Tin tức - pháp luật 2013-07-20 14:54:26

japan is best, china is bad


[size=7]Nhật Bản sở hữu 2000 quả bom nguyên tử "khủng"?[/size]
“Nếu dân chúng và các nhà lãnh đạo Nhật Bản thống nhất cần sở hữu vũ khí hạt nhân, thì lập tức họ có thể trở thành một quốc gia sở hữu hạt nhân thực sự.”
 
Con số 2000 quả bom nguyên tử gần đây bỗng được một số trang báo “giật tít” khi đưa thông tin về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Nhật Bản.
Hình mô tả trung tâm điều khiển của Nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân Rokkasho, miền Bắc nước Nhật. Nguồn: Wall Street Journal.
Có báo đưa thẳng vào tít con số chính xác “2000”, như: “Nhật Bản có thể chế tạo 2.000 quả bom nguyên tử” (Infornet).
Nhiều báo lại “rút tít” theo các góc nhìn khác nhau về chương trình hạt nhân của nước này, như: “Nhật Bản tham vọng thành cường quốc vũ khí hạt nhân?” (VietNamNet), “Nhật phát triển chương trình vũ khí hạt nhân” (GlobalResearch), “Vũ khí hạt nhân nước Nhật? Không phải bây giờ”  (USATODAY), “Kế hoạch hạt nhân Nhật khuấy đảo Mỹ” (Wall  Street Journal” v.v. và v.v…
Con số 2.000 quả bom hạt nhân đưa ra hẳn không phải là đại lượng toán học chính xác, nhưng có thể xem đây là hình ảnh số biểu tượng về tham vọng và tiềm năng hiện thực to lớn của đất nước Mặt Trời Mọc với loại vũ khí hủy diệt kinh khủng nhất thời đại.
Trong thực tế, khả năng chế tạo được hai ngàn hay nhiều ngàn quả bom A đối với nước Nhật là ở trong tầm tay. Điều khẳng định này, trước hết, căn cứ vào kho nhiên liệu chế tạo bom hạt nhân dồi dào của nước này.
Như nhiều người đã biết, có hai loại nhiên liệu để chế tạo bom phân hạch (còn gọi là bom nguyên tử hay bom A) - Plutonium Pu239 và Uranium U235. Riêng về nhiên liệu hay chất nổ phân hạch Pu239, là sản phẩm sinh ra trong quá trình “đốt cháy” các thanh nhiên liệu Uranium trong lò phản ứng, Nhật Bản chắc chắn đã tích lũy được một khối lượng rất lớn sau ba bốn thập niên vận hành nền công nghiệp hạt nhân dân sự (điện hạt nhân) hùng hậu.
Về vấn đề tách Plutonium từ các thanh nhiên liệu đã “đốt” trong lò, từ nhiều năm trước, nước Nhật đã xây dựng một khu liên hiệp xử lý thanh nhiên liệu ở Rokkasho, phía bắc nước này.
Mặt khác, từ năm 1999 đến nay, công đoạn tách và làm giàu Plutonium được hợp đồng xử lý ở Pháp và Anh. Và theo thông báo của Nhật gửi cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), hiện nay nước này đã sở hữu một “tài sản” lớn với khoảng 44,3 tấn Plutonium, trong đó 35 tấn đang được giữ tại Pháp và Anh, còn lại 9,3 tấn đang được lưu trữ tại Nhật Bản.
Nếu được nâng cấp lên cấp vũ khí (độ giàu Pu239 đạt khoảng 90%), có thể chế tạo được một thiết bị nổ (bom) hạt nhân với khoảng 6-9 kg Plutonium . Thậm chí, nếu sử dụng phương pháp công nghệ cao, với 1-3 kg Plutonium cũng có thể gây nổ hạt nhân. Như vậy, nếu làm phép tính thô sơ đối với các số liệu trên đây, cũng có thể thấy con số 2000 quả bom nguyên tử là con số hiện thực và tham vọng hạt nhân mà Nhật hướng tới không phải là điều gì viễn vông.
Trên đây chúng ta chỉ đề cập chủ yếu đến vấn đề nhiên liệu, nhưng đó là vấn đề căn bản, là yếu tố đầu tiên để đi đến vũ khí hạt nhân. Dĩ nhiên, việc chế tạo loại vũ khí cao cấp về trí tuệ này còn đòi hỏi nhiều công nghệ phức tạp khác nữa. Theo nhiều nhà phân tích trên thế giới, với một quốc gia công nghiệp phát triển loại hàng đầu thế giới như Nhật Bản, các yếu tố này cũng không thể là chướng ngại lớn.
Chẳng hạn, về trình độ phần mềm và công cụ siêu máy tính để giải các bài toán thiết kế chế tạo bom hạt nhân. Ai cũng biết, hiện Nhật Bản đang có trong tay máy tính siêu tốc với tốc độ tính toán đạt hàng trăm tỷ phép tính trong 1 giây, nên họ có khả năng tiến hành thử nghiệm mô phỏng vụ nổ hạt nhân.
Phương tiện mang đi xa các đầu đạn hạt nhân cũng là vấn đề đáng quan tâm. Thực tế, từ giữa thế kỷ 20 Nhật đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa. Tháng 2/1970, với việc đưa vệ tinh Osumi nặng 24 kg vào vũ trụ, Nhật đã trở thành quốc gia thứ 4 sử dụng tên lửa đẩy của mình để phóng vệ tinh. Từ đó, với trên 10 loại tên lửa “made in Japan” họ đã phóng hơn 50 vệ tinh lên các quỹ đạo khác nhau, trở thành một nước lớn về nghiên cứu không gian.
Chính bản thân Nhật Bản đã đạt được những thành công vượt trội trong công nghệ chế tạo vật liệu chịu nhiệt độ cao, thiết bị dẫn đường chính xác và kiểm soát độ chính xác điểm rơi và cả các thiết bị chống đánh chặn cho các loại đầu đạn tên lửa nhỏ, trung bình và xuyên lục địa.
Do đó, không có gì là quá đáng khi một nhà nghiên cứu ở Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, giáo sư James Holmes, trên tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản đã viết: Nếu dân chúng và các nhà lãnh đạo Nhật Bản thống nhất cần “sở hữu vũ khí hạt nhân”, thì lập tức họ có thể trở thành một quốc gia sở hữu hạt nhân thực sự.
Và thời gian cần để Nhật Bản trở thành một quốc gia như thế, một số nhà phân tích đã đưa ra con số như: 1 năm, hoặc 6 tháng… Thậm chí, từ năm 1995, trên tạp chí “Đá quý” của Nhật Bản, người ta đã đưa ra con số cụ thể là 183, tức là chỉ cần trong 183 ngày (kể từ khi đưa ra quyết định), Nhật Bản có thể chế tạo quả bom nguyên tử!
Nhưng vấn đề là khi nào có quyết định đó của nước Nhật. Mặc dù tình hình địa chính trị xung quanh nước Nhật đang nóng lên hơn bao giờ hết, một quyết định như vậy vẫn chưa đến và không biết sẽ đến lúc nào. Nhật Bản tham vọng thành cường quốc vũ khí hạt nhân, nhưng nước này còn phải tháo gỡ bao nhiêu mối ràng buộc cả trong nước và cả với thế giới. Vấn đề này đã được tác giả đề cập đến gần đây, trong bài viết “Nhật Bản tham vọng thành cường quốc vũ khí hạt nhân?”.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)