[size=2][size=4]“Tôi chắc là ít ai muốn nghe họ một cách chính thống trên sân khấu hay ai đó mời họ biểu diễn trong show ca nhạc. Nếu có thì nó sẽ là một tiết mục tấu hài thì đúng hơn”, nhạc sĩ Quốc Trung nói về “thảm họa V.pop”.[/size][/size]
Những ngày đầu tháng 5, làn sóng “thảm họa V.pop” lại trỗi dậy khiến nhiều người nghe nhạc cảm thấy bức xúc. Những cái tên như Phương My, Phi Thanh Vân, Lê Kiều Như, HKT bỗng nhiên được nhắc đến xôn xao, các bạn trẻ truyền tay nhau đường dẫn các ca khúc để cùng “hốt hoảng” với các sản phẩm mới của V.pop.
Các nghệ sĩ đã chứng minh được tài năng của mình trong đời sống văn nghệ chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm về “Thảm họa V.pop”. Chúng ta hãy cùng lắng nghe họ chia sẻ.
Nhạc sĩ Xuân Phương: “Mỗi lần chúng tôi nghe những người đó hát chỉ biết lắc đầu cười khổ thôi"
“Tôi cho rằng nguyên nhân khiến một số ca sĩ chọn cách nổi tiếng bằng “thảm họa” cũng một phần do sự dễ dãi của khán giả, coi như có cái để xem vui là được. Một phần lớn hơn là sự dễ dãi đối với nghệ thuật của chính ca sĩ đó và một phần không nhỏ do chính báo, đài cứ suốt ngày đưa lên, gián tiếp đưa họ đến với công chúng, tán tụng không ít nên làm những người đó cứ nghĩ mình là giỏi thật. Mỗi lần chúng tôi nghe những người đó hát chỉ biết lắc đầu cười khổ thôi”.
Nhạc sĩ Quốc Bảo: “Tôi cho rằng đã là âm nhạc thì phải, phải tốt, phải đẹp”
Nhạc sĩ Quốc Bảo: “À, đấy là do mọi người hào phóng xếp họ vào V-pop ấy chứ, có phải tự họ trèo tường mà vào đâu! Lẽ ra ngay từ đầu, chúng ta phân định rõ: đây là trò ngớ ngẩn, thì đâu đến nỗi họ trở thành thảm hoạ. Tôi cho rằng đã là âm nhạc thì phải hay, phải tốt, phải đẹp, còn không được thế, thì chẳng nên cố ép nó vào âm nhạc. Các trò mèo linh tinh ngây ngô nếu không phải là "nhạc pop Việt" thì lại nằm ngoài mối quan tâm của tôi, kệ ai làm gì cũng mặc. Nhố nhăng thì bị tẩy chay cũng đáng thôi”.
Hồ Quỳnh Hương: “Chỉ nên thể hiện những gì mình có khả năng”
“Là ca sỹ, chỉ mong nhận được phản hồi của khán giả nhận xét càng ngày càng hát hay. Những lời nhận xét đó cũng là động lực để ca sĩ cống hiến nhiều hơn nữa trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Nghề đến với Hương hay Hương đến với nghề đều xuất phát từ chữ "duyên" mà ra. Để có một vị trí nhất định trong lòng khán giả không phải ai cũng có và không phải ai cũng dễ dàng có được. Nghề ca sĩ, ai cũng phải trải qua những thăng trầm, khó khăn, thử thách chứ không phải dễ dàng mà được nhiều người biết đến. Hãy nhận những gì thuộc về mình, còn những gì không thuộc về mình thì có cố cũng không bền vững. Với âm nhạc cũng vậy, niềm đam mê là một chuyện nhưng còn phải có khả năng của mình thể hiện trong đó. Hương cho rằng chỉ nên thể hiện những gì mình có khả năng, nằm trong tầm kiểm soát của mình và biết mình phải mặc cái áo như thế nào cho phải. Rộng quá thì tuột và nhỏ quá ôm sát thì không hợp với con người và tính cách, sẽ làm hỏng hình ảnh bản thân”.
NS Quốc Trung: “Không nên gọi những người đó là ca sỹ”
“Thứ nhất để tôn trọng danh từ “ca sỹ” và “ âm nhạc” thì không nên gọi những người đó là ca sỹ. Họ có thể là “nghệ sỹ” hay “diễn viên” (bi hài kịch) chứ không phải là ca sỹ. Còn để gọi là “hiện tượng” thì cũng có nhiều loại hiện tượng. Họ có thể được nhiều người biết đến một phần là do truyền thông góp phần truyền dẫn những thảm hoạ đó và làm nó trở nên chính thống hơn. Tôi chắc là ít ai muốn nghe họ một cách chính thống trên sân khấu hay ai đó mời họ biểu diễn trong show ca nhạc mà nếu có thì nó sẽ là một tiêt mục tấu hài thì đúng hơn. Có lẽ nên đặt câu hỏi này với nhà quản lý, mọi sản phẩm âm nhạc khi ra đại chúng luôn vẫn phải được các cơ quan quản lý kiểm duyệt, vậy tại sao lại có thể xuất hiện tràn làn những thứ rác rưởi như vậy. Hay quyền tự do ca hát mà không vi phạm thuần phong mỹ tục? Tôi nghĩ ít nhất thì nó “tục” và chẳng có tý “mỹ” nào. Tốt nhất là cứ để nó làm trò vui trên mạng cho mọi người trong thế giới ảo chứ đừng bận tâm và nhắc đến nó để mọi người chú ý rồi lại bảo là hiện tượng”.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: “Cái gì không có giá trị nó phải dừng lại và tự hủy sớm thôi”
“Nguyền rủa hậm hực làm gì các em, các cháu của mình. Thứ “nhạt nhẽo” ấy chỉ là vài khoảnh khắc vui đùa của các em, các cháu mà ta giương cả ngọn cờ lập trường quan điểm thì kỳ quá. Không thể hở tí là kêu các anh văn hóa tư tưởng cấm cái này, tịch thu cái nọ. Quyền tự do sáng tác là của các em, các cháu, nếu nó không làm nhạc tục tĩu hay xâm hại an ninh quốc gia. Cũng đừng báo động la hoảng, hú còi ầm ĩ thế. Tin tôi đi, cái gì không có giá trị, là rác rưởi thì tự nó làm nghẽn dòng chảy của chính nó, nó phải dừng lại và tự hủy sớm thôi. Cứ bình tĩnh nhìn lại xem có bao nhiêu thứ đang báo động tồn tại quá 12 tháng không?