[size=4][/size]
[size=4]Ăn chay vui vẻ[/size]
[size=4]“Không thể vui hơn được nữa!” – Minh Ngọc, HS Trường chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa), tâm sự vào một ngày đẹp trời. Ngọc quyết định sẽ ăn chay trường cùng với bà ngoại của mình theo lối sống hướng đạo.[/size]
[size=4]Từ đó, cô học trò nhỏ này trung thành với những món rau củ, đậu hũ và quên bẵng những món thịt cá. Chưa hết, Ngọc còn tập cho mình lối sống dễ thương là ăn chay và đi bộ đến trường thay vì đạp xe hoặc nhờ bố mẹ chở.[/size][size=4]
[/size]
[size=4][/size]
[size=4]Ảnh minh họa[/size]
[size=4]—–[/size][size=4]
[/size] [size=4]Không quá khó khăn để chế biến những “thực phẩm xanh”. Minh Ngọc đi học về là nhặt rau, rửa đậu hũ và thực hiện những món ăn chay ngon tuyệt. Kết quả là sau hai năm ăn chay, Ngọc đã sở hữu kha khá bí kíp nấu ăn nhờ bà ngoại hướng dẫn, sống tích cực hơn và cực kỳ yêu động vật nữa! Cô bạn gọi những món ăn chay này chính là “thuốc vui vẻ” vì sau bữa ăn Ngọc cảm giác rất thoải mái, không có tí tội lỗi với những chú cá, chú heo.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Lựa chọn tình cờ của cô bạn Hoàng Mai – SV ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM – khi bạn ấy biết được ăn món ăn động vật sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Cụ thể khi nuôi dưỡng heo, bò và các động vật lấy thịt khác sẽ tốn lượng thức ăn lớn, khí thải ra môi trường nhiều và hàng loạt vấn đề ô nhiễm khác. Hoàng Mai quyết định ăn chay trường là giải pháp bảo vệ môi trường của mình.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Muốn giảm cân và xả giận thì… ăn chay![/size]
[size=4]Ngoài những bạn trẻ ăn chay vì lý do cực kỳ dễ thương thì không ít bạn trẻ lại xem việc ăn chay như hình thức giảm cân và giữ eo. Các bạn ấy thường ăn chay theo cách ăn cơm trắng với nước tương (xì dầu), vì sợ ăn chất đạm và chất béo sẽ mập. Tuy nhiên, khi ăn chay như vậy các bạn ấy thường cảm giác đói bụng và lại ăn các món có nhiều đường trà sữa, kem, bánh ngọt… nên càng mập hơn![/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Bạn P.H. – HS Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM) – cân nặng 60kg, bị bạn bè trêu chọc hơi mập đã lập tức lên chiến dịch ăn chay giảm cân. P.H. tránh hết những thức ăn mà mẹ bạn ấy làm cho, mà cô nàng ăn cơm trắng với nước tương suốt hai tháng. Tưởng chừng P.H. đã giảm cân nhưng lại tăng thêm 2kg và có hôm lại bị ngất xỉu vì hạ đường huyết.[/size]
[size=4]Bạn N.A.T. – HS Trường THPT Thực hành sư phạm (Q.5, TP. HCM) – sau khi có rắc rối trong chuyện tình cảm học trò đã quyết định ăn chay nhằm mong chờ cậu bạn ấy thay đổi quyết định “tạm ngưng gặp mặt”. Không biết hiệu quả có tích cực hay không nhưng cô bạn cùng với gia đình đã có những cuộc “chiến tranh lạnh” vì mẹ bạn ấy thì muốn ăn mặn nhưng bạn ấy nằng nặc đòi ăn chay. Thế là gần một tháng bạn ấy ăn mì gói chay ba bữa một ngày. Và kết quả thì chắc chắn teen mình cũng đoán được chính là… một gương mặt chi chít mụn![/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Ăn chay phải khoa học[/size]
[size=4]Vậy ăn chay là ăn làm sao, có ảnh hưởng đến sức khỏe không, và ăn chay thế nào thì hợp lý… Hãy cùng nghe tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM nhé![/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]* Ăn chay hiện nay rất phổ biến, nhưng nhiều teen còn chưa rõ ăn chay là ăn những gì. Mong bác sĩ nói rõ cho các bạn trẻ biết ăn chay là ăn như thế nào?[/size]
[size=4]- Ăn chay có nhiều dạng. Theo định nghĩa của từ điển Merrian-Webster thì “ăn chay là nguyên lý sống dựa trên một chế độ ăn dùng rau, trái cây, ngũ cốc, đậu đỗ và đôi khi trứng hoặc sản phẩm từ sữa”. Còn ăn chay toàn bộ thì ăn các sản phẩm nguồn gốc từ thực vật và không dùng bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc động vật, kể cả sữa, trứng, mật ong…[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]* Thưa bác sĩ, ăn chay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các teen?[/size]
[size=4]- Đậm độ năng lượng trong thức ăn ăn chay thường thấp hơn ăn mặn nên ít bị tăng cân hơn. Chế độ ăn từ thực vật giúp giảm cholesterol và lượng chất béo no trong khẩu phần, giảm protein động vật, đồng thời giàu chất xơ, do đó giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường type 2, ung thư đại trực tràng và tiền liệt tuyến.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Tuy nhiên, caroteen trong thức ăn thực vật có hiệu quả sinh học và hấp thu kém hơn vitamin A trong thức ăn động vật, sắt và kẽm có hàm lượng thấp và cũng khó hấp thu hơn trong thức ăn động vật. Thiếu sắt va kẽm gây ra hậu quả không tốt với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ như thiếu máu, chán ăn, giảm sự phát triển của trí tuệ nếu kéo dài, giảm khả năng miễn dịch…[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Lượng canxi trong ăn chay thường thấp, hơn nữa trong thức ăn thực vật hay chứa nhiều oxalate, phytat và chất xơ là những chất cản trở sự hấp thu canxi. Với thiếu niên, nhu cầu về sắt, canxi khá cao, nên chú ý bổ sung đầy đủ để tránh thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng học tập và tránh loãng xương về sau.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]* Nhiều bạn có xu hướng ăn chay để giảm cân hay giữ dáng, bác sĩ nhận xét gì về việc này?[/size]
[size=4]- Bạn nên tìm hiểu kỹ mặt lợi và hại trước khi thực hiện. Mỗi người có một nhu cầu riêng tùy theo thể trạng. Giữ cân nặng hợp lý rất có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý để không ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển. Ăn uống cần đi đôi với luyện tập mới đảm bảo sức khỏe tốt nhất.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]* Bác sĩ cho biết ăn chay thế nào là hiệu quả với các teen?[/size]
[size=4]- Tốt nhất là nên ăn chay xen kẽ với ăn mặn, giúp giảm nguy cơ bệnh, tránh lên cân nhiều nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cho phát triển và học tập. Nếu bạn ăn chay, nên chọn chế độ ăn chay có sử dụng trứng và sữa.[/size]
[size=4]Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi ăn chay để có chế độ ăn chay đầy đủ chất. Bổ sung một số khoáng chất và vitamin nếu cần. Tham khảo tháp dinh dưỡng cho người ăn chay.[/size]