phun trào núi lửa tạo nên các khu vực bên tron
Tro trên các đụn cát được oxy hóa vì chúng đã rơi vào dòng nham thạch khi nham thạch vẫn còn nóng.
Các đụn cát màu sắc này cùng với những dòng dung nham tuyệt đẹp và đặc điểm địa chất rất khác biệt nằm gần Cinder Cone – một ngọn núi lửa hình nón cao hơn 210m hoạt động lần cuối vào những năm 1650.
Cinder Cone được tạo thành bởi một lớp xỉ mềm - một loại vật chất ban đầu giống như những đốm dung nham khí nạp phun tung lên bầu trời trong một vụ phun trào, sau đó vỡ tung ra như lỗ chứa đá núi lửa cứng tạo ra bởi các bong bóng khí bị mắc kẹt.
Sau đó, giống các nón xỉ than khác, nó bị phủ lên khi dòng dung nham bazan phun trào từ miệng núi lửa, tạo ra các dòng dung nham tuyệt đẹp.
Thực tế, có hai nón xỉ than tại Cinder Cone nhưng những tàn tích của nón xỉ than trước đó gần như hoàn toàn bị chôn vùi và chỉ có thể được nhìn thấy ở phía nam của nón xỉ than lớn hơn.
Phần lớn nón xỉ than trước đây có thể đã bị phá hủy bởi những dòng dung nham phun trào.
Bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp này bằng cách tự mình leo núi.
Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận bởi cấu trúc núi kiểu này thường khiến bạn bị trượt do các tảng đá chồng xếp lên nhau rất lỏng lẻo.