[size=3][/size] [size=3][/size] [size=3]Với phương tiện hành nghề tương tự… máy dò mìn, không kể sáng đêm họ lầm lũi trên quốc lộ hút sắt vụn rơi vãi. Công việc lương thiện này không chỉ đem lại cho họ thu nhập mà còn góp phần làm sạch đường phố và nhất là, đã chặn đứng nạn "đinh tặc" tại TP.HCM.[/size]
[size=3]
[/size]
[/size]
[size=3]Hút sắt trong đêm - Ảnh: Hoài Nam[/size]
[size=3][/size] [size=3]
Đại gia đình… hút sắt[/size]
[size=3]Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Chí ở khu phố 3, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM vào một buổi chiều cuối tháng 4, lúc 3 người con dâu của bà đang chuẩn bị đồ nghề đi hút sắt trên quốc lộ. [/size]
[size=3][/size]
[size=3]
Những người phụ nữ đang lau công cụ hành nghề, mà bà Chí bảo đó là "máy hút sắt". Thực tình nhìn nó không ra một cái máy, với chiều ngang khoảng 60 cm, gắn bên dưới 3 cục nam châm (họ gọi là cục hít), dưới gầm có hai bánh xe và một cây sắt dài 1,5m được hàn vào để làm cán. Bà Chí cho biết, khi hút sắt, người điều khiển chỉ cần đẩy hoặc kéo (giống như máy dò mìn) là toàn bộ các vật dụng bằng sắt ở mặt đường sẽ bị máy hút chặt lại chồng chất lên nhau. Đơn giản là vậy nhưng hằng ngày mỗi người con bà Chí hút không dưới 20 kg sắt các loại. [/size]
[size=3]
[/size]
[size=3]Anh Toản cho chúng tôi xem số đinh đóng tôn cực kỳ nguy hiểm thu được trong một buổi làm việc [/size]
[size=3]Ảnh: Hoài Nam[/size]
[size=3]
Mặc dù kiếm tiền bằng một công việc lương thiện, nhưng khi chúng tôi hỏi thông tin để viết bài thì chị Nguyễn Thị Thanh, người con dâu cả của bà Chí, tỏ vẻ mắc cỡ với nghề của mình. Khác hẳn chị Thanh, bà Chí và chồng là ông Đinh Ngọc Thơ lại rất tự hào bởi trong gia đình bà có đến 6 người con (3 con trai và 3 con dâu) làm nghề được hơn nửa năm nay. "Chẳng hiểu thằng lớn học ở đâu mà nó bỏ cả ăn, cặm cụi mấy ngày trời để chế ra cái máy hút sắt. Sau đó thấy sống được bằng nghề này nó chế thêm 2 cái máy nữa cho 2 em của nó" - bà Chí khoe.[/size]
[size=3]
Chuyên nghiệp hơn cả là vợ chồng anh Đinh Công Thức và chị Cao Thị Sương. Anh Thức là con thứ 2 của bà Chí. Trước đây cả hai vợ chồng anh Thức, chị Sương đều làm thợ hồ, nhưng từ năm 2007 đến nay thì chuyển hẳn sang làm nghề hút sắt dọc trên các tuyến quốc lộ ở TP.HCM. Suốt từ sáng cho đến đêm, vợ chồng anh Thức, chị Sương lầm lũi đi dọc quốc lộ 1A, từ cầu Đồng Nai xuống đến tận địa phận tỉnh Long An để hút các loại sắt rơi vãi trên quốc lộ. Ngoài các quốc lộ 1A, 52, 22, anh Thức và chị Sương còn vào các con đường trong thành phố, nơi mà có nhiều xe gắn máy bị cán đinh để hút sắt, mỗi ngày được khoảng 40 kg sắt các loại. Theo giá sắt hiện nay thì anh chị cũng kiếm được trên dưới 200 ngàn đồng.[/size]
[size=3]
Riêng anh Đinh Công Toản, con cả của bà Chí, hiện đang là công nhân làm bún cho một cơ sở tư nhân, nhưng ban đêm lại làm thêm nghề hút sắt dọc quốc lộ 1 và 22. Anh Toản cho biết, vợ anh trước kia làm công nhân may, từ năm 2007 đến nay chuyển hẳn sang hút sắt do chồng hướng dẫn. Mỗi ngày hai vợ chồng anh cũng kiếm được trên 150 ngàn đồng. Vợ chồng người con trai út của bà Chí là anh Thái - chị Vi thì cũng tranh thủ kiếm thêm bằng nghề này, mỗi khi màn đêm buông xuống…[/size]
[size=3]
"Đinh tặc" hết đường sống[/size]
[size=3]Cách đây không lâu, người dân ở TP.HCM rất phẫn nộ trước nạn rải đinh trên quốc lộ 1A, 52, 22… Theo đó, kẻ xấu rải đinh để những người lưu thông bằng xe gắn máy cán phải để chúng vá hoặc thay ruột với giá cắt cổ. Hậu quả là có rất nhiều nạn nhân gặp tai nạn khi bất ngờ cán phải đinh. Đỉnh điểm của tệ nạn này đã khiến công an quận, huyện phải xác lập chuyên án về "đinh tặc". Thế nhưng sau một thời gian theo dõi, chuyên án phải khép lại bởi rất khó bắt quả tang kẻ xấu đang rải đinh. Thời gian gần đây, nạn rải đinh đã lắng xuống, không phải do "đinh tặc" đã hoàn lương mà do chúng bất lực trước những người dân làm nghề hút sắt trên quốc lộ. [/size]
[size=3]
[/size]
[/size]
[size=3]Chị Sương và chị Vi nhặt sắt từ máy hút bỏ vào bao - Ảnh: Hoài Nam[/size]
[size=3]
Chiều 12.4, khi chị Thanh (vợ anh Toản) mới đi hút sắt về, chúng tôi chứng kiến một bao đầy các loại đinh từ 1 phân đến 5 phân và các loại đinh đóng tôn lợp nhà. Chị Thanh cho biết "sản phẩm" trên là do chị hút ở đường Tân Sơn, Q.Gò Vấp. Số là anh Toản đi giao bún nhìn thấy quá nhiều sắt và đinh nên điện về cho vợ vác máy đến để hút. Chị Thanh cho biết thêm, do quá nhiều đinh nên chỉ một chiều đường mà chị đã thu được gần đầy một bao tải loại 50 kg, hôm sau chị tiếp tục mang máy hút tiếp chiều còn lại. [/size]
[size=3]
[/size]
[/size]
[size=3]Anh Toản và một bao sản phẩm mới hút về - Ảnh: Hoài Nam[/size]
[size=3]Theo anh Toản, dọc trên quốc lộ anh nhớ rất kỹ những đoạn đường mà các đối tượng thường rải đinh. Do vậy hiện nay những người đi trên các tuyến quốc lộ đã ít bị cán đinh hơn, nếu có thì là lúc anh chưa đi hút kịp. "Người thì đảm nhiệm ở quốc lộ 1, người ở quốc lộ 52, người thì ở quốc lộ 22" - anh nói. Anh Toản kể, có những hôm từ ngã tư An Sương đến Suối Tiên, chỉ trong một đêm anh hút được trên 50 kg sắt. Sau khi về phân loại sắt để bán thì đinh 1 phân đến 5 phân và miếng lục giác được cắt từ sắt (do "đinh tặc" tự chế) chiếm 80%.[/size]
[size=3]
Do làm nghề hút sắt trên quốc lộ nên mấy anh em nhà anh Toản đi đến đâu cũng được người dân quý mến, đặc biệt là cánh xe ôm. Công an địa phương cũng thường xuyên gặp mấy anh em để hỏi về thời gian, địa điểm mà bọn xấu hay rải đinh. [/size]
[size=3]Tối 16.4, chúng tôi theo chị Sương và chị Vi (vợ anh Thái) đi hút sắt từ đường Tô Ký (Q.12), sang quốc lộ 1A rồi quẹo vào đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp). Chị Vi thì dắt xe gắn máy còn chị Sương thì cầm máy hút kéo lê. Hai chị đi chừng 10m là phải dừng lại để lấy sắt ra bỏ vào bao tải. Cứ thế cho đến 2 giờ sáng chị Sương và chị Vi hút được gần đầy một bao, từ bù loong, con tán, đinh từ 1 đến 5 phân… "Có anh đi cùng nên chúng em đỡ sợ vì những người rải đinh đâu có ưa tụi em" - chị Sương thật thà cho biết. [/size]