[Kênh14] - Hãy tưởng tượng xem, đang “lãng mạn” với người ấy và chuẩn bị một cái “kiss” ngọt ngào hoặc khi thì thầm vào tai cô bạn thân một vụ hay ho, thì bạn lại khiến đối phương bối rối vì hơi thở… có mùi!!!
Hơi thở có mùi, hay còn được gọi là … chứng hôi miệng cũng là một vấn đề khá “nghiệm trọng” đối với mỗi teen? Ôi chao! Chẳng còn gì để nói nữa, bạn chỉ còn nước “độn thổ” vì hơi thở “không lấy gì làm dễ chịu lắm” của mình?
Nhưng cũng không phải đã “hết cách” đâu. Những thông tin thú vị sau đây sẽ giúp bạn không cần phải “bồi hồi” và phân vân khi cất lời muốn nói.
Nguyên nhân của chứng hôi miệng là do một loại vi khuẩn có tên là “vi khuẩn tạo mùi” phát triển trong miệng của bạn. Nếu bạn không đánh răng thường xuyên, vi khuẩn sẽ tích tụ trong những mẩu thức ăn còn sót lại trong khoang miệng và ở bám cả giữa những kẽ răng. “Bọn” vi khuẩn này sẽ tiết ra một hợp chất khiến cho hơi thở của bạn “có mùi”.
Một số loại thức ăn, đặc biệt là hành và tỏi là những loại thức ăn có chứa “dầu cay” cũng có thể góp phần khiến cho hơi thở của bạn “không còn thơm tho” nữa. Bởi vì chất tinh dầu cay trong loại thức ăn này sẽ được đưa vào phổi và thật tai hại là chúng sẽ “ra” qua đường miệng của bạn đấy. Hút thuốc là cũng là một nguyên nhân chính khiến cho hơi thở của bạn “có mùi” hôi chẳng dễ chịu chút nào đâu nhé!
Có một vài quan niệm sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng khi hơi thở “có mùi” mặc dù bạn chắc chắn cũng đã từng nghe qua. Hãy chú ý để tránh nghe các XX và XY đáng yêu nhé.
Nước súc miệng là “cứu cánh” của bạn
Thực tế, nước súc miệng chỉ có thể loại bỏ chứng hội miệng tạm thời mà thôi. Nếu bạn định mua nước súc miệng, hãy tìm loại nước súc miệng có chứa chất khử trùng và được chứng nhận bới các cơ quan có thẩm quyền nhé. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại nào phù hợp với bạn nữa đấy.
Chỉ cần đánh răng, hơi thở bạn không “có mùi” nữa
Sự thật là hầu hết mọi người chỉ đánh răng mất khoảng 30-45 giây mỗi lần mà thôi, nó không thể loại bỏ “mùi” của hơi thở được. Để làm sạch hoàn toàn bề mặt răng, bạn cần đánh răng ít nhất 2 phút và 2 lần mỗi ngày đấy. Hãy nhớ phải chải cả lưỡi của bạn nữa nhé, vì có rất nhiều vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi bạn ạ. Cũng cần phải dùng tơ (loại tơ này có bán tại các hiệu thuốc nhé) hoặc tăm để “xỉa” răng nữa vì chỉ đánh răng thôi không thể loại bỏ được hết những mảng bám và những mẩu rất nhỏ thức ăn thừa bám vào các khe giữa răng và lợi của bạn đâu.
Nếu thở vào tay, bạn sẽ “kiểm nghiệm” được hơi thở của mình
Hoàn toàn sai! Khi thở, bạn không sử dụng cuống họng như khi bạn nói. Khi nói chuyện, miệng của bạn có xu hướng “thở” ra “mùi” từ phía trong cùng miệng (nơi hơi thở “có mùi” hình thành). Tuy nhiên, khi bạn thở ra bình thường thì lại không như vậy. Hơn nữa, chúng ta thường có xu hướng “quen” với hơi thở của mình nên thật khó để chủ nhân của nó có thể nhận ra “mùi” của mình đúng không nào?
Vì vậy, nếu hơi thở của bạn không được thơm tho lắm, hãy chăm sóc răng miệng của bạn đúng cách nhé. Một số loại kẹo cao su bạc hà không đường cũng có thể giúp bạn “tạm thời che giấu” mùi khó chịu từ miệng của bạn đấy.
Còn nếu như bạn đã chải răng đều đặn, xỉa răng đúng cách và đi khám đều đặn rồi mà hơi thở của bạn vẫn “không được thơm” lắm thì có thể bạn đã mắc một số bệnh như viêm xoang hay viêm lợi rồi đấy. Nếu vậy hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé!
Chúc bạn luôn tự tin mỗi khi “muốn nói ra”!