[size=4]Muôn vàn lí do[/size]
[size=4][/size]
[size=4]Những lí do chủ yếu mà teen đưa ra thường là liên quan đến chuyện bạn bè, tình cảm và vui chơi. Nhất là với những du học sinh tại những quốc gia gần hay trong khu vực thì chuyện “đi đi về về” cũng là…bình thường.[/size]
[size=4]Trường hợp của Hoàng Thịnh, 18 tuổi, anh chàng la du học sinh tại Nhật, nhà vốn ở Sài Thành, lại là gia đình giàu có, thanh thế H.Thịnh lại là cháu đích tôn, được cả dòng họ cưng chiều nên H.Thịnh không bao giờ phải khổ sở chật vật khi lo đến những khoản tiền ăn, tiền nhà, tiền học hay tiêu dùng. Biết lợi thế của gia đình mình nên H.Thịnh rất dửng dưng với việc học. Không chỉ thế, anh chàng thường xuyên tham gia vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng.
[/size]
[size=4]
Đối với 1 số teen thì du là chính, học là phụ![/size]
Đối với 1 số teen thì du là chính, học là phụ![/size]
[size=4]—–[/size][size=4]
Trong một lần về Việt Nam nghỉ hè, Thịnh quen Hồng Anh, 16 tuổi. Hồng Anh tuy nhỏ hơn H.Thịnh 2 tuổi, nhưng lại khá chững chạc. Cô nàng cũng xinh đẹp nên được rất nhiều chàng trai dòm ngó. Tính khí H.Thịnh thì thất thường lại hay ghen tuông, nên cứ mỗi lần cảm thấy không hài lòng với H.Anh chuyện gì, hay chỉ cần cãi nhau 1 chuyện nhỏ xíu, H.Thịnh cũng “không chịu nổi” mà bay về Việt Nam. H.Thịnh cứ cho rằng như vậy là cách giữ người yêu tốt nhất, nhưng anh chàng đâu biết được chính những lần bay về như thế, anh chàng càng khiến H.Anh cảm thấy anh chàng quá nông nổi, không thể là chỗ dựa lâu dài.[/size]
[size=4]Khác với H.Thịnh, Hữu Phúc, 19 tuổi là du học sinh Mỹ. Trước kia, Hữu Phúc vốn là học sinh của một trường chuyên trong thành phố. Học giỏi nên H.Phúc được gia đình rất cưng. Anh chàng hầu như muốn gì được nấy. Chuyện tiền bạc chưa bao giờ trở thành vấn đề lớn trong suy nghĩ của H.Phúc. Một đặc điểm của H.Phúc là H.Phúc chơi với bạn bè rất nhiệt tình, thậm chí chơi đến quên mình. Anh chàng sẵn sàng chia tay cà người yêu nếu như giữa bạn bè và người yêu có xích mích.[/size]
[size=4]Một năm, gia đình thường cho H.Phúc về thăm nhà 2 lần: vào kì nghỉ Noel và kì nghỉ hè. Thế nhưng, cảm thấy chưa đủ và để tự thưởng cho những ngày tháng học hành vất vả ở Mỹ, thỉnh thoảng H.Phúc tranh thủ thêm những ngày nghỉ ngắn ngủi để trốn về., dù mỗi lần như thế, ba mẹ cũng tốn thêm một khoản kha khá. Anh chàng cho rằng đó là cách xả stress và cũng là để tự thưởng cho mình vì đã học tập chăm chỉ.[/size]
[size=4]Những teen nông nổi như thế thường là các nam sinh. Bởi các du học sinh nữ thường bình tĩnh hơn và ít ai dám một thân một mình làm những chuyện “động trời” như vậy.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Không phải chỉ "đại gia" mới có thể trốn về[/size]
[size=4]Mỗi người một hoàn cảnh, một lí do và không chỉ có các “đại gia tuổi teen” mới trốn về. Học theo bạn bè và cũng bởi bản tính bồng bột, Thiên An, 17 tuổi cũng từng nhiều lần trốn về nước.[/size]
[size=4]Thiên An vốn là người Bến Tre. Bố mẹ An tuy không giàu có, nhưng cũng cố gắng “thắt lưng buộc bụng” cho con đi học. Ngày ở nhà T.An vốn rất hiền nên bố mẹ cho T.An đi du học từ khi anh chàng chỉ 14, 15 tuổi. Cuộc sống ở đất nước Singapore khá nhàn hạ nên anh chàng đã quên hoàn cảnh gia đình mình. Không giàu có và cũng không được gia đình cung cấp rủng rỉnh như người khác, thế nhưng T.An vẫn nhịn ăn, nhịn xài, nhịn mua sách vở để có tiền trốn về vi vu với bạn.[/size]
[size=4]Anh chàng thường ít về quê Bến Tre nhưng cứ mỗi dịp nghỉ cuối khóa thấy bạn bè về nhà là anh chàng gợi ý để về thăm “quê bạn”. Nhiều lần không đủ tiền, T.An vay mượn khắp nơi, nói dối bố mẹ về tiền học và tiền chi tiêu để có tiền đi chơi với bạn. Khi thì anh chàng về Việt Nam, lúc khác anh chàng lại bay qua những nơi khác. Bố mẹ An thì ở nhà cứ nghĩ con học hành vất vả, lại không cho con về thăm nhà thường được nên rất thương. Có bao nhiêu tiền ở nhà, bố mẹ An cũng gửi cho con hết, chỉ mong con thành tài. Có những khi An vòi tiền mà không có, bố mẹ An phải chạy vạy vay mượn, cầm nhà bán đất chỉ lo con…bị khổ.[/size]
[size=4]Để có tiền trang trải cho những cuộc vui chơi như thế, nhiều teen phải nhịn ăn, đi làm thêm nghỉ học, hay đôi khi còn dùng tiền học phí để “ứng trước” cho những khoản vui chơi. Tất nhiên số đó là rất ít nhưng teen không sa vào thì thôi, khi đã ham chơi thì “chơi đến cùng”.[/size]
[size=4]
[/size]
[size=4]Hậu quả[/size]
[size=4]Mỗi lần nghỉ học trốn về như vậy đều tốn một khoản chi phí rất lớn, đó là chưa kể đến những phát sinh ngoài lề. Về phần học thì khỏi cần nói, đi đi lại lại thường xuyên khiến teen bị mất tập trung trong việc học. Teen dễ dàng bị phân tán sự tập trung và lúc nào cũng muốn…trốn về. Như vậy, thời gian học lại càng kéo dài, kết quả học tập thì ngày càng đi xuống. Từ đó, teen dễ dàng trở nên chán nản và dễ đi .[/size]
[size=4]Chưa kể đến những nguy hiểm xung quanh những lần vui chơi ấy. Như trường hợp của T.An ở trên, một lần về quê bạn chơi, anh chàng uống say rồi lái xe nên bị tai nạn giao thông phải vào bệnh viện. Qúa hoảng hốt, người bạn của T.An chỉ còn cách báo về gia đình. Lúc biết được sự thật, không chỉ Bố mẹ An mà rất nhiều người chưng hững và lắc đầu.[/size]
[size=4]An sau lần ấy cũng phải nghỉ học dài ngày cho đến khi bình phục. Lúc trở lại trường học thì đã quên hết và phải học lại rất nhiều thứ. Anh chàng gần như bỏ dở hơn 1 năm và tốn thêm biết bao chi phí, bao vất vả để xin được đi học lại.[/size]
[size=4]Qúa dễ dãi với bản thân và tự bào chữa cho mình nhiều lí do khiến teen sa đà vào những lần vui chơi không chính đáng. Dù với bất kì nguyên nhân nào, thì cũng không nên bồng bột như vậy, teen nhé!
3blingeye3 3bye3
[/size]