[justify] Một hiện tượng học đường? [/justify]
[justify]Ở lòng chảo “Điện Biên”, các vụ “tay đôi”, “tay ba”, “hội đồng”…diễn ra thường xuyên như cơm bữa khiến thành phố này nhanh chóng trở thành điểm nóng của nạn bạo lực học đường, nổi cộm hơn cả là các vụ ẩu đả của nữ sinh. Theo sát nút là Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Nhưng theo hầu hết teen thì mọi thống kê đều không chính xác. Con số này tăng lên mỗi ngày, không thể kiểm soát và những video được tung lên mạng chỉ là một phần rất nhỏ. [/justify]
[justify]Đơn cử như một trường hợp diễn ra suốt 2 năm học ở trường THPT Đ.K [/justify]
[justify]Đầu nhuộm 3 màu, thuốc lá phì phèo, khạc nhổ và “nhả ngọc” liên hoàn là những gì các teen Đ.K nói về “chị” H.T. Khi thì đòi nợ, khi thì giúp người quen giải quyết xích mích, thỉnh thoảng lại có vài trận dạy dỗ “kinh thiên động địa” với những em không vâng lời, T dần trở thành nỗi ám ảnh và khiếp sợ của các nữ sinh Đ.K. Và mặc dù đã “ra trường” từ lâu nhưng khi nhắc đến T, nhiều teen vẫn biến sắc và dè chừng.
T.C, một học sinh trong trường kể: “Lần nào tan học cũng đụng chị T trước cổng trường, biết điều thì chào rồi đi cho nhanh còn không thì bị gọi lại cho mấy cái bạt tai. Nhìn gương cái N bên lớp C, dám “lườm đểu” chị ấy, bị gọi hội vây đánh ngay ngã 3 gần trường đến nỗi phải nghỉ học cả tuần. Còn cái H con nhà giàu nên tính đỏng đảnh, bị chị T dạy bảo cho mấy câu trong WC mà sợ đến nỗi nằng nặc chuyển trường. May mà giờ chị ý đã vô trại giáo dưỡng nếu không trường này loạn mất, chẳng ai dám yên tâm học.”
Không riêng gì C, các học sinh khác đều tỏ ra e dè khi phải động đến chị T. Và cho dù T đã ra đi nhưng còn rất nhiều “Tiểu T” ở lại, ghê gớm không thua bậc tiền bối.[/justify]
Dao tông và mã tấu thường được các nhóm học sinh sử dụng để trả thù nhau. Ảnh: Đ.Q.
[justify] Lý do “quá đủ” để tung nắm đấm!
Nếu nghe về lý do của các cuộc cãi vã, đánh đấm của các teen girl thì không ít người sẽ phải giật mình thon thót. Và nếu ai đó có suy nghĩ những “pha hành động” made by teen sẽ rất…teen, khác xa với người lớn thì người đó hoàn toàn sai lầm. [/justify]
chiến”:
[justify]Một cái liếc mắt bị cho là “nhìn đểu”, một lời nói xấu, một người đưa chuyện rồi tam sao thất bản…, các kiểu nợ nần, đắc tội cho đến đánh ghen, các vụ trả thù “lâm ly” như phim chưởng Hồng Kông, teen girl có trăm ngàn lý do để bao biện cho hành vi “động thủ” của mình. [/justify]
[justify]Nhiều teen không còn xa lạ với các vụ “ngứa mắt đánh nhau” của bạn bè. Những lý do tưởng chừng vụn vặt, vô lý cũng đủ gây ra một trận chiến “xôn xao dư luận”. Kèm theo những pha giứt tóc, đấm, đá, cấu, véo, tát…là những bản “rap chợ búa” rợn da gà và màn xé quần áo hung hăng đến đáng sợ. Nếu tường thuật 10 vụ xô xát thì có đến cả 10 đều được mô tả “bậy, hung hãn và vô lý”. [/justify]
[justify]Các trận đánh nảy lửa này cũng thường không cân sức với một nạn nhân hoặc kẻ yếu thế hơn phải đầu hàng nhưng vẫn bầm giập thâm tím hoặc chiến đấu tới cùng và…bầm dập thâm tím. Vây quanh là hàng chục teen…trầm trồ theo dõi, người để thỏa trí tò mò, người reo hò cổ vũ, hăng hái thuyết minh, người lặng lẽ…ghi hình…nhưng người đứng ra can ngăn thì cực kỳ hiếm, kể cả người lớn.[/justify]
Một vụ ẩu đả trước cổng trường Trần Phú.
[justify] Danh dự, thương tổn… = Hả dạ?
Nhiều teen biện bạch cho hành vi thiếu nữ tính và văn minh này với lý do tự vệ, bảo vệ danh dự và tài sản.
M.Hoàng (THPT VĐ) đã từng chứng kiến nhiều vụ giằng co, xô xát và cãi vã của học sinh trong trường với nhau và cả trường ngoài. Cô bạn cho biết các vụ đánh nhau của nữ sinh ngoài tay đôi còn có đánh tập thể, các nhân vật chính cũng luôn dẫn theo bè cánh, người quen để cổ động và làm điểm tựa. Nguyên nhân thì có đến 1001 như người này nói xấu người kia rồi bị đặt điều, thêm thắt, nợ không trả, xích mích, đánh ghen…nhưng chung quy chỉ toàn là chuyện bé xé ra to mà các bạn gái kém hiểu biết và sẵn tính côn đồ nghĩ làm như thế sẽ thị uy được và để…bõ ghét.
“Khi đã đánh nhau rồi thì có mặc váy cũng tung chưởng rất hung hăng. Các cô nàng mắt kẻ, miệng son khi đã vào trận thì không còn ý thức gì đến xung quanh, đầu bù tóc rối, áo quần xộc xệch cũng mặc kệ. Chỉ có điều tư cách và danh dự của họ đã bị hạ xuống kịch kim khi họ hành xử và chửi bới những câu thô thiển như vậy” [/justify]
[justify]“Chắc các bạn ấy nghĩ giải quyết mọi chuyện bằng nắm đấm rất hữu ích. Như mình là con trai còn sợ vướng vào cãi lộn chứ chưa nói gì đến đánh nhau. Chưa bao giờ mình nghĩ chọn động thủ sẽ là giải pháp hay cho mọi vấn đề. Gặp con gái như thế chắc mình sợ chạy mất dép. Bị thương ngoài da còn là nhẹ chứ danh dự của phái yếu, tư cách học trò và rất rất nhiều thứ quý giá chỉ để đổi lấy sự hả dạ thì thật không đáng. Chưa kể nếu bị đưa lên Hội đồng kỷ luật của trường có thể bị đuổi học như chơi, nói xa hơn con gái như thế cũng dễ ế chồng hoặc lấy phải người không ra gì lắm!” [/justify]
T.P
Cảnh báo xuống cấp đạo đức học đường
Viện KSNDTC đã thống kê các vụ việc liên quan tới trẻ vị thành niên cho biết, nếu năm 1986 con số người thành niên phạm tội mới ở con số 3.607 người thì tới 1996 đã tăng gấp 3: 11.726 trường hợp. Tới năm 2005 số người chưa thành niên phạm tội trên toàn quốc là 28.476. Số thanh niên đang nghiện hút ma túy gia tăng ngày càng nhiều trong môi trường học đường. Nếu năm 2004 có 600 HSSV nghiện ma túy thì năm 2007 là 1.234 HSSV.
[justify] “Tiên học lễ…” - đó là câu khẩu hiệu trang trọng nhất đón học sinh mỗi khi bước vào cổng trường như một lời nhắn nhủ gửi gắm không chỉ của những người làm giáo dục mà của cả xã hội đối với học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Thế nhưng thời gian gần đây, nhiều những biểu hiện của học sinh trong các trường làm các bậc phụ huynh giật mình lo lắng: “Không biết trong trường con mình có được an toàn?”…[/justify]
Bị bạn rạch nhiều vết dao lam trên mặt - một trong những nạn nhân của hậu quả “Bạo lực học đường”.
[justify] Hành xử như “xã hội đen” [/justify]
[justify]Một vụ việc học sinh nổi máu côn đồ đã xảy ra vào tháng 4 năm nay ở một nhóm học sinh lớp 9 và lớp 12 của trường THCS Nhân Văn (Tân Phú, TP HCM). Không chỉ có vậy nhóm côn đồ nhí này còn rủ thêm HS cùng khối tại Đà Lạt để xử bạn ngay tại đây trong chuyến dã ngoại. Vụ việc khiến nhà trường buộc phải xử lý đình chỉ học tập 9 học sinh và hạ một bậc hạnh kiểm với 10 em. [/justify]
[justify]Nam học sinh đánh lộn dù sao cũng còn dễ giải thích hơn còn những trường hợp “nữ quái” trong trường ra tay không những không kém mà còn “tàn độc” hơn nhiều thì thực sự là chuyện hết sức đáng lo ngại.
Như vụ việc tại trường THCS Phan Công Hớn, Bà Điểm, Hóc Môn đã xảy ra chuyện 2 nữ sinh Nguyễn Thị Mộng Thúy 16 tuổi lớp 9 và Lại Quý Phụng 14 tuổi học sinh lớp 8 hành hung một bạn nữ lớp 9 khác bằng cách dùng dao lam rạch mặt. Nữ sinh bị trả thù đó là Nguyễn Kiều Khanh 15 tuổi học lớp 9 cùng trường. Đau lòng hơn khi lần đánh dằn mặt này không phải là lần đầu với 2 nữ sinh Thúy và Phụng. Nạn nhân Kiều Khanh đã phải nằm viện điều trị thẩm mỹ hết nhiều ngày. Vụ “đòn thù” này khiến Khanh phải chịu tất cả 22 vết khâu từ trán xuống má, cằm…
Nữ sinh Thúy và Phụng không chỉ là nỗi sợ của riêng Khanh mà còn là nỗi nể sợ của hầu như tất cả học sinh trong trường trên. Bởi cứ học sinh nào làm “mếch lòng 2 bà chị” này là lập tức 2 chị điều ngay một nhóm choai choai “đập” cho biết lễ độ. [/justify]
[justify]Vào năm 2006 cả 2 “nữ sinh quái đản” này cũng từng gây ra một vụ tương tự và bị Công an Bà Điểm - Hóc Môn tạm giữ… Hiệu trưởng Trường Phan Công Hớn chỉ biết kêu trời! Song hình thức kỷ luật cao nhất nhà trường áp dụng cho 2 trường hợp trên chỉ là đuổi học 1 năm. [/justify]
7 nút cúc áo của một nữ sinh bị giằng đứt
Những con số nhức lòng
[justify]Trên 70 bản tham luận của rất nhiều nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục học của Trung ương, địa phương trong toàn quốc đã được thông qua tại Hội thảo toàn quốc “Giáo dục đạo đức học sinh - sinh viên: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức tại Biên Hòa - Đồng Nai ngày 17/7 đã cho thấy toàn cảnh một bức tranh về thực trạng đạo đức của HSSV đang suy thoái ngày càng nghiêm trọng với số vụ việc vi phạm liên quan tới cả pháp luật ngày càng gia tăng.
Viện KSNDTC đã thống kê các vụ việc liên quan tới trẻ vị thành niên cho biết, nếu năm 1986 con số người thành niên phạm tội mới ở con số 3.607 người thì tới 1996 đã tăng gấp 3: 11.726 trường hợp. Tới năm 2005 số người chưa thành niên phạm tội trên toàn quốc là 28.476.
Trong đó nhiều hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn và bạo lực ở mức độ rất nghiêm trọng: Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng… còn nếu tính tỷ lệ số người chưa thành niên phạm tội trong cả nước phải chiếm từ 55 tới 65%.
Số thanh niên đang nghiện hút ma túy gia tăng ngày càng nhiều trong môi trường học đường. Nếu năm 2004 có 600 HSSV nghiện ma túy thì năm 2007 là 1.234 HSSV. Việc sử dụng ma túy tổng hợp trong HSSV ngày càng tăng, chưa thể kiểm soát được. [/justify]
[justify]Một khảo sát tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an quản lý cho biết, số trẻ vị thành niên phạm pháp lên tới 3.448 em. Trong đó 1.666 em từ nông thôn và 1.782 em từ thành phố, thị trấn, thị xã. Hầu hết đều từ lứa tuổi 12 tới 18. Hành vi phạm tội gồm ma tuý, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, giết người, cướp giật, cưỡng đoạt, lừa đảo…[/justify]
[justify]
GS-TS Vũ Dũng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tâm lý Giáo dục Việt nam đã nhận định tại một cuộc họp trên với các Chuyên gia tâm lý giáo dục: Hành vi lệch chuẩn đạo đức trong SVHS mà ngành Giáo dục đang phải đối mặt hàng ngày để uốn nắn các em là rất nhiều như: Vi phạm luật giao thông, bạo lực trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, tham gia tệ nạn như mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu… Hành vi lệch chuẩn còn là: Sống hưởng thụ, ăn chơi xa hoa, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện không dám đấu tranh với cái sai…[/justify]
[justify] Điều tra trong 600 SV tại 5 trường ĐH lớn của Hà Nội năm 2006 cho biết 69,7% SV cho rằng SV hiện nay coi trọng lối sống thực dụng, 31,2% cho rằng hiện chưa có khát vọng về cuộc sống lập thân lập nghiệp vì tương lai và 21,8% cho là SV có biểu hiện mờ nhạt về hoài bão, lý tưởng… [/justify]
[justify]
Thế nhưng các đại biểu cũng nhìn nhận thẳng một vấn đề nói như GS-VS Phạm Minh Hạc: “Dù biết là như vậy nhưng do thay đổi của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập, môn giáo dục đạo đức cho HSSV phải thay đổi cho phù hợp với xu thế. Có thể nói giáo dục đạo đức của ta hiện được ví như trong cảnh đang phải “húp bát cháo nóng”. Tức là đã “đói” lắm rồi nhưng ta cũng phải ăn dần nếu không muốn bị chết phỏng”. [/justify]
[justify]
Việc giáo dục đạo đức cho HSSV nước ta đã và đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cấp bách nhưng vai trò không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội[/justify]