[Kênh14] - Nguyệt san "ở trọ" quá lâu, gây ra rất nhiều rắc rối cho các girls.
1. Em nghe nhiều tới hiện tượng rong kinh, nhưng rong kinh bao ngày thì mới đáng lo ngại ạ? (Cẩm Chi, HN)
Trả lời:
Bước vào độ tuổi “ẩm ương”, bình thường thì cứ độ 21-35 ngày là nàng nguyệt san lại “ghé thăm” mỗi bạn gái. Những lúc như thế nàng ấy chỉ “ở chơi” chừng 2 đến 5 ngày với bạn thôi, đồng thời “cuỗm” mất của bạn khoảng 20-60 ml máu. Nếu bỗng nhiên một lúc nào đó, nàng ấy lại đăng kí “ở trọ” nhà bạn đến những hơn một tuần thì hổng bình thường nữa rồi. Hiện tượng này trong y học được gọi là rong kinh. Và đây là dấu hiệu báo rằng nàng nguyệt san của bạn bị “ốm” rồi đó, cần phải chữa bệnh mau thôi!
2. Hic, vì sao nguyệt san lại bị “ốm” không đúng lúc như thế chứ. Mình rất muốn biết lý do? (Thảo Trang, ĐN)
Trả lời:
Từ 2 đến 3 năm đầu của độ tuổi ẩm ương, mấy nàng kẹp nơ sẽ khó có được một vòng nguyệt san đều đặn. Đó là do cơ thể bạn chưa xảy ra hiện tượng “phóng noãn” (là hiện tượng sẽ có một mem của họ nhà trứng “chia tay gia đình” và rụng đi ý). Đi kèm với hiện tượng này còn có sự “mất cân đối” của anh em nhà “hoóc môn” Progesteron và estrogen nữa. Anh em nhà chúng đều là “cấp trên” của cô nàng nuyệt san đấy! Anh estrogen thì ngày càng tiết ra nhiều hơn, trong khi đó thì em progesteron hổng thể nào đuổi theo kịp. Thế nên gia đình hoóc môn bị “rối loạn”. Và hậu quả cuối cùng là nàng nguyệt san của bạn bị “ốm”, phải “ở trọ” lại "nhà bạn" luôn.
3. Em chưa bao giờ bị nàng ấy "ở trọ" dài dài như một số XX khác đâu, nhưng thấy những “kéo theo” khi nàng ấy đến “ở trọ” thật là phiền toái phải không ạ? Có khi còn mang bệnh tật nữa nếu không vệ sinh vùng kín chăm chỉ? (Thanh Xuân, HN)
Trả lời:
Đúng là cảm giác ẩm ướt, khó chịu của những ngày nàng nguyệt san ghé thăm đã phần nào khiến cho mấy bạn XX kém phần năng động. Ấy mới chỉ là chuyện của những chu kì bình thường thôi nhé! Còn đối với những chu kì “bất thường” như thế này thì eo ơi, hệ quả kéo theo hơi bị … nghiêm trọng. Mấy kẹp nơ hãy mau mau tìm đến “các bác mặc blouse trắng” đề điều trị càng sớm càng tốt nha!
- Nàng "cuỗm" đi nhiều máu của bạn lắm í
- Bạn sẽ "xanh xao" vì thiếu máu, cảm giác cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi không còn sức sống.
- Lũ vi khuẩn dễ có cơ hội tấn công vào vùng "tam giác mật" gây ra bệnh viêm nhiễm vùng kín.
4. Dù nàng "ở trọ tạm" hay mãi "chẳng chịu trả lại tự do" thì các khổ chủ phải "chịu trận" như em cảm thấy rất "khó chịu" Kênh14 ạ. Vậy những khi như thế, tốt nhất XX chúng em phải làm gì? (Bảo Nhi, HCM)
Trả lời:
Với câu hỏi này, bạn gái cần chú ý tới 2 vấn đề nhé:
Khi nàng ấy chỉ “ở tạm”: Trong những năm đầu của tuổi ẩm ương, việc nàng ấy đến “ở tạm” nhà bạn từ 7 -10 ngày cũng được xem là bình thường. Tuy nhiên, để bù đắp lại lượng máu mà cơ thể bị “cuỗm” mất, bạn hãy kết thân với họ hàng nhà Fe đi (vì Fe là một nhân tố chính để tạo máu mừ!). Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt heo,…càng sẫm màu thì càng chứa nhiều sắt. Họ nhà nghêu, sò, ốc, hến,… là “bạn thâm giao” của họ nhà sắt lun ý. Còn rau lá xanh như cải xoong, cải ngọt, cải bẹ xanh,… là “anh em họ” của bọn sắt nè. Nhớ tăng cường vào bảng menu của bạn những “nhà cung cấp sỉ” Fe này nhé J!
Khi nàng mãi chẳng chịu “trả tự do” cho bạn: Hic, vấn đề đáng lo ngại là đây. Nếu nàng cứ “ở lỳ” nhà bạn từ 10-15 ngày thì hãy mau cậy nhờ đến bàn tay can thiệp của các bác sĩ phụ khoa thôi. Hãy cẩn thận nhé, đừng để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn mất đi một lượng máu đáng kể. Thật không tốt chút nào nếu trường hợp bạn bị thiếu máu nghiêm trọng phải gọi “chú ò e ò e” đến đưa đi viện cấp cứu!
Trong trường hợp chưa cần phải cấp cứu, thông thường thì các bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc viên tránh thai với liều lượng cao hơn là 2 viên/ngày (chia làm 2 buổi sáng và chiều). Hihi, đừng vội hiểu lẩm nha, không phải các bác ấy sợ bạn đã tiếp cận với chữ X thứ 3 đâu. Thuốc tránh thai còn có tác dụng giúp bạn điều hòa lại chu kỳ nguyệt san ý mà:D.
Nếu các teen có thắc mắc về vấn đề sức khỏe giới tính, hãy gửi mail về [email protected] để Kênh14 chia sẻ cùng bạn nhé!