|
[justify][size=2]Năm 2006, giáo sư Esmail Zanjani thuộc trường ĐH Nevada (Mỹ) đã phải bỏ ra 7 năm thai nghén ý tưởng và 5 triệu bảng Anh để hiện thực hóa công nghệ tiêm tế bào người vào bào thai cừu. Ông đã thành công trong việc tạo ra hàng loạt những cừu lai người đầu tiên của thế giới - với 15% tế bào cơ thể là của người, 85% còn lại là tế bào cừu.[/size][/justify]
HAH có thể có hình dạng như thế này… |
[justify][size=2]Năm 2007, giới khoa học lại tiếp nhận những thông tin mới: Tiến sĩ Fred Gage, một chuyên gia sinh học hàng đầu của Viện Salk (Mỹ) lại tạo ra trong trang trại của Trường Đại học Stanford ở miền Nam California một bầy chuột mà nhìn bề ngoài chẳng có gì đặc biệt, nhưng trong não chúng lại là những nơron thần kinh của … người. Công trình được tiến hành từ tháng 12/2005, Fred đã cách tiêm các tế bào mầm của người vào các vùng não của mô thai chuột khi chúng đang phát triển trong dạ con của chuột mẹ. Sau đó, các tế bào người trở thành các nơron hoạt hóa liên kết với vùng não của chuột lúc chúng trưởng thành. Lũ chuột mới sinh ra ăn uống, chạy nhảy đùa giỡn, giống hệt những đồng loại của mình và được bảo quản kỹ lưỡng để làm những xét nghiệm sinh hóa, nhưng nếu chú ý quan sát, sẽ thấy chúng chẳng những đảo mắt rất nhanh chứng tỏ sự thông minh, nhớ đường cực giỏi mà đôi khi còn yên lặng suy tư giống như một… triết gia.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chuột là loài rất thuận lợi về mặt nghiên cứu theo hướng này nên một số nhà khoa học khác cũng dùng chúng để tiến hành thí nghiệm và đã cho ra đời các HAH “người chuột” mang tinh trùng, hoặc mang trứng của người.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cùng năm tại Bệnh viện đa khoa Mayo ở Minnesota lại có các chú lợn hồng hào có dòng máu người chảy trong huyết quản.[/size][/justify]
… xấu xí như thế này… |
[justify][size=2]Nhìn chung, việc tạo ra giống vật HAH là một đề tài khoa học rất hấp dẫn về nhiều mặt, nhưng được tiến hành trong vòng bí mật và đầy những sự ngập ngừng. Nên? Không nên? Chúng sẽ dẫn người ta đến đâu? Nguy cơ nào đang rập rình ở phía trước?[/size][/justify]
[justify][size=2]Các nhà khoa học vừa nghiên cứu vừa… run trong một tâm trạng đầy rẫy lo âu.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tạo ra những HAH để làm gì?[/size][/justify]
[justify][size=2]Chắc chắn không phải các nhà khoa học thực hiện việc tạo ra các HAH vì tò mò, vì mục đích giải trí hay để thử khả năng thay quyền tạo hóa của mình. Họ làm vì mục tiêu phục vụ việc tìm hiểu cơ chế hình thành những bệnh tật ở con người như thế nào, diễn biến ra sao. Họ chuẩn bị những “cơ phận” lấy từ các HAH để thay thế bằng cách cắt đi những bộ phận đã bị hư hỏng ở bệnh nhân để ghép những “phụ tùng” mới. Những cơ phận này lấy ra từ những HAH tránh được đào thải và hoạt động lâu dài trên cơ thể người. Mục đích thứ ba, họ muốn dùng cơ thể của chính các HAH như những “nhà máy” để sản xuất ra thuốc. Ba mục tiêu ấy đều hết sức cấp bách.[/size][/justify]
[justify][size=2]Và muốn thực hiện những mục tiêu hoàn toàn vì con người đó thì có trong tay những con vật càng giống với người bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.[/size][/justify]
… hoặc xinh đẹp như thế này. |
[justify][size=2]Mục đích thứ hai – tạo ra các nội tạng cho người – là một nhu cầu rất cấp bách vì hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người trên thế giới mà các cơ phận (tim, gan, thận, phổi, tụy, xương, giác mạc…) bị hư hỏng, cần phải thay thế nhưng không tìm ra “người cho” (donor) khiến họ bị chết dần trong sự khắc khoải đợi chờ.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chỉ mục đích thứ ba là đơn giản, vì bằng cách ghép gen tổng hợp insulin vào vi khuẩn, người ta đã tạo ra một loai chất này đủ lớn để chữa bệnh cho những người bị tiểu đường. Insulin chỉ là một ví dụ. Rồi đây chắc đội ngũ HAH sẽ còn cung cấp cho con người nhiều dược phẩm quý báu khác mà ta chưa hình dung ra.[/size][/justify]