Sức khoẻ 2010-05-31 12:48:04

Khi dân được giải khát bằng "thuốc độc"


[justify]Không ít quán giải khát còn sử dụng thêm cả đường hoá học để chế biến sinh tố, nước hoa quả. Công thức chế biến sinh tố như trên có gây hại đến sức khoẻ người tiêu dùng? Có gây ngộ độc?[/justify]
[justify][justify]Theo cảm quan của vị chuyên gia này thì: "Nước hương liệu trái cây đó có mùi hắc, màu đỏ đục, nếu được pha chế với đường hoá học và ít trái cây tươi thành sinh tố thì sẽ rất nguy hiểm!"[/justify][/justify]

[justify][justify]Sự thật về nước cốt… không tem[/justify][/justify]

[justify][justify]Như PV đã phản ánh, trong lần khảo sát mặt hàng nước hương liệu, "nước cốt" hoa quả dùng để làm sinh tố, PV đã được tận mắt chứng kiến công đoạn pha chế "siêu tốc" tại một cửa hàng trên phố Hàng Buồm. Khi PV đặt vấn đề mua ít hương liệu về mở quán giải khát, chị chủ hàng giới thiệu mặt hàng của Malaysia, Indonesia, Pháp với giá 180-280 nghìn đồng /lít. Thấy PV chê đắt, chị chủ hàng sẵn lòng chiều ý chúng tôi bằng cách "sản xuất" một loại nước hương liệu giá mềm hơn.[/justify][/justify]

[justify][justify]Điều đáng nói, với loại nước cốt đậm đặc, chủ hàng chỉ cần bán với lượng tiền mà khách cần mua và hướng dẫn cách pha chế là xong (vì loại đậm đặc pha chế sẽ rất dôi -PV). Nhưng đằng này, để chiều khách muốn mua rẻ, chị chủ quán đã không ngần ngại lấy loại nước cốt để pha chế theo công thức có một không hai mà tự chị nghĩ ra. Chị này lôi dưới quầy hàng một can màu trắng loại 5 lít, không nhãn mác, bên ngoài ghi vị dâu bằng bút dạ màu hồng rồi đổở nước cốt vào chai Lavie 1, 5 lít (khoảng 1/5 chai) rồi chế thêm với…nước lã![/justify][/justify]

[justify]
Bà chủ quán cho chai hương liệu vừa pha chế vào túi nilon

[/justify]
[justify][justify]Đáng chú ý hơn, khi chị chủ quán đưa cho PV chai hương liệu vừa pha chế, bên ngoài có dính thứ hỗn hợp dâu deo dẻo (gọi là nước cốt), tôi chạm tay vào chất đó, hỡi ôi, tay toàn một màu đỏ và phải rửa thật kỹ bằng nước rửa bát mới sạch. Theo tìm hiểu của PV thì đó là phẩm màu. Khi PV mở chai nước vừa mua về, hương dâu trong chai toả ra nồng nặc, cả một buổi chiều vẫn thoang thoảng khắp phòng. Phải chăng đó là một loại hoá chất mới có hương thơm "ám ảnh" lâu như vậy?[/justify][/justify]

[justify][justify]Chưa cần biết "nước cốt" có chất gì độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không nhưng việc sử dụng nước lã để pha chế và lượng phẩm màu có trong "nước cốt" đã không đảm bảo ATVSTP. Chưa kể, không ít quán giải khát còn sử dụng thêm cả đường hoá học để chế biến sinh tố, nước hoa quả. Công thức chế biến sinh tố như trên có gây hại đến sức khoẻ người tiêu dùng? Có gây ngộ độc? Đem thắc mắc này đến các chuyên gia hoá học, chúng tôi đều nhận được sự e ngại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Loại hương liệu mà PV thu thập được, các chuyên gia đều cho rằng: Theo cảm quan ban đầu, với màu đỏ tươi và mùi hắc có trong chai hương liệu dâu, có thể khẳng định chắc chắn đó là phẩm màu với hàm lượng cao.[/justify][/justify]

[justify][/justify]

[justify][justify]TS. Bùi Thị An - Hội Hoá học Hà Nội cho biết: "Nước hương liệu, bột hương liệu được làm từ chất gì, có hại tới sức khoẻ hay không thì phải xét nghiệm thành phần mới có thể khẳng định được". Nhưng theo TS. An, việc sử dụng hương liệu + nước + phẩm màu + đường (thậm chí đường hoá học) để chế thành nước hoa quả, bà đã từng nghe. TS.An phân tích: "Nếu gọi là nguyên chất, nước cốt thì bắt buộc phải lấy từ một loại trái cây cụ thể, hoàn toàn không lẫn lộn một chất nào khác. Lấy ví dụ: Trong thành phần nước cốt cam có một lượng chất nhất định tinh dầu, đường, vitamin C… Nhưng khi dùng hương liệu để chế ra nước cam giống nước cam tự nhiên thì khó có thể phân biệt được thật giả". Với kinh nghiệm của một nhà chuyên môn, TS. An lý giải: "Với nước trái cây nguyên chất, chỉ cần để một vài giờ sẽ lắng xuống và trở thành lớp nước trong phía bên trên, còn nếu nước trái cây đó có sử dụng nhũ hóa thì luôn luôn đục".[/justify][/justify]

[justify][justify]Nguy hiểm rình rập[/justify][/justify]

[justify][justify]Một số chuyên gia hoá học nhận định: "Nước trái cây tự nhiên, nguyên chất rất dễ hấp thụ vì chúng phân hủy nhanh, có lợi cho sức khỏe, còn những loại nước hoa quả, sinh tố dùng hương liệu, hóa chất để chế biến thì cơ thể người phân giải chậm, nó tích lũy dần trong cơ thể, lâu dài sẽ gây hại đến sức khoẻ. Nước hoa quả được pha chế từ phẩm màu, hương trái cây, nước và đường (thậm chí đường hóa học) hoàn toàn không có dinh dưỡng. Nếu trong nước hương liệu sử dụng loại nhũ hóa độc hại, không được Bộ Y tế cho phép hoặc dùng với liều lượng không đúng quy định thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe con người".[/justify][/justify]

[justify]
Quản lý thị trường chưa xác minh được xuất xứ

[/justify]

[justify][justify]Nói về công thức pha chế sinh tố, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm chia sẻ: "Trong quá trình chế biến, các phẩm màu được bổ sung vào thực phẩm với mục đích tạo cho sản phẩm có màu sắc đẹp, tăng tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng, hoàn toàn không có giá trị về mặt dinh dưỡng. Những thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây ảnh hưởng độc hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất có hại đến sức khoẻ, có thể gây ngộ độc cấp tính, nhưng hậu quả sử dụng lâu dài tích luỹ cao có thể gây ung thư. Phẩm màu được dùng trong chế biến nước hương liệu là có thật nhưng hàm lượng có vượt tiêu chuẩn hay không lại là chuyện khác".

Đấy là chuyện phẩm màu, việc sử dụng đường hoá học cũng rất nguy hiểm. Đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính (đường tự nhiên được khai thác từ mía) và tuyệt nhiên không có giá trị dinh dưỡng nào khác. Hiện nay tại VN chỉ có một số chất tạo ngọt như manitol, acesulfam K, aspartam, isomalt… được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có qui định rõ ràng. Các chất tạo ngọt này được dùng trong sản xuất, chế biến thức uống và các thực phẩm có năng lượng thấp. Với những loại phụ gia hóa học này, ngay cả khi đã được cho phép, cũng được khuyến cáo nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng, vì nếu dùng quá liều (đối với loại được phép sử dụng) cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. "Tất cả những mức độ độc hại của phẩm màu, đường hoá học cộng lại cho thấy, các chủ quán cà phê vì hám lợi pha sinh tố bằng những loại nước hương liệu không đảm bảo sẽ không thể lường hết mức độ độc hại đến người tiêu dùng", ông Phong nói.[/justify][/justify]

[/justify]

[justify]
[/justify]
[justify]Đã có nhiều trường hợp phải nhập viện vì phụ gia thực phẩm. (Ảnh thực phẩm)
[/justify]
[justify][justify]BS.Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, có nhiều trường hợp phải nhập viện vì phụ gia thực phẩm. Với liều cao, phụ gia thực phẩm có thể gây nhiễm độc cấp tính như nôn, mửa, đau bụng, cơ thể tím tái… Tuy nhiên, đa phần phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm gây nhiễm độc ít người nhận biết được, nó tích tụ dần trong cơ thể, đến thời điểm nào đó mới phát bệnh nan y. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất mẫn cảm với các loại hóa chất, khả năng đào thải chất độc yếu nên càng nguy hiểm. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp nhiễm độc cấp tính cũng khó mà chỉ ra được nguyên nhân do phụ gia thực phẩm. Với các bệnh nhân bị ngộ độc, các bác sỹ chỉ nắm được thông tin về thực phẩm họ ăn chứ không thể biết trong thực phẩm đó có những thành phần gì, nhất là đối với thức ăn sẵn. Do vậy, để biết được bệnh nhân ngộ độc chất gì là điều không tưởng".[/justify][/justify]

[justify][justify]Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần xem xét cụ thể loại nước hương liệu hoa quả không nhãn mác được sản xuất từ đâu, chất lượng của nó như thế nào, và nó theo nguồn nào vào thị trường Việt Nam, để từ đó đưa ra khuyến cáo cụ thể với người dân. Đừng để thành chuyện đã rồi…[/justify][/justify]

[justify]Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Nước hương liệu, nước cốt hoa quả không có trong danh mục hàng cấm và phải chờ xét nghiệm mới xác minh được mức độ độc hại. Lực lượng quản lý thị trường chỉ quy nước cốt là hàng nhập ngoại không có hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, hiện Chi cục chưa bắt được vụ nhập lậu nước cốt nào. Trong hàng trăm mặt hàng phụ gia thực phẩm được bày bán, có nhiều mặt hàng không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhiều sản phẩm ghi xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore nhưng các chủ hàng không chứng minh được. Các chủ hàng thường áp dụng một kiểu là cắt xé bao hàng cho vào túi nhỏ hoặc chiết sang chai nhỏ để bán, không dán nhãn. Lượng phụ gia đó để làm gì, liệu có được trộn vào những loại đồ uống trên thị trường thật khó mà biết được!…[/justify]
[justify][justify]Cơ quan chức năng: Rất nguy hiểm![/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][justify]Trao đổi với PV, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Hàn Tự Do cho biết: "ở nước ta, các cơ quan chức năng đã quy định, danh mục các phụ gia thực phẩm được sử dụng và giới hạn tối đa cho phép. Người sản xuất phải công bố tên phụ gia sử dụng, hàm lượng phải ghi trên nhãn sản phẩm… Mặt hàng phụ gia thực phẩm là mặt hàng nóng được kiểm tra thường xuyên. Nước hương liệu, nước cốt hoa quả nằm trong danh mục cho phép. Các đơn vị nhập khẩu phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần, hàm lượng, nồng độ. Nước cốt phải tuân thủ theo đúng tỷ lệ nhất định, tuỳ theo mức độ đậm đặc của sản phẩm (được ghi rõ ở phần hướng dẫn sử dụng -PV). Nước cốt phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng của Bộ Y tế. Hàng nhập khẩu phải có phụ đề tiếng Việt. Tuy nhiên, qua nhiều lần kiểm tra mặt hàng phụ gia thực phẩm, trên thị trường vẫn tồn tại hàng trôi nổi không rõ nguồn, không nhãn mác". Cũng theo ông Hàn Tự Do: "Nước cốt hoa quả theo đúng tiêu chuẩn thì không gây hại đến sức khoẻ. "Nước cốt" mà được các chủ hàng pha chế bằng nước lã như báo phản ánh là không đảm bảo chất lượng. Hàng không nhãn mác thì không ai dám chắc về chất lượng thực của nó. Còn "nước cốt" đó có chất gây hại hay không thì phải chờ xét nghiệm!".[/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][justify]Khi nghe câu chuyện về "công nghệ" pha nước hương liệu mà PV chứng kiến, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cho biết: "Nước hương liệu, nước cốt phải có nhãn mác xuất xứ và được dán tem theo đúng tiêu chuẩn ATVSTP của Bộ Y tế. Về lý thuyết, nước hương liệu không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ là không đảm bảo, không được sử dụng".[/justify][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)