[size=2]Theo đó, bên cạnh các nhiệm vụ phải thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục như tăng cường cơ sở vật chất (CSVC), kiên cố hóa trường lớp, phổ cập,… chỉ thị đặc biệt lưu ý việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong GD-ĐT. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Cụ thể, đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho ngành GD-ĐT theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm). Sở GD-ĐT là cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện tổng hợp kế hoạch phát triển và dự toán ngân sách GD-ĐT ở địa phương để báo cáo UBND và Bộ.
Chỉ thị cũng yêu cầu, điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho các cấp học theo hướng ưu tiên cho thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, hỗ trợ phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo tiền lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo.
Thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường quản lý và điều hành thu chi tài chính. [/size]
[size=2]TIN LIÊN QUAN[/size] [size=2]Nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới cơ chế tài chính ở các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập được chỉ rõ trong Chỉ thị với 3 công khai và 4 kiểm tra để người học và xã hội giám sát, đánh giá. Theo đó, ba công khai là: chất lượng đào tạo, các điều kiện về CSVC, đội ngũ giáo viên và công khai thu, chi tài chính. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Bốn kiểm tra là: việc phân bổ và sử dụng ngân sách GD-ĐT; việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường; việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường và kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.[/size]
- [*][size=2]Bảo Anh[/size]