[size=2]Trước hết : Nếu bạn tâm đắc thì hãy cố nán lại đọc nhé.Tớ không ép mọi người đọc.
Ai hiểu thì reply chứ đừng spam.
@ Mod : Mọi reply kêu ca quá dài hay spam thì nhờ Mod del dùm em với ạ.
“Chắc cái lỗi lớn nhất của thế hệ chúng tôi chính là do thế hệ chúng tôi đã được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước cực kỳ khó khăn, nên thế hệ chúng tôi không có nhiều thời gian giáo dục các bạn về tinh thần và văn hoá!” - tâm sự của một độc giả Tuần Việt Nam. [/size][size=2]Đọc loạt bài [/size][size=2]"Người Việt xấu xí"[/size][size=2] và liên hệ đến thực tế thường gặp trong cuộc sống, tôi bỗng nhớ đến câu nói của một tướng không quân Mỹ thời "Chiến tranh ném bom phá hoại Miền bắc" khoảng 40 năm trước đây: “Sẽ đưa Việt Nam chúng ta trở về thời kỳ đồ đá”.
Thế hệ chúng tôi đã chứng minh cho thế giới thấy sự sai lầm của câu nói "loạn ngôn" kia.
Vậy mà hôm nay, tôi lại thấy hình như câu nói ngớ ngẩn ấy có phần nào đã thành hiện thực?
Nhưng dường như sự phát triển kinh tế của chúng ta càng nhanh bao nhiêu thì sự xuống cấp về góc độ văn hoá lại cũng nhanh bấy nhiêu! Rất tiếc rằng, chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ XXI hiện đại và văn minh, nhưng cách hành xử của con người với con người và con người với thiên nhiên trong đất nước hoà bình của chúng ta hiện nay lại có phần nào giống với cách hành xử của những người trong thời kỳ đồ đá vậy!
Người lớn không làm gương?
Trong một ý kiến phản hồi loạt bài "Người Việt xấu xí" có bạn đã viết rằng nguyên nhân do "người lớn không làm gương!". Là người trong thế hệ cha chú,"của thế hệ 8X, 9X, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
Khi bạn thấy một bác già vượt đèn đỏ ở một ngã tư nào đó, thì bạn hãy bỏ qua và cứ tin rằng, bác ta bị "mù màu", hoặc trước đây bác ấy là lái xe trên đường Trường sơn nhiều năm nên hay có thói quen "vượt trọng điểm" ấy mà …
Lúc nào đó bạn thấy một bác già chen ngang nơi công cộng thì hãy rộng lòng một chút và nghĩ rằng, ngày xưa hàng hoá rất hiếm, chắc bác ấy quen chen lấn để mua được vài lạng thịt tem phiếu mang về giành cả cho chúng mình …
Còn việc "cảm ơn" và "xin lỗi" thì bạn hãy thử mở lòng mình một chút và nghĩ rằng: có thể vì trong lửa đạn chiến trường một lời như vậy chỉ làm phiền lòng đồng đội. Khi ai đó chẳng tiếc cả mạng sống của mình thì một lời "cảm ơn" hay "xin lỗi" có nghĩa gì đâu? Và cũng có khi, chưa ai kịp "cảm ơn" hay "xin lỗi" thì cả hai đã mãi mãi không làm được việc đó!
Thế hệ ông bà của các bạn (bố mẹ của chúng tôi) đã làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Và chỉ hơn một năm sau, họ lại phải dùng gậy tầm vông với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", đã chống lại xe tăng, máy bay của kẻ thù, bảo vệ tinh thần bất tử của Bản Tuyên ngôn độc lập.
Rồi bao nhiêu máu xương đổ thêm 9 năm mới giành được một nửa đất nước từ ngoại bang bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại. Ông bà của các bạn đâu có được nghỉ, họ lại dẫn dắt chúng tôi và cùng chúng tôi đội bom B52 hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước thêm 21 năm nữa.
Ông bà của các bạn không có thời gian để học tập và tiếp xúc với những gì là văn minh văn hoá hiện đại, cả thế hệ của họ và thế hệ chúng tôi đã phải lao vào cuộc kháng chiến ác liệt với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do".
Phần lớn thế hệ chúng tôi và thế hệ ông bà của các bạn đều sống trong cảnh thế giới của thời kỳ Chiến tranh lạnh"giữa hai siêu cường. Con người luôn nhìn nhau từ hai chiến tuyến dưới những lăng kính của hai hệ tư tưởng chỉ có thể một mất, một còn.
Phải chăng, do "chiến tranh lạnh" tan đi quá nhanh và những cuộc cách mạng trong công nghệ cũng đến quá nhanh làm thế hệ chúng tôi và thế hệ ông bà của các bạn đã không bắt kịp với nhịp thở của thế giới?
Ở đây, tôi cũng phải nói với các bạn trẻ rằng, chắc cái lỗi lớn nhất của thế hệ chúng tôi chính là do thế hệ chúng tôi đã được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước cực kỳ khó khăn, nên thế hệ chúng tôi không có nhiều thời gian giáo dục các bạn về tinh thần và văn hoá!
Nhưng tôi tin rằng thế hệ chúng tôi hình như đã cùng một suy nghĩ giống nhau là sẽ giành những gì tốt đẹp nhất cho các bạn bằng bất cứ giá nào, để các bạn không phải chịu cảnh thiếu thốn về vật chất như thế hệ chúng tôi đúng nghĩa của câu: "Hy sinh đời bố, củng cố đời con!"
Tìm nguyên nhân thay vì phê phán
Thế hệ chúng tôi không thể lý giải được, tại sao các bạn trẻ ngày nay lại có những người độc ác quá như vậy? Riêng chuyện nói năng thiếu văn hoá thì hình như lớp trẻ đã thay đổi cả Từ điển tiếng Việt mất rồi.
Nhưng "sợ" nhất là các bạn trẻ ngày nay hay gọi thầy cô của mình bằng những đại từ như "lão ta" hay "bà ta" thậm chí "con mụ", "thằng cha"… Các bạn đó chắc không đươc biết câu: "Không thầy, đố mày làm nên"?
Thời chúng tôi không có hoa, quả để tặng thầy cô vào ngày 20/11. Chúng tôi chỉ biết lau bảng và bàn thầy cô thật sạch, khi vào lớp thì bạn lớp trưởng sẽ thay mặt học sinh chúc thầy cô mạnh khoẻ nhân ngày "Hiến chương các nhà giáo"! Vậy mà đến bây giờ chúng tôi vẫn đến thăm thầy cô của mình và tình cảm thầy trò vẫn như xưa.
Tôi có thể khẳng định rằng, những ví dụ ở trên tôi nói về những "bác già không làm gương" là có, nhưng là rất ít!
Tại sao thế hệ chúng tôi được gán một cái tên "xếp hàng cả ngày" (gọi đùa :XHCN)?
Phải chăng vì trong sách giáo khoa chúng tôi có chuyện "Lê-nin trong hiệu cắt tóc”
Nếu các bạn bớt vài phút ngơi tay chơi game mà xem tin tức, vẫn thấy rất nhiều tấm gương giống như vậy (chuyện bà Thủ tướng Đức xếp hàng trong siêu thị chẳng hạn …).
Chúng tôi là thế hệ phải hứng chịu chiến tranh thế nhưng sách giáo khoa chúng tôi học lại rất ít phần nói về chiến tranh mà toàn nói về những đạo lý làm người, những bài học làm người từ cổ chí kim …Chắc đó đã là động lực để thế hệ chúng tôi chiến thắng!
Chúng ta thử tìm nguyên nhân của những điều đó thì tốt hơn là phê phán! Cả xã hội hãy tìm ra nguyên nhân tình trạng xuống cấp văn hoá thì sẽ tìm ra cách giải quyết! Từ đó các nhà quản lý nhà nước, xã hội sẽ có những tác động tích cực hơn chăng?
Có thể, các nhà lãnh đạo của chúng ta chưa biết vấn đề này trầm trọng đến mức độ nào. Hoặc họ biết là nghiêm trọng nhưng không biết nguyên nhân từ đâu mà tìm cách khắc phục ?
Tôi muốn lấy tên phim của Phan Huyền Thư làm phần kết của bài này mà có thể nhiều người trong chúng tôi cũng muốn gửi đến các bạn đó là "Cha Mẹ xin lỗi các con".
Bạn đọc: [/size][size=2]Vũ Minh Trực
Thêm 1 nhận định của người đọc
[/size]
[size=2]Họ và tên:[/size] Nguyen cong Khanh
[size=2]Địa chỉ:[/size] Hoa Ky
[size=2]Email:[/size]
[size=2]Tôi đọc bài Hãy tìm hiểu nguyên nhân thay vì phê phán người Việt xấu xí. Tôi rất cảm động, vì tôi hiểu điều đó rất đúng với tâm trạng của những người mở đường đi trước. Tôi khuyên thế hệ sau hãy tìm hiểu chứ đừng để Cha Mẹ xin lỗi các con, thay vì các con xin lỗi Cha Mẹ, bởi vì các con chưa có Tri ân Cha Mẹ. Xin cảm ơn Vũ Minh Trực đã viết bài này![/size]