Bạn tỏ ra rất bối rối khi “cậu nhỏ” có những thay đổi bất thường. Bạn loay hoay tìm cách giải quyết một mình?
Nhưng bạn có biết có những chuyện “tự xử” sẽ khiến “lợi bất cập hại” không? Vì rất có thể “cậu nhỏ” của bạn đang gặp phải một số bệnh mà chỉ có bác sĩ mới giúp được bạn thôi.
Một số XY tỏ ra e ngại khi đi khám bác sĩ để biết rõ chính xác mình bị bệnh gì. Tại sao thế nhỉ? Các bạn hãy coi “cậu bé” “bị ốm” của mình cũng như bạn bị đau bụng, bị viêm họng hay đau tai. Bác sĩ cần phải dùng các biện pháp nghiệp vụ, để “kiểm tra” “cậu nhỏ” của bạn chứ. Đừng e ngại, bởi vì khi cậu nhỏ “bị ốm”, rất có thể “cậu ấy” đã mắc phải một trong các bệnh sau đây.
Thoát vị bẹn
Nguyên nhân chính gây nên bệnh này thường do một phần nhỏ “ruột” “sa” xuống bụng và vào trong háng hoặc “cậu bé”. Một số người cho rằng bệnh này chỉ có thể xảy ra khi bạn mang vác nặng, nhưng trường hợp đó không thường xuyên xảy ra. Cũng có thể do sự suy yếu thành bụng, thường gây nên hoán vị trực tiếp. Nguyên nhân gây yếu thành bụng có thể là tuổi già, một số bệnh làm mất collagen trong mô (như hội chứng Ehler Danlos), suy dinh dưỡng hoặc béo phì, vết mổ hoặc thương tích vùng bẹn.
Nếu bạn thấy “cậu bé” có một số những “biểu hiện” như có một khối sưng phồng, đau. Khối phồng này có thể có từ khi bạn còn nhỏ hoặc bẩm sinh đã có rồi hoặc nó “đột nhiên xuất hiện”. Nắn vào vùng ống bẹn - bìu có thể sờ được túi thoát vị. Trong túi thoát vị có chứa một khối mềm, nắn không đau, có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột Các triệu chứng kèm theo như ho, sốt, buồn nôn, khi hoạt động chạy nhảy cảm thấy “cậu nhỏ” khó chịu; khi nằm ngủ hoặc nằm xuống thấy “dễ chịu” hơn.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng đó xảy ra. Bằng các phương pháp khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ phát hiện ra bệnh kịp thời và có thể phân biệt được với một số bệnh khác như: xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn, bìu.
Việc điều trị bệnh này thường có thể tiến hành bằng phẫu thuật. Thoát vị bẹn không gây ảnh hưởng gì đến việc “có baby” sau này, nhưng thoát vị bẹn không thể tự hết được và có thể có những biến chứng nguy hiểm như nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột. Đây là trường hợp ruột hoặc mạc treo của ruột không chạy vào lại ổ bụng được, bị nghẹt tại vùng cổ túi hoặc do bị xoắn, dẫn đến thiếu máu, nếu không can thiệp phẫu thuật kịp thời thì ruột và mạc treo ruột sẽ bị hoại tử.
Ung thư “cậu nhỏ”
Mặc dù tỉ lệ ung thư này không phổ biến ở tuổi teen. Trong số 100.000 bạn trái thì có 3 bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, bệnh này lại là một trong số những căn bệnh ung thư dễ gặp nhất ở tuổi teen, đặc biệt ở độ tuổi từ 20 đến 34. Bạn nên tới bác sĩ kiểm tra cậu nhỏ thường xuyên mỗi năm 1 lần để bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh khi thấy những khối u nhỏ bên trong hoặc “cậu nhỏ” bị sưng lên hay không.
Nhiều người cho rằng nguyên nhân của bệnh này do “cậu nhỏ” bị bẩn gây ra. Da “quy đầu” bị bẩn có thể do nước tiểu bị dính khi đi tiểu, cộng thêm chất nhờn bài tiết và lớp tế bào rơi rớt mà tạo thành một lớp “dơ bẩn” màu sẫm, dẫn đến da quy đầu bị viêm, thậm chí tạo thành kết thạch.
Bệnh này ở thời kỳ đầu thường có những biểu hiện như: ngứa ngáy một vùng, cảm giác như nóng bỏng, hoặc cảm thấy hơi đau nhức. Lớp da quy đầu bị bẩn sau một thời gian lâu tích tụ, độc tố của nó kích thích đầu “cậu nhỏ” làm cho vùng đó bị sưng đỏ. Ban đầu chỉ cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát. Cùng với đó, những vết loét sẽ khiến cho độc tố theo đó mà vào bên trong “cậu nhỏ” gây cảm giác đau nhức. Hoặc có thể xuất hiện khối u cứng hoặc đốm đỏ: Đầu “cậu nhỏ” và da quy đầu xuất hiện những cục u cứng nhỏ, hoặc đầu “cậu” trở nên nhám, biến thành những cục cứng hoặc xuất hiện những vết loét chữa nhưng không lành.
Bạn cũng có thể tự kiểm tra “cậu nhỏ” của mình, ít nhất một tháng một lần bạn phải tự khẳng định được “cậu nhỏ” của bạn có biểu hiện gì bất thường không? có bị sưng hay có những khối u nhỏ nào không? Việc biết chính xác lúc “cậu nhỏ” khi “bình thường” ra sao sẽ giúp bạn dễ phát hiện ra các biểu hiện lạ và bất thường của “cậu”. Và nên nhớ rằng, với loại bệnh này, việc phát hiện sớm bệnh hoàn toàn sẽ giúp việc điều trị thuận lợi hơn.