Khoa học - Lịch sử 2011-11-25 10:17:43

Katana-Lưỡi Kiếm Bén nhất thế giới


[size=3][size=5]Hôm nay giới thiệu với mọi người một chút về kiếm Nhật Bản ( Katana ) , nhưng chủ đề này lớn và dài quá, không thể nói hết trong một entry được nên chỉ có thể giới thiệu sơ lược thui .[/size][/size][size=3][size=6]Kiếm nhật ( Katana )[/size][/size]
[size=5]Thứ vũ khí mà chúng ta quen gọi là kiếm Nhật được chính người Nhật gọi dưới cái tên katana tức là đao theo chữ Hán (.
[/size]




[size=5]Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.[/size]


[size=5] [/size]







[size=6]Nếu chia theo độ dài, cấu tạo thì kiếm Nhật có 3 loại :[/size]




[size=5]- Trường kiếm (kiếm dài - Tachi hoặc Katana)
[/size]


[size=5] [/size]












[size=5]- Đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi) ngắn hơn một chút, cùng với kiếm dài tạo thành bộ song kiếm và kiếm ngắn[/size]






[size=5]- Dao găm (Tanto hoặc Akuchi). Kiếm ngắn dùng khi cận chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát)[/size]











[size=6]Nếu chia về chức năng thì kiếm Nhật gồm 2 nhóm:[/size]



-[size=5] Cặp kiếm chiến đấu:[/size] [size=5]Tachi Tanto[/size]


[size=5]Cặp kiếm chiến đấu thường sử dụng khi samurai mặc giáp phục. Còn khi đã cởi bỏ áo giáp thì họ chuyển sang sử dụng cặp KatanaWakazashi. Katana có cấu tạo giống Tachi, chỉ khác một chút là Tachicó thêm bộ phận phụ ở vỏ bao để đeo bên hông.[/size]


[size=5]+ Tachi[/size][size=5]: lưỡi gươm có cấu tạo cong, chuôi dài có thể nắm bằng cả hai tay. Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên hông. Dùng khi mặc giáp phục.[/size]





[size=5]

[/size][size=5]
[size=5]+ [size=5]Tanto[/size][/size][size=5][size=5]:[/size] cấu tạo giống Tachi nhưng ngắn, gần giống như dao găm[/size].
[/size]



[size=5]
- [size=5]Cặp kiếm dân sự: Katana Wakazashi[/size]
[/size]






[size=5]+ Katana: có cấu tạo giống Tachi[/size][size=5] nhưng không có bộ phận phụ để đeo bên hông, và dùng khi cởi bỏ áo giáp .
[/size]












[size=5]Katana là loại đao dài, hình hơi cong, một lưỡi, rất bén, được các võ sĩ Nhật trọng dụng và luôn đeo trên thắt lưng - thường đi đôi với một thanh kiếm ngắn hơn, hoặc cực ngắn, gọi là đoản đao (短刀). Bộ đôi đó gọi là Đại-Tiểu (大小) - biểu tượng cho tác phong và danh dự của người võ sĩ. Thanh đao dài katana dùng để chém trong tác chiến.
[/size]


[size=5]Kiếm ngắn để đâm khi đến gần đối phương - hoặc để mổ bụng tự sát (một kỹ thuật tự sát của samurai, mang tên seppuku).[/size]













[size=5]Thanh kiếm katana này nguyên là của hiệp sỹ samurai cuối cùng Saigo Takamori, đã tự sát năm 1877 sau cuộc nổi dậy thất bại.[/size]


[size=5]
[/size]




[size=5]Đao katana có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, đao được đeo với lưỡi quay lên phía trên, (chiều cong hướng lên trên, ngược với cách đeo kiếm Tây Âu). Ngày nay tuy không còn được sử dụng trong chiến tranh, kiếm Nhật vẫn được giới sưu tầm yêu chuộng - loại kiếm cổ rất đắt tiền; và nghệ thuật tác chiến bằng kiếm Nhật vẫn còn được lưu truyền trong một số môn thể thao võ thuật Nhật Bản, như Kendo (Kiếm đạo), Kenjitsu (Kiếm thuật), Battojitsu (Bạt đao thuật).[/size]


+ [size=5]Wakazashi:[/size] [size=5]kiếm ngắn có cấu tạo dài hơn Tanto và hợp với Katana thành một cặp song kiếm[/size].






[size=5]Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng, để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.[/size]


[size=5]Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện. Mãi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện.[/size]


[size=5]Thời kỳ này lư thuyết chung về kiếm thuật đă được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lư thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lí về phong cách sống và hành động của giới võ sĩ đạo (Bushido).[/size]




[size=6]Kiếm gỗ (Bokken)[/size]







[size=5]Theo một số thư tịch cổ để lại từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người .[/size]


[size=5]Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu. Ông đã truyền giảng cho môn sinh của mình khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật .[/size]


[size=5]Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646), một kiếm sĩ tài ba sau này đã biên soạn cuốn Fudochi - shinmyoroku mà nội dung chủ yếu kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật[/size].


[size=5]Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono hay Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo). Đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba).[/size]








[size=5]Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng .[/size]







[size=5]Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ… cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo.[/size]


[size=5]Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đă có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.[/size]


[size=5]Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó.
[/size]




[size=6]Biểu tượng của đẳng cấp:[/size]

[size=5]Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu , nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu, phẩm giá và danh dự của họ. Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy, kiếm và người như hòa làm một. "Kiếm còn người còn, kiếm mất người cũng mất"[/size] .


[size=5]Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình, không ai được quyền sở hữu, những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc, thế hệ trước để lại cho thế hệ sau[/size].


[size=5] Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.[/size]


[size=6]1. Lịch sử :
[/size]


[size=5]Người Nhật đã có một truyền thống rèn kiếm lâu đời. Kiếm, ngọc và gương là ba bảo vật truyền quốc, được coi như biểu chương của hoàng gia (imperial regalia), để tại đền Ise gần hoàng cung cũ ở cựu đô Nara , đó cũng là những linh vật trong thần đạo (shinto).[/size]


[size=5]Ngay từ thời đại Kofun và Nara (300-794), nước Nhật đã sử dụng kiếm nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh . Hồi đó lưỡi kiếm thẳng , cấu trúc đơn giản và dài chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. Đến thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 nó đã được người Nhật cải tiến và đúc thành kiếm cán dài và uốn cong lưỡi kiếm , hoàn toàn mang đậm tính chất đặc thù của Nhật .[/size]


[size=5]Thời đại Heian sau đó (794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hoá khá rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp trong đó giới võ sĩ (samurai), giới chiến tăng (warrior monks) trở thành những lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm không còn là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật.[/size]




[size=6]2. Rèn kiếm (kitaeru) :
[/size]






[size=5] Trường đao Katana[/size]





[size=5]Kitaeru (forge; temper) được coi như một trong những truyền thống cần phải bảo tồn cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác để duy trì tinh thần đặc thù của người Nhật. Lẽ dĩ nhiên rèn không phải nói về nghề thợ rèn một cách tổng quát mà là kỹ thuật rèn kiếm, một truyền thống lâu đời được coi trọng, vì thanh kiếm không phải chỉ là một món khí giới mà còn tượng trưng cho tinh thần cao thượng của võ sĩ đạo.[/size]


[size=5]Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người để coi có “ngọt” hay không[/size]


[size=5]Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam cũng chú trọng đến kiếm nhưng quá lắm chúng ta chỉ coi như một kỹ năng cần điêu luyện, trái lại người Nhật lại nâng thanh kiếm và cách sử dụng lên hàng “đạo” – kiếm đạo, kendo – và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng và nhân cách của người võ sĩ (samurai).[/size]


[size=5]Trong khi kiếm Âu Châu chỉ là một lưỡi thép duy nhất, kiếm Nhật bao gồm lá thép, sắt non, và thép già, mỗi loại có hàm lượng carbon khác nhau. Lõi của thanh kiếm (shingane) được rèn bằng cách pha trộn giữa sắt thô với thép lá. Sau đó mới là lớp vỏ bao bên ngoài (hadagane) cái lõi đó cũng làm bằng kỹ thuật trên nhưng dùng sắt non và thép lá. Vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn nữa có thể làm thép trở nên dòn và không đều. Cuối cùng lưỡi kiếm được chêm vào giữa những lớp vỏ bao, rèn cho thật liền lạc khít khao. Lớp vỏ mềm giúp cho cái lõi cứng ở bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh, dẻo dai hơn kiếm đúc theo kiểu Âu tây.[/size]


[size=5]Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô. Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có “màu của trăng tháng 2 hay tháng 8” (the colour of the moon in february or august). Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm thì mỏng nhất, ở các nơi khác thì dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm mà người ta gọi là hamon có những hạt (grain) khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (boiling) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi (visible fragrance) tượng trưng cho sự cao thượng, quí phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu của mỗi trường vì mỗi phương pháp có những vân riêng. Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên một làn sương mỏng như giải ngân hà một đêm sao. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như móc buổi sáng hay một chùm tinh tú .[/size]







[size=5] Chuôi đao và tsuba[/size]





[size=5]Nét cong của thanh kiếm Nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm. Tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như “tay nghề” của các bậc sư phụ.[/size]








[size=5]Người ta cũng bắt đầu khắc tên và nơi chế tạo trên chuôi kiếm, võ sĩ cũng mang theo những thanh kiếm ngắn hơn để thay đổi. Ngoài kiếm nhiều loại chiến cụ khác cũng phát triển điển hình là cung tên, giáp trụ và nghệ thuật binh bị cũng đạt một tầm vóc mới.[/size]


[size=5]Người Nhật tìm ra cách đúc kiếm nhiều lớp, tạo được những vân thớ (jihada) khác lạ được gọi dưới những tên như itame, masame, mokume, ayasugi. Những vân đó có khi giống như mắt gỗ nhưng cũng có khi uốn lượn như làn sóng. Thanh kiếm không còn là một vũ khí mà đã thành một tác phẩm mỹ thuật.[/size]


[size=5]Các thợ rèn thuộc tỉnh Soshu và tìm ra được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Họ cũng tiêu chuẩn hoá chiều dài và cải thiện mũi kiếm để khi kiếm bị gãy vẫn có thể mài và dùng tiếp. Trước kia kiếm Nhật chỉ uốn cong nơi gần cán, sau từ từ cong đều và cũng thuôn dần ra tới tận mũi. Người Nhật cũng chế tạo loại giáp trụ nhẹ hơn để bộ binh dễ di động và phân tán, đồng thời nghiên cứu cách dùng kiếm đánh xáp lá cà thay vì dùng cung bắn từ xa.[/size]


[size=5]Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.[/size]


[size=5]Thời kỳ nước Nhật chia thành hai gọi là Nam Bắc triều (1333-1393). Thời kỳ này đánh dấu cao điểm của thuật đúc kiếm. Lưỡi kiếm bây giờ dài đến 1 mét gọi là tachi và kiếm đúc cho đền đài có khi còn dài hơn. Kiếm dài có lợi thế cho người đi bộ và chiến đấu trong đêm tối nên thường đeo sau lưng và rút ngược lên qua vai.[/size]


[size=5]Khi ra ngoài người ta đeo trường kiếm (katana) và đoản kiếm (wakizashi) nhưng khi ở trong nhà thì chỉ đeo đoản kiếm và được tháo ra đặt ngay cạnh giường khi đi ngủ. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là vật bất ly thân, không rời xa trong bất cứ trường hợp nào.[/size]


[size=5]Người Âu châu đã vô cùng kinh ngạc khi thấy kiếm Nhật hơn hẳn các lưỡi kiếm của người Tây Ban Nha nổi tiếng ở Âu Châu. Bộ đại từ điển Britannica của Anh (in lần thứ 6), quyển 9 trang 37 viết là “ kiếm Nhật có thể chặt đứt một chiếc đinh lớn mà lưỡi kiếm không hề hấn gì”.[/size]


[size=5]
Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.

Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.

Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.

Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.

[size=6]Lúc rèn phải hoàn toàn tối[/size]

Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.[/size]


[size=5] Những hoa văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa … cũng giống như người Trung hoa đặt tên cho vân trên bảo kiếm của họ. Người thợ không phải chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn làm sao cho mỹ thuật, đó mới thực là vấn đề[/size]




Katana và lưỡi kiếm. Có thể nhìn thấy rõ đường vân hamon ở lưỡi kiếm


[size=5]Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.

[/size]


[size=5]Một phần của văn hóa Nhật[/size]

[size=5]Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."[/size]
[size=5]
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
[/size]
[size=5]
National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,…
[/size]




[size=6]3. Mài kiếm :
[/size]


[size=5]Việc mài kiếm của một nghĩa sĩ khác hẳn công việc mài lưỡi kiếm sau khi một sư phụ đã rèn xong. Rèn kiếm mới chỉ là một chặng đường, tuy quan trọng nhưng không phải là hoàn bị mà còn nhiều công việc khác cũng cam go không kém.[/size]


[size=5]Công việc hoàn chỉnh thanh kiếm không chỉ là mài cho sắc (sharpening) mà phải gọi là “chà láng” hay đánh bóng (polishing). Đánh bóng một thanh kiếm phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài khác nhau và 13 động tác khác nhau và mất trung bình 120 giờ. Để mài một lưỡi kiếm, kiếm sư dùng sáu cục đá mài (whetstones) khác nhau, từ loại nhám xuống dần loại mịn hơn và sau cùng để đánh bóng. Trước khi mài, phải nghiên cứu kỹ càng “thớ” (texture) và “mẫu” (pattern) của thanh kiếm, không phải cùng một lúc mà chỉ từng khoảng3 cm một. Việc giữ sao cho tay phải và tay trái gần như cân bằng tuyệt đối (near-perfect balance) là một công tác sinh tử vì nếu hai tay chỉ lệch đi một khoảnh khắc thì có thể hỏng luôn cả lưỡi kiếm.[/size]


[size=5]Sau khi mài xong, kiếm sư kẹp hai hòn đá mài mỏng dính trên đầu ngón tay và vuốt theo lưỡi kiếm để đánh bóng. Ông cầm ngang lưỡi kiếm để cho ánh nắng soi lên từng milimét để kiểm soát công trình của mình lần cuối cùng. Không có hai thanh kiếm nào giống hệt nhau, mỗi thanh kiếm có hình dáng khác nhau và có những đặc tính khác nhau. Mài kiếm chính là làm sao cho thanh kiếm thể hiện được tối ưu cái “tinh thần” của nó, để hiển lộ cái “tận mỹ” của nó, để thoát ra cái “huy hoàng” của lưỡi thép đã hoàn thành. Kiếm mài đúng cách mới có thể hiển hiện được hết tài năng của người rèn kiếm.[/size]


[size=6]4. Bao kiếm[/size]


[size=5]Một lưỡi kiếm dù quí đến đâu nếu không được lắp vào một cán kiếm thích hợp và để trong một bao kiếm đúng cách thì vẫn không thể nào gọi là hoàn toàn. Muốn làm một bao kiếm, người kiếm sư phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của lưỡi kiếm rồi dán lại với nhau. Chất keo dán là một loại hồ nấu bằng gạo rồi nghiền cho nhuyễn bằng đũa tre. Người ta không dùng các loại keo dán cực chắc (super-glue) vì e ngại sau này phải tách hai thanh gỗ ra trong trường hợp lưỡi kiếm bị sét rỉ và chỉ có hồ làm bằng gạo mới khỏi làm hư thanh gỗ. Bí mật của cách làm bao kiếm là sao cho có cảm tưởng là bao và lưỡi khít khao từ đầu đến cuối nhưng thực ra chỉ tiếp xúc với nhau ở gần cán kiếm mà thôi và lưỡi kiếm không nơi nào quá chặt vì nếu không, độ ẩm của gỗ sẽ làm cho kiếm bị rỉ.[/size]


[size=5]Tuy chỉ là một công nghệ giản dị như thế, việc làm bao kiếm đòi hỏi nghệ nhân dùng 15 loại bào (plane) khác nhau, to có, nhỏ có mỗi thứ một việc.[/size]







Vỏ đao Nhật





[size=5]Tsuba (sword guard) là miếng chặn tay cầm, phân chuôi kiếm và lưỡi kiếm ra làm 2 phần khác nhau, người Trung Hoa gọi là kiếm cách. Tsuba cũng được coi là một nghệ phẩm và hiện nay cũng có nhiều người sưu tầm, nhiều miếng có giá cả rất cao. Tsuba được khoét ở giữa để tra lưỡi kiếm và để chặn cho kiếm của địch khỏi lướt vào tay mình.[/size]


[size=5]Tuy nhiên, người ta cũng trang trí bằng nhiều hình thức khác, cây cỏ, hoa lá, thú vật … có ý nghĩa hay mang một nguyện vọng để được may mắn. Nguyên thuỷ, tsuba do thợ rèn kiếm hay thợ làm áo giáp sản xuất nhưng từ thế kỷ 16 trở về sau thì do những nghệ nhân thực hiện như một tác phẩm riêng biệt. Tsuba có thể làm bằng sắt thuần tuý hay nạm vàng, bạc, đồng …[/size]




[size=6]5. Thử kiếm (tameshi-giri) :[/size]


[size=5]Để đối phó với sự sắc bén của các thanh kiếm do họ chế tạo được, người Nhật cũng đưa vấn đề che chở thân thể cho khỏi bị kiếm chém đứt thành một nghệ thuật khác. Đó là việc chế tạo một bộ áo giáp chắc chắn – bao gồm 12 món khác nhau, mặc vào rất công phu để bảo vệ tính mạng của võ sĩ. Tuy nhiên, đối với một thanh bảo kiếm trong tay một cao thủ về kiếm đạo thì bộ áo giáp kia không đủ hiệu quả. Chỉ một nhát kiếm, cả người lẫn giáp có thể xẻ làm hai. Những thanh bảo kiếm thực sự đều là của gia bảo truyền từ đời nọ sang đời kia, tham dự trong hết trận đánh này đến trận đánh khác. Những thanh kiếm đó đã được thử bằng chính sinh mạng con người.[/size]


[size=5]Tuy nhiên, trước khi được dùng để chiến đấu, kiếm Nhật sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Nếu thanh kiếm có thể chặt đứt được một bó rơm, người ta sẽ thử tiếp trên thân người, thường là dùng một xác chết. Xác người được treo lên theo nhiều kiểu khác nhau để thử kiếm theo đủ mọi hướng, đủ mọi kiểu, mọi đòn. Cũng có khi thanh kiếm được thử ngay trên những tử tội. Có 16 chỗ trên thân người dùng để thí nghiệm, khó cắt nhất là chém ngang hông sao cho đứt cả hai xương đùi, dễ nhất là chém đứt cổ tay.[/size]


[size=5]Ngày nay, những võ sư vẫn huấn luyện môn đồ phương pháp dùng kiếm để chặt đứt những bó rơm ướt, lõi bằng cọc tre. Mỗi ngày người võ sĩ phải tập hàng trăm lần cho thật nhuần nhuyễn. Kiếm thử xong sẽ được các chuyên giá đánh giá và xếp hạng.[/size]




[size=6]6. Kết luận :
[/size]


[size=5]Việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những nghi thức thanh tẩy (ritual purification) và khi làm việc họ mặc một bộ đồ trắng như thiền sư, đạo sĩ. Ngay từ thế kỷ 13, kiếm Nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp. Người Trung Hoa cũng nói đến bảo kiếm nhưng phần lớn chỉ là truyền thuyết và huyền thoại, chỉ nghe mà không thấy. Trái lại kiếm Nhật có thật và nhiều người đã bỏ một khoản tiền lớn để đặt làm hay mua. Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để tạo được những hợp kim tốt như thép của Nhật trước đó 600 năm và cũng phần lớn là vì học hỏi được phương pháp của xứ Phù tang. Kiếm Nhật cũng nói lên một đặc tính riêng của dân tộc này, làm việc gì cũng muốn đến chỗ tận thiện, tận mỹ.[/size]

[size=5]Đây là thanh kiếm được cho là đẹp nhất mọi thời đại
[/size]

[size=5] [/size]

[size=5]Mình xin vài keng nha 3congratz3 3congratz3 3congratz3 3congratz3[/size]

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)