Chuyện lạ 2011-06-27 20:28:33

Kinh dị phong tục cho chim ăn thịt người ở Tây Tạng


[size=2]Xẻ thịt người đã khuất cho chim ăn, có như vậy linh hồn họ mới được siêu thoát. Niềm tin này đã tồn tại lâu đời trong cuộc sống của người Tây Tạng. Họ gọi nghi thức này là điểu táng.[/size]



[size=2]Việc cúng tế thịt người cho chim kền kền được xem là có đạo đức, vì như thế sẽ cứu vớt những động vật khác khỏi việc bị kền kền ăn thịt. Điểu táng, nghĩa là xác người đã chết sẽ được mang lên đỉnh núi để cho chim kền kền ăn hết cả phần thịt và xương. Nghi lễ điểu táng có thể được tiến hành ở bất cứ nơi nào trên cao nguyên Tây Tạng, nhưng chỉ có ba địa điểm nổi tiếng và thuận lợi hơn cả, trong số đó có Drigung.[/size]
[size=2]Sau khi qua đời, thi thể người chết sẽ không được chạm tới trong vòng 3 ngày. Các thầy tu sẽ tụng kinh quanh thi thể. Một ngày trước khi tiến hành điểu táng, thi thể phải được rửa sạch, mặc quần áo trắng rồi đặt trong tư thế như đứa trẻ chuẩn bị chào đời.[/size]


Nghi thức điểu táng thường diễn ra trước bình minh. Sau khi việc tụng kinh hoàn tất, thi thể sẽ được rạch khía để thu hút sự chú ý của đám chim kền kền. Thậm chí, các bộ phận nội tạng đều được cắt thành miếng, trong khi xương phải đập nhỏ rồi trộn với bột ngũ cốc.

[size=2]Hầu hết người Tây Tạng đều tin rằng con người ai cũng có kiếp luân hồi. Không cần phải giữ lại thi thể, vì khi qua đời, linh hồn đã rời khỏi thi thể để tái sinh. Vì thế, điểu táng chỉ đơn thuần là siêu thoát cho linh hồn, hay họ cho rằng đó là hành động “hiến tế thần chim”.[/size]



[size=2]Các bộ phận nội tạng đều được cắt thành miếng, trong khi xương phải đập nhỏ rồi trộn với bột ngũ cốc. Tuy nhiên, không phải người Tây Tạng nào cũng được tiến hành nghi thức điểu táng sau khi chết, như trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai hay người không may qua đời do dịch bệnh, tai nạn. Cho tới nay, nguồn gốc của nghi thức này vẫn còn là bí ẩn trong lịch sử người Tây Tạng.[/size]
[size=2]Giải thích về địa lý, do địa hình hầu hết là núi đá, nên việc chôn cất người chết hay hỏa táng đều không phù hợp với điều kiện của người Tây Tạng. Có lẽ từ đặc thù này, trong quá trình phát triển, tập tục điểu táng đã được lưu truyền rộng rãi.[/size]
[size=2]Điểu táng truyền tải rất nhiều ý nghĩa tôn giáo. Họ không hề sợ hãi cảnh tượng chim kền kền ăn xác người đã khuất, mà cho rằng đó là niềm vinh hạnh được chứng kiến linh hồn người thân siêu thoát. [/size]
[size=2]Đối với người Tây Tạng, chim kền kền là thần Dakinis, vị thần của bầu trời. Thần Dakinis sẽ mang linh hồn của người chết lên thiên đàng để hồi sinh ở kiếp sau. Việc cúng tế thịt người cho chim kền kền được xem là có đạo đức vì họ đã cứu vớt mạng sống của những động vật khác mà đáng lẽ chim kền kền sẽ ăn thay vì thịt người.[/size]



[size=2]Việc cúng tế thịt người cho chim kền kền được xem là "vinh dự" cho người đã khuất. Phong tục hãi hùng này có thể khiến bất kỳ ai phải hoảng hồn, nhưng riêng người Tây Tạng thì lại coi đó là niềm vinh dự. Những người tham gia điểu táng không hề thể hiện nét buồn bã trên khuôn mặt. Trong lễ tang, gia đình người mất sẽ tổ chức bữa cơm để tiễn đưa. Việc chụp ảnh bị cấm hoàn toàn vì họ cho rằng, chụp ảnh đám tang có thể ảnh hưởng xấu tới linh hồn người đã khuất.[/size]
[size=2]
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)