Tháp Eiffel từ lâu đã được coi là biểu tượng của nước Pháp. Không ai có thể ngờ công trình vĩ đại bằng thép này đã từng 2 lần bị rao bán.
Sinh năm 1890 tại Bohemia (thuộc đế chế Áo-Hung thời đó), gia đình giàu có: cha là doanh nhân và thị trường thành phố, Victor Lusitg may mắn có được sự giáo dục tốt nhất so với những bạn bè đồng trang lứa. Cha mẹ luôn mong muốn cậu con trai sau này sẽ trở thành một luật sư giỏi.
Nhưng đến năm 19 tuổi, Victor lại không muốn trở thành luật sư như định hướng của cha mẹ. Khi học xong trung học, thành thạo hai ngôn ngữ, Victor bỏ nhà đến thủ đô Paris (Pháp) với mong muốn: làm giàu bằng mọi cách.
Được sống và làm việc ở thủ đô Paris hoa lệ là mơ ước của những kẻ táo bạo, nhất là đối với một người đẹp trai, thông minh, kiên quyết như Victor. Vậy là anh ta quyết định dấn thân vào nghề "dắt gái" vốn mang lại nhiều "lợi nhuận". Nhưng sau đó, Victor nhanh chóng nhận ra rằng sự tranh chấp địa bàn hoạt động diễn ra rất quyết liệt, nhất là khi có một đối thủ cạnh tranh rất đáng gờm.
Siêu lừa Victor Lustig
Nhiều năm sau đó, Victor thường xuyên đi lại giữa Paris và New York trên những chuyến tàu biển. Trong thời gian đó, một người bạn đã bày cho anh ta cách lừa đảo người khác. Lustig đã áp dụng những "bài học" đó vào trò pocker và kiếm được khá nhiều tiền, trở thành kẻ cầm đầu đường dây bạc bịp trên những chuyến tàu xuyên Đại Tây Dương.
Năm 1914, Victor Lustig quyết định chấm dứt việc kiếm tiền bằng trò bạc bịp bởi chiến tranh đã khiến những chuyến tàu du lịch không còn là nơi lý tưởng để hắn kiếm tiến nữa. Hắn quyết định sang Mỹ.
Tại đây, Victor sử dụng tối đa sự quyến rũ bề ngoài và mánh khoé gian lận của mình để kiếm tiền. Hắn luôn sắp xếp để các nạn nhân tự biến họ trở thành nạn nhân của chính mình. Do đó, họ không thể kiện cáo hắn.
Trong những năm Thế chiến 1 diễn ra ác liệt nhất, Victor đã từng ngồi tù vì tội lừa đảo một giám đốc ngân hàng trong một vụ buôn bán bất động sản
Năm 1925, Victor Lustig trở lại Paris cùng với rất nhiều "chiến lợi phẩm" từ các trò lừa đảo trong thời gian ở Mỹ. Hắn phung phí những khoản tiền lớn ở những nơi sang trọng nhất Paris và tiếp tục nhiều trò lừa đảo mới.
Một lần tình cờ Victor đọc được một bài báo đề cập đến những khó khăn của chính quyền thành phố Paris trong việc duy tu tháp Eiffel. Người ta cần một khoản tiền khổng lồ để thực hiện việc này. Trong đầu kẻ lừa đảo chuyên nghiệp nảy ra một ý tưởng có vẻ điên rồ: rao bán tháp Eiffel. Nghĩ là làm, Victor làm giả giấy tờ, mạo danh là Thứ trưởng Bộ Bưu điện Pháp và mời 5 nhà tư bản hàng đầu ngành luyện kim đến một khách sạn sang trọng để bàn bạc về số phận của biểu tượng nước Pháp. Hắn nói với họ rằng chi phí cho việc duy tu tháp Eiffel quá lớn nên ********* dự định bán đấu giá danh thắng nổi tiếng này làm sắt vụn. Victor giả vờ rằng nếu biết chuyện tháp Eiffel bị bán đấu giá, dư luận sẽ rất bất bình nên sẽ thực hiện việc mua bán kín và những người tham dự cuộc họp đó phải tuyệt đối giữ bí mật.
Tháp Eiffel có tổng cộng hơn 7 tấn thép nhưng hắn lại đưa ra cái giá rất "hời" khiến các nhà tư bản này rất hào hứng. Thậm chí, Victor còn dẫn họ đến tận chân tháp Eiffel để họ tin tưởng mình hơn. Đây được coi là chiêu "tuyệt đỉnh" trong nghề lừa đảo của hắn. Tin Victor và muốn giành phần thắng trong cuộc bán đấu giá, nhiều người đã phải chi những khoản tiền không nhỏ để "bồi dưỡng" cho hắn.
Tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp) từng 2 lần bị rao bán
Một tuần sau cuộc "họp kín" tại khách sạn, Lustig nhận được đơn đặt hàng đầu tiên cho 7 tấn thép của tháp Eiffel. Không chờ đợi thêm, hắn chấp nhận đơn đặt hàng đầu tiên và hẹn gặp người mua, triệu phú Andre Poisson. Ông này đã đưa cho Lustig khoản tiền 50.000 USD. Chỉ khi cho công nhân đến tháo rỡ tháp Eiffel, ông Poisson mới ngã ngửa người và nhận ra rằng mình đã bị lừa. Sót của nhưng vì sợ "mất mặt", ông đành im lặng, không kiện cáo gì, còn Lustig thì đã cao chạy xa bay cùng với một vali đầy tiền.
5 năm sau (1930), Lustig trở lại Paris và tiếp tục "giở bài cũ". Lần rao bán tháp Eiffel thứ 2, hắn kiếm được 75.000 USD.
Mãi đến năm 1935, Lustig mới bị bắt giữ và lĩnh án 15 năm tù vì tội làm tiền giả và 5 năm tù vì tội trốn tù. Hắn bị giam giữ tại nhà tù Alcatraz - California (Mỹ) và chết vào năm 1947 vì bệnh sưng phổi.
Sưu tầm