Khám Phá Phong Tục Tết Trung Thu Ở Các Quốc Gia Châu Á Trên Khắp Thế Giới
Tết Trung Thu Việt Nam Và Trung Hoa
Việt Nam
Trung Hoa
Tết Trung Thu Việt Nam Và Trung Hoa
Việt Nam
Trung Hoa
Tết Trung Thu (chữ Nôm: 節中秋. Trung: 中秋节 (Trung thu tiết)/ Zhōngqiū jié) theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Tại Việt Nam, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Nguồn gốc
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vuaĐường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.
Hoạt động chính
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Trung Thu Nhật Bản Tsukimi - Otsukimi
Tsukimi - Otsukimi nghĩa là "ngắm mặt trăng".
Tsukimi - Otsukimi nghĩa là "ngắm mặt trăng".
Trong ngày tết trung thu Nhật Bản , người Nhật chuẩn bị mâm cỗ dâng lên mặt trăng, gia đình bạn bè ngồi chung với nhau uống trà ăn bánh, và tâm sự.
Món ăn chính là Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ tròn .
Tết Trung Thu Hàn Quốc Chuseok
Tết Trung thu ở Hàn Quốc với tên gọi là Lễ tạ ơn - Chuseok.
Chuseok là lời cảm tạ của người Hàn đến với ưu đãi của thiên nhiên và ơn đức của ông bà tổ tiên. Chuseok kéo dài 3 ngày.
Tết Trung thu ở Hàn Quốc với tên gọi là Lễ tạ ơn - Chuseok.
Chuseok là lời cảm tạ của người Hàn đến với ưu đãi của thiên nhiên và ơn đức của ông bà tổ tiên. Chuseok kéo dài 3 ngày.
Các món ăn bao gồm: bánh Songpyeon (bánh gạo hình bán nguyệt), Taro guk (canh khoai môn), Hwanyang jeok (rau và thịt xiên), Dakjjim (gà luộc).
Bánh Songpyeon (bánh gạo hình bán nguyệt)
Trung Thu Do Thái - Sukkot
[justify] [/justify]
Tết Trung Thu ở Israel được biết đến với tên gọi là Sukkot. Sukkot là ngày tưởng nhớ việc 40 năm lang thang trên sa mạc của người Do Thái để trở về miền Đất Hứa. Sukkot được tổ chức 7 ngày 7 đêm, người Do Thái dựng những căn lều tạm, ca hát nhảy múa và mua 4 loại thực vật: Lulav, Hadass, Aravah, và Etrog