Chuyện lạ 2012-06-27 12:23:46

KHÓA TU MÙA HÈ 2012 TẠI THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN


[size=2]taythienphat.com/detail/thong-bao-khoa-tu-mua-he-2012.html
[/size]


[size=2]Nội dung như trên trên, các Yoer tham khảo , mình nghĩ đây là 1 hoạt động bổ ích, và giúp tâm mỗi người thanh thản hơn 3aha3[/size]
[size=2] đường đi lối lại ra sao mình xin trích dẫn bài của 1 bác bên otofun:[/size]
[size=2]
[/size]
[size=2]
[/size]
1. Đường đi: đi lên đó cực kỳ dễ đi. Đi thẳng đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, rồi rẽ trái về Vĩnh Yên, đến đầu Vĩnh Yên có đường rẽ phải về Tam Đảo, cứ đi thẳng đường đấy đến một ngã ba ( là chợ Hợp Châu ) thì rẽ phải tiếp, đi thẳng đến khi nào thấy biển chỉ dẫn về Tây Thiên thì rẽ trái theo hướng đó, đi tầm mấy km nữa thì sẽ có biển chỉ dẫn lên Thiền viện. Nói chung đường đi dễ.
2. Nếu đi xe buýt thì cứ đi xe 07 ra Nội Bài, lúc nào sắp đến lối rẽ về Vĩnh Yên thì xuống, bắt xe buýt chạy từ KCN Quang Minh ( chỗ Nam Thăng Long) về TP Vĩnh Yên, có xe buýt từ TP Vĩnh Yên về thẳng đến chân núi dưới chân Thiền Viện. Hoặc cũng có xe buýt từ Yên Phụ về đến lối rẽ đi Tam Đảo.
3. Nên mang theo máy ảnh, vì phong cảnh rất đẹp.
4. Nếu đi xe máy hoặc ô tô ( nói chung là xe riêng của mình ) thì cứ phóng thẳng lên Thiền Viện. Đường lên tuy là lên đến gần đỉnh núi nhưng dễ đi, đừng nghe theo mấy lời mời gửi xe dưới chân núi. Ở trên Thiền viện có chỗ gửi xe miễn phí cho khách tham quan trong ngày, còn nếu ở qua đêm thì sau khi xin phép được rồi thì cứ mang xe lên chỗ mình ở thôi, hoặc dựng ở sân của Thiền viện cũng được. Không lo mất, có thể dựng xe ở sân Thiền viện. Nếu đi xe buýt hoặc đi xe khách thì sẽ có đội ngũ xe ôm ở dưới chân núi xung phong chở lên. Giá mỗi lần đi là 10k.

5. Những thứ nên mang theo :
- Chứng minh nhân dân để đăng ký ở ( cái này là bắt buộc).
- Một đôi dép tổ ong để đi (không nên mang guốc, giày)
- Khăn mặt
- Khăn tắm
- Quần áo đủ dùng không nên mang quá nhiều, vì lên đó phải mặc đồ của Thiền viện cả ngày, chỉ tối đi ngủ mới được mặc đồ của mình nên chỉ cần một hai bộ quần áo nghiêm chỉnh để vãn cảnh chùa, rồi mặc lúc đi lên và đi về, với vài bộ quần áo ngủ thôi. (Tuy nhiên, nếu ở dài ngày thì nên mang theo nhiều quần áo, vì trên đó mưa suốt, cứ chiều tối và đêm là mưa nên giặt đồ lâu khô.
- Kem đánh răng, bàn chải, sửa rửa mặt, sữa tắm, …
- Kim chỉ, bấm móng tay, bông tai…
- Vài quyển sách, báo để đọc, vì trên đó thời gian rỗi cũng nhiều (nếu không có thể mượn ở thư viện).
- Nếu chị em nào sắp đến tháng thì nên mang nhiều băng vệ sinh, vì trên đó ko bán. Nhưng chị em nào sắp đến kỳ kinh thì không nên đi, vì nếu có kinh là Bất Tịnh thì sẽ không được sám hối, không được ngồi thiền, nói chung là không được tham gia lễ lạt.
- Nên mang theo 1 ít bánh kẹo, đồ ăn nhanh…để ăn lúc đói, vì ở trên đó 5h chiều đã ăn cơm nên tối hay đói lắm.
- Trên đó có sẵn mì tôm, nhưng không phải là những loại mỳ như Hảo Hảo, Tiến Vua, … nên nếu muốn ăn những loại mì đó thì nên mang theo.
- Trên đó không được phép dùng điện thoại, khi đăng ký luôn điện thoại cho thầy, nên mấy ngày ở trên đấy là không liên lạc với ai được. Nếu có nhu cầu dùng điện thoại, thì nên cất kỹ trong túi, đừng để thầy thấy. Điện thoại phải luôn luôn đặt ở chế độ im lặng. (Nhưng nên mang theo điện thoại để dùng, còn liên lạc và nhất là báo thức, vì ở đó dậy sớm lắm. Còn ví tiền, giấy tờ gì quan trọng, nên gửi thầy khi đăng ký. Trên đó không dùng gì đến tiền đâu nên không phải lo). Không lo mất mát gì đâu, vì đợt nào ít người ở sẽ không lộn xộn và an ninh tốt.

6. Khi lên, cứ hỏi văn phòng, rồi đăng ký với thầy xin ở lại ( thầy Huệ Tĩnh). Văn phòng của thầy nằm ở ngay tay phải của nhà 5 tầng ( lên đó cứ hỏi nhà 5 tầng là mấy ông gửi xe họ chỉ cho, chứ nhìn thì sẽ không thấy 5 tầng đâu, vì chỉ có 2 tầng trên mặt đất, còn 3 tầng dùng để ở thì nó lại nằm bên dưới, nếu đứng ở sân sẽ không thấy được ).
Sau khi đăng ký xong, cầm giấy chứng nhận tập tu (đại loại thế) xuống khu phòng ở gặp cô Đàm Minh (nếu là khách ni). Cô hiền lắm. Tốt nhất là nên cố gắng tìm gặp cô, vì cô phụ trách khu phòng ở của bên ni (nữ). Cô sẽ dạy cách ngồi thiền.

7. Ở đấy có nhà vệ sinh, nhà tắm rất sạch sẽ, có nóng lạnh, có chỗ phơi quần áo, nói chung là đầy đủ lắm. Có đầy đủ gối chăn nên không phải mang theo đâu. Không có muỗi nên không cần màn.

8. Giờ giấc sinh hoạt ở đó như sau :
- Sáng 3h dậy, làm vệ sinh cá nhân
- 3h30 đi thiền đến 4h30 hay 5h30 gì đấy.
- 6h đi ăn cơm, phải xếp hàng theo các thầy, cô
- Ăn đến tầm 7h hoặc 7h30 ( Cái này tùy, nhưng thời jan ăn chỉ đúng 30 phút, còn lại là xếp hàng, rồi đọc kinh, nghe các thầy dặn dò……).
- Sau đó nếu có lịch (các thầy sẽ phổ biến sau khi ăn cơm) thì sẽ đi học, nếu không thì sẽ quét dọn xung quanh chỗ mình ở, sân Thiền viện (có tý xíu thôi, ít lá rụng lắm), hoặc vào bếp giúp các cô. Nói chung là cứ tìm việc mà làm. Cái này là tùy tâm, không ai ép. Nếu không muốn làm có thể chỉ cần lau dọn khu mình ở, xong rồi vào ngủ tiếp cũng chẳng sao.
- 11h ăn cơm. Lại tiếp tục cái hành trình xếp hàng, lấy cơm, ngồi ngắm bát cơm chán chê mới đc ăn. Tầm 12h là ăn cơm xong. Về ngủ đến 14h30
- Nếu buổi chiều có lịch học thì sẽ học, còn không cứ như sau khi ăn sáng.
- Tầm 17h là có cơm chiều ăn. Đạo Phật coi bữa chiều là bữa cơm của ma quỷ nên sẽ ko có cảnh xếp hàng, chủ yếu là cho những người gọi là tu sỹ ăn thôi, còn các thầy cô không ăn.
- 18h00 đi sám hối.
- 19h30 - 21h : Thiền.
- 21h00 đến 3h sáng: Ngủ
Thời gian trên đấy trôi chậm cực kỳ luôn, nhất là mấy ngày đầu chưa quen. Lên trên đấy nếu không có điện thoại, sẽ mất luôn cả khái niệm về thời jan. Nói chung là những ngày đầu tiên, sẽ thấy một ngày trên đấy bằng một năm ở thành phố.
9. Trên đấy ni ( nữ ) và tăng ( nam ) không được nói chuyện với nhau, ngồi cách nhau tối thiểu là 3-4m. Nam ở khu riêng, nữ ở khu riêng. Nếu các thầy cô bắt gặp đc cảnh 1 nam 1 nữ hoặc 1 nam 2 nữ hoặc 1 nữ 2 nam, hoặc 2 nữ 2 nam ngồi chung với nhau, 1 là sám hối trước toàn thể mọi ng trước bữa cơm, nặng thì xin mời xuống núi (Nếu 1 nhóm nam và 1 nhóm nữ tu sỹ ngồi với nhau thì lại không sao , tất nhiên là trước 7h tối ).

10. Thiền viện có bán quần áo dùng cho thiền viện. Nếu có điều kiện hoặc định lên nhiều lần nữa thì nên mua, lần sau lên đỡ phải mua hay mượn. Nếu mua, nên mua 1 bộ gồm quần, áo và áo choàng. Nếu không thì có thể mượn ở Thiền viện nhiều lắm nhất là dịp vắng.
11. Về vấn đề công đức : Cái này là tùy tâm, có thể bỏ vào hòm công đức ở chính điện ( chỗ sám hối và ngồi thiền ) hoặc trước lúc về, lúc lấy lại ví, giấy tờ có thể đưa cho thầy chỗ văn phòng lúc mình đăng ký vào ấy. Ở đó có sổ công đức, thầy sẽ ghi tên, sđt và số tiền mình công đức vào.
12. Về vấn đề ăn uống:
- Ăn đồ chay, không khác đồ thường, tuy nhiên các cô nấu hơi khó ăn.
- Đồ ăn nguội.
- Bữa chiều thường phải ăn cơm canh, thức ăn thừa của bữa sáng và bữa trưa (Yên tâm là vẫn sạch sẽ )
- Bữa sáng và bữa trữa (Bữa ăn chính) luôn có hoa quả, có thể lấy bao nhiêu thì tùy. Chả ai nói gì. Toàn là đồ công đức thôi mà. Nhiều lắm. Không ăn là nó hỏng (Toàn quả ngon vì là đồ cúng nên mọi người đã chọn lựa kỹ)
- Những bữa đầu tiên, nên lấy ít cơm và ít thức ăn thôi, đừng có tham thử nhiều, vì chắc chắn sẽ không hợp khẩu vị với những người chưa bao giờ ăn đồ chay. Bắt buộc phải ăn hết, không được bỏ, không được đổ đi, nên chỉ lấy ít thôi, nếu không sẽ bị rơi vào tình trạng nhắm mắt nhắm mũi mà nuốt. Khi ăn quen rồi, có thể tùy chỉnh lượng cơm và thức ăn tùy thích.
- Nên lấy nhiều canh, vì bữa cơm trên đó, canh là thứ dễ ăn nhất.
- Ăn xong fải tự rửa bát.


[size=2]Các Yoer nghiên cứu nhé, 1/7 này mình lên trên đó tu 1 tuần 3congratz3[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)