Chuyện lạ 2011-05-07 02:03:03

[Hot] Các đại ca giới giang hồ của Việt Nam


[size=3]
Sơn Bạch Tạng
[/size][size=3]Đó là Trần Quốc Sơn, kẻ mà Năm Cam từng tuyên bố với Dung Hà: “Nếu cô có ý định bắn Sơn thì hãy bắn anh trước”. Và 15h ngày 16/3, y đã bị Cơ quan CSĐT, Bộ Công an, ra lệnh khởi tố, bắt khẩn tại nhà riêng ở ngõ Lương Sử A, Quốc Tử Giám, Hà Nội về tội tổ chức đánh bạc.
Sơn ăn mặc lịch sự, sang trọng, dáng vẻ thư sinh… nhưng đã có 4 tiền án, 6 tiền sự và hai lần bị tập trung cải tạo.
[/size]
[size=3]Đầu thập niên 90, ở Hà Nội, Sơn quản lý nhóm đàn em gồm 17 tên, đều là những đối tượng lưu manh khét tiếng. Bọn chúng chuyên bảo kê các nhà hàng, đòi nợ và đâm thuê chém mướn.[/size]
[size=3]Năm 1995, Sơn “bạch tạng” bị phạt thi hành án tại trại tạm giam Thanh Hà (Phú Thọ), tiếng tăm của hắn vang đến tai Năm Cam, lúc đó cũng đang cải tạo tại đây. Hai người làm quen, và nhanh chóng trở thành cạ cứng của nhau. Năm Cam rất quý Sơn “bạch tạng”, chúng kết tình huynh đệ. Ra khỏi trại giam, Năm Cam tin tưởng giao cho Sơn quản lý nhiều sòng cá độ ở thành phố, có việc gì quan trọng cũng đều gọi và giao trực tiếp cho người em kết nghĩa này.[/size]
[size=3]Dung Hà từng lên kế hoạch bắn Sơn “bạch tạng”[/size]
[size=3]Trở thành đàn em thân tín của anh Năm, được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, Sơn trở thành cái gai trong mắt nữ quái Dung Hà.[/size]
[size=3]Trước khi Sơn xuất hiện, Dung Hà được anh Năm sùng ái. Năm Cam từng hứa giúp thị mở sòng bạc tại 17, phố Bùi Thị Xuân, TP HCM. Sòng bạc mở được 3-4 hôm, đang làm ăn thuận lợi, mỗi ngày thu về hơn 70 triệu đồng thì bỗng nhiên vắng khách. Cho đàn em điều tra, Dung Hà biết Thắng “tài dậu” cùng Sơn “bạch tạng” vừa từ Bắc vào, được Năm Cam tin dùng, giao cho quản lý một số sòng. Vì vậy sòng bài của thị bị phong toả, số con bạc lai vãng đến đây ít đi.[/size]
[size=3]Để cứu vãn tình hình bi đát, Dung Hà đến xin được làm ăn cùng Năm Cam tại sòng bạc ở quận 8, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Mở sòng thì không có khách, muốn chung sòng cũng không xong, Dung Hà càng nhảy dựng lên khi phát hiện, trong khi từ chối lời đề nghị của thị, Năm Cam lại cho Sơn chung sòng ở quận 8. Hơn nữa, Sơn không phải đóng “thùng tẩy”, được hưởng 30% lãi thu được, đây là ngoại lệ trong giới giang hồ TP HCM. Thế là bao nhiêu nỗi cay cú được trút lên đầu Sơn “bạch tạng”.[/size]
[size=3]Biết Sơn có việc phải ra Hà Nội, Dung Hà tổ chức đàn em phục kích tại khách sạn Las Vegas ở số 7 Lê Văn Hưu. Nhưng kế hoạch bị đổ bể vì Sơn đã được báo trước nên không xuất hiện.[/size]
[size=3]Về Sài Gòn, Sơn thưa lại mọi chuyện với ông anh kết nghĩa, Năm Cam lập tức cho gọi Dung Hà để hỏi, thị chối đây đẩy. Để làm rõ chuyện, Năm Cam tổ chức buổi đối chất tại nhà hàng Maxim giữa Thắng “tài dậu”, Sơn “bạch tạng”, Dung Hà cùng hai người nữa. Hà tiếp tục không thừa nhận, vì vậy Năm Cam đưa cho thị 3.000 USD với yêu cầu bỏ qua xích mích, và không quên cảnh cáo Dung Hà nếu muốn lấy mạng Sơn “bạch tạng” thì phải bước qua xác anh Năm.[/size]
[size=3]Sau khi Dung Hà bị hạ sát, Sơn “bạch tạng” trở ra Bắc. Y sẽ được di lý vào Nam để tập trung điều tra làm rõ hơn những tội ác mà Năm Cam và đồng bọn đã gây ra.
[/size]
[size=3]Đã đến lượt Sơn ‘Bạch tạng’ và một số kẻ khác!
[/size][size=3]Từ chuyên án Năm Cam (Z501), Hải Bánh khai nhận y từng chơi bạc ở sòng của Nguyễn Tiến Vịnh (Vịnh Ngựa) ở 172 Đường Bưởi và cho Cơ quan điều tra biết Trần Quốc Sơn (Sơn Bạch Tạng) là đệ ruột của Thắng Tài Dậu, Nam Cam. Chính Sơn Bạch Tạng từng đánh bạc và bảo kê cho sòng đó. Suốt 9 năm (1993-2002) làm chủ lò kỳ bẽo, Vịnh đã tổ chức hàng ngàn lượt người đánh bạc tại ngôi nhà ở Đường Bưởi ấy. Sòng bị sập, hắn đã bỏ trốn và tiếp tục bị truy nã đặc biệt.
Lâu đài kỳ bẽo
[/size]
[size=3]Núp danh quán Cà phê – Bóng đá và Karaoke, Vịnh Ngựa biến tầng hầm và tầng 3 căn nhà 172 Đường Bưởi, Hà Nội thành “lâu đài kỳ bẽo” kiên cố nhất nhì đất Bắc để thu lời bất chính với những điều lệ tối nghiêm khắc hòng đối phó Cơ quan công an vô cùng hiệu quả. Sòng bạc này chỉ tạm “ngủ” vài tháng khi Vịnh Ngựa cùng vợ ra toà ly hôn. Cô vợ của Vịnh không sử dụng phần tầng 3 ngôi nhà được chia và không hề hay biết nó đã được Vịnh rải thêm chiếu hầu những con ma bạc cho đến khi hắn bị tra tay vào còng. Muốn lên phòng này, con bạc phải qua chốt cửa sắt kiên cố có người gác 24/24h, sau đó vượt lên cầu thang cũng được chặn bằng cửa thép treo chiếc khoá to với một “lâu la mặt ngựa” gắn kính đen khoanh tay đứng gác. “Zô” mỗi ca, con bạc nộp… nhẹ nhàng 100.000 đồng tiền “phế”. Mỗi ca có tới 25 – 35 người chơi bạc, thứ Bảy và Chủ Nhật lên tới 60 – 70 người. Tiền xuống chiếu từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng (thậm chí cao hơn tuỳ độ “khát” của con bạc) cho một lượt đánh. Có lượt, tiền xuống chiếu lên đến 20 triệu đồng.[/size]
[size=3]Ở đây chơi theo kiểu xóc đĩa và cách đặt tiền theo chẵn-lẻ, bảng vị. Người xóc cái ngồi ở đầu ngoài tấm thảm rải dọc căn phòng, đầu trong là người kiểm hồ lỳ (tiền xuống chiếu của con bạc), ngồi giữa thảm là những người cầm bảng vị. Sơn Bạch Tạng, Hùng Hà Đông, Khánh Con, Hương Ngã Tư Sở, Hải Cốm, Thắng Mẩu, Thắng Bình Đà, Hùng Voi… từng ngồi thâu đêm ở đây. Hai bên thảm là là các dãy ghế nhựa dành cho con bạc. Phía sau nữa là chỗ của những kẻ cho vay, cầm cố tài sản, các “tín dụng gia” này thường là Nguyễn Thanh Bình (Bình Bồ), Nguyễn Thuý Hạnh (Hạnh Chân To – vợ hai của Vịnh Ngựa) và một số kẻ khác. Những người cầm bảng vị phải được Vịnh đồng ý và hắn quy định con bạc góp mỗi ca từ 2 – 5 triệu đồng để lập “công ty” (công ty vị). Cuối ca sẽ chia đều tiền này cho cả người thắng và người thua… Có lẽ chưa ai thống kê bao nhiêu nhà lầu, xe hơi, tài sản kếch sù khác đã “ra đi không trở lại” qua căn phòng ấy, và bao nhiêu tấn bi kịch do cờ bạc khởi nguồn từ đây chưa được kể ra.[/size]
[size=3]Cầm bảng vị, Sơn Bạch Tạng chỉ… thua 48 triệu đồng?[/size]
[size=3]Được di lý ra Hà Nội để hầu toà chung với một số kẻ khác về tội đánh bạc, Sơn khai, hắn đến chơi sòng của Vịnh Ngựa khoảng 30 lần và thua chóng vánh 30 triệu đồng chỉ 3 ngày đầu nhập cuộc. Sau mấy lần thua, Sơn được Vịnh cho cầm bảng vị và đã thắng có lúc nhiều nhất là 15 triệu đồng (số tiền này đã được gia đình Sơn nộp trả vì “thu lợi trong thời gian đánh bạc”)[/size]
[size=3]Lời khai của Hải Bánh, Toàn Mục, Hải Cốm đã chứng minh việc chơi bạc và cầm bảng vị tại sòng Vịnh Ngựa. Nhưng, với quy mô của sòng này và thời gian kéo dài 6 tháng chơi của Sơn, làm sao có thể tin được hắn… thua 48 triệu đồng?[/size]
[size=3]Vinh Biên quanh co để… không thoát![/size]
[size=3]Trần Văn Vinh (Vinh Biên) luôn khai báo quanh co và chỉ thừa nhận chơi ở sòng Vũ Duy Bổng (585-587 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội). Khi bị Viện KS phúc cung sau đó, hắn nhận đã đánh ở sòng Vịnh Ngựa 1 lần và thua 1 triệu đồng. Nhưng Hải Bánh nói đã đánh với Vinh nhiều lần những năm 1994, 1995 và 1999. Văn Hải, Toàn Mục và Lều Công Tình đều khai cũng đã đánh với Vinh tại sòng Vịnh Ngựa năm 1999 (không nói rõ ngày tháng cụ thể). Cuối cùng, Vinh đã phải thừa nhận phạm tội đánh bạc.[/size]
[size=3]Thắng Mẩu chỉ hưởng lời bất chính… 2 triệu đồng?[/size]
[size=3]Nguyễn Minh Thắng (Thắng Mẩu) ngay từ đầu đã khai rõ hành vi phạm tội đánh bạc nhưng chỉ khai đã tham gia từ giữa năm 2001 đến đầu 2002, và chỉ nhận 1/2 suất vị bằng tiền của Hải Cốm, Hùng Voi, Vịnh Ngựa, Thắng Bình Đà. Hắn nói “chỉ đánh nhỏ” vì không có tiền và hưởng lợi gần 2 triệu đồng (cũng đã được phía gia đình nộp lại).[/size]
[size=3]Riêng Hải Bánh và Hùng Voi cho biết năm 2000, Thắng Mẩu đã cầm bảng vị đánh bạc tại sòng của Vịnh Ngựa. Nghĩa là, Thắng Mẩu đã chơi bạc sớm hơn “sự thật” mà Cơ quan điều tra có được từ hắn.[/size]
[size=3]Lái xe Bình Bồ kiêm… tín dụng gia![/size]
[size=3]Khoảng tháng 3/2001, Vịnh Ngựa thuê Nguyễn Thanh Bình (Bình Bồ) làm lái xe, chủ yếu đưa Vịnh đến những chốn ăn chơi. Một bài báo khoáy vào cửa sòng bạc của Vịnh khiến Bình Bồ… mất việc nhưng Vịnh vẫn trả 1,5 triệu tiền lương cho Bình (đã nộp lại cho Cơ quan điều tra), chưa hết, Vịnh còn gọi Bình đến và cho vay 15 triệu đồng để tên này làm “tín dụng gia” tại sòng Đường Buởi.[/size]
[size=3]Bình Bồ thừa nhận đồng phạm tổ chức đánh bạc và hưởng lợi từ nghề “tín dụng gia” là 1,5 triệu đồng. Hắn cho biết thêm, có lần thấy bộ đồ đánh bạc trong xe của Vịnh và Bình đã mang cất vào nhà mình ở (bộ này đã được Công an thu lại).[/size]
[size=3]Thắng Bình Đà thua 3 triệu đồng và… ra đầu thú.[/size]
[size=3]Thời gian đánh bạc từ tháng 8 – 12/2001 và 6 ngày sau Tết Nguyên Đán 2002, Lưu Văn Thắng (Thắng Bình Đà) tham gia cầm bảng vị với nhiều người và góp… 2,5 triệu đồng/ngày vào “công ty vị”. Chính Thắng là người khai rất rõ cách ăn chia, cách thức chơi, thời gian chơi của sòng. Hắn nhận đã hưởng lợi 3 triệu đồng và cũng thua bạc hết từng đó.[/size]
[size=3]Hàng loạt các tên Bình Bồ, Hải Cốm, Hùng Voi, Hải Bánh, Toàn… và nhiều nhân chứng khác chứng nhận Thắng Bình Đà từng tham gia tổ chức đánh bạc rất “có nghề”[/size]
[size=3]Hải Cốm… trốn mãi cũng phải ra![/size]
[size=3]Sau khi khởi tố bị can, Nguyễn Văn Hải (Hải Bánh) không có mặt tại nơi cư trú và cho đến ngày 12/01/2003 thì hắn ra trình diện Cơ quan Công an. Hắn thừa nhận giữa năm 1999 đã từng chơi bạc tại sòng Vịnh Ngựa và tiếp tục đánh tới năm 2001. Hải Bánh tham gia bảng vị cùng Vịnh Ngựa, Hùng Voi, Thắng Bình Đà, Thắng Mẩu và cũng góp vốn 2 triệu đồng để chơi với các con bạc. Hải Cốm khai chỉ thắng… 4 triệu đồng trong suốt mấy năm kỳ bẽo!!![/size]
[size=3]Hùng Voi khai toạc mọi chuyện cơ bạc của… anh trai[/size]
[size=3]Nguyễn Chí Hùng (Hùng Voi, em của Vịnh Ngựa) từng bị Công an Đống Đa xử phạt 15 tháng án treo năm 1998 về tội đánh bạc nhưng hắn đã bị ma bạc hút hồn mà cuốn vào cơn say kỳ bẽo từ tháng 2/2000 đến 2002. Hắn khai rất thành khẩn hành vi phạm tội của anh trai mình và… không nhớ chính hắn đã chơi bao nhiêu lần ở cái sòng đốn mạt ấy. Hùng Voi được xem là bị can thành khẩn nhất và cũng là người đầu tiên nộp số tiền thu lời bất chính cho Cơ quan điều tra. Tuy chỉ có điều hắn “dại dột” chốn khỏi nơi cư trú khi bị khởi tố bị can, mặc dù hắn không bị tạm giam nhờ sự thành khẩn khai báo sớm. Chính Hùng Voi làm sáng tỏ vụ án rất hiệu quả, chứng minh sự phạm tội các bị can khác.[/size]
[size=3]Dự kiến phiên toà xét xử những kẻ đánh bạc và tổ chức đánh bạc này sẽ diễn ra trong hai ngày 19 và 20/6/2003.[/size]
[size=3]Vòng vây khép kín[/size]

[size=3]Trong giới giang hồ miền Bắc từ trước đến nay, cái tên Sơn “bạch tạng” được nhắc đến với nhiều câu chuyện thêu dệt về nhân vật “cầm trịch” dân đao búa đất Hà thành.
Không giống như Khánh “trắng”, Phúc “bồ”, Vinh “đồng”, Dương Tử Anh… hay nhiều anh chị có máu mặt khác thích “trống giong cờ mở”, Sơn lặng lẽ thu mình thống lĩnh việc cờ bạc và các hoạt động “đen” khác. “Tảng băng chìm” này của Sơn mang lại rất nhiều lợi nhuận và danh thế…
[/size]
[size=3]Kẻ cầm tinh con hổ[/size]
[size=3]Là một trong những tay anh chị nổi tiếng nhất trong giang hồ nên Sơn “bạch tạng” luôn được các đơn vị công an “chăm sóc” kỹ lưỡng, đặc biệt là Phòng CSĐT tội phạm về TTXH của Công an TP Hà Nội. Tuy nhiên với sự khôn ngoan của kẻ đã lăn lộn trên giang hồ, Sơn “bạch tạng” vẫn giữ được “chất” của mình và luôn khiến dân đao búa đất Hà thành bái phục.[/size]
[size=3]Trên khắp đất nước, bất kỳ một dân chơi nào cũng đều biết tiếng Trần Quốc Sơn tức Sơn “bạch tạng” như là một ông trùm thực sự của giang hồ Hà Nội. Các đại ca khét tiếng như Cu Nên, Cu Lý, Lâm “già”, Minh “xăm”, Thành “xăm”… đều phải kiêng nể Sơn trong các cuộc ân oán.[/size]
[size=3]Khi giang hồ vào thời loạn, thế kiềng ba chân Sơn “bạch tạng” – Phúc “bồ” – Khánh “trắng” tan vỡ. Sơn có cơ hội thống lĩnh xã hội đen Hà Nội. Không bỏ qua thời khắc quý giá này, Sơn “chiêu binh mãi mã”, xưng hùng xưng bá ở khu vực chợ xe Phùng Hưng và các sòng bạc lớn ở Hà Nội.[/size]
[size=3]Sinh năm 1962, Sơn cầm tinh con hổ. “Chúa sơn lâm” luôn ngồi ghế tiên chỉ của dân đao búa trong mọi cuộc chơi. Tính Sơn nhỏ nhẹ, ít rượu chè, trong thời gian đấu đá với các đối thủ, Sơn lại càng lặng lẽ. Mỗi khi Sơn xuất hiện tại các vũ trường, tất cả những cô đào đẹp nhất phải ra hầu rượu. Mỗi khi Sơn “trót” sa chân vào vòng lao lý, tất cả các phạm nhân đều phải thừa nhận Sơn là “huynh trưởng”. Đã nói là làm, đã làm là tới cùng, tính cách ấy thể hiện rõ trong các phi vụ làm ăn cũng như những cuộc thanh trừng bằng máu khiến bọn đàn em vô cùng khiếp sợ.[/size]
[size=3]Khi Khánh “trắng” bị bắt, Sơn đã “lên ngôi” và trở thành “anh cả” tại giang hồ miền Bắc. Thế và lực của Sơn rất lớn bởi tiền và những gã đàn em máu lạnh, sẵn sàng xuống tay dao mỗi khi đại ca ra lệnh.[/size]
[size=3]Cùng lúc đó ở Hải Phòng, Minh “sứt” cùng “tứ đại hộ pháp” của mình là Dũng “Bắc Kạn”, Dũng AK, Dũng “đui”, Dũng K cũng phô trương thanh thế thống lĩnh giang hồ đất Cảng. Minh đi buôn lậu hàng điện tử, hêrôin, xăng dầu… nên nguồn tài chính của gã hết sức khổng lồ. Đây là sự hậu thuẫn rất lớn cho Minh trong việc phong tỏa giang hồ cả nước. Ngoài ra, “tứ Dũng” của Minh đi đâu cũng vác hàng nóng đi theo nên băng nhóm của Minh ngày càng lừng lẫy thanh thế. Thậm chí chúng còn có cả súng AK đi áp tải hàng lậu.[/size]
[size=3]Ngay từ đầu, Sơn và Minh đã chẳng ưa gì nhau nên mối quan hệ của giới hắc đạo hai thành phố rơi vào tình trạng “chiến tranh lạnh”. Ngoài việc buôn ma tuý ra, đàn em của Minh là Dung “hà” mở các sới bạc tại Thuỷ Nguyên, Kiến An… cạnh tranh với Sơn và Thắng trong nghề đỏ đen bịp bợm. Không những thế, Dung còn cậy thế anh mình phong toả “giới tín dụng đen” tại Casino Hải Phòng khiến Hạnh “sự”, một người em kết nghĩa của Thắng, mất đất làm ăn…[/size]
[size=3]Chân dung “đại ca đao búa”[/size]
[size=3]Quê gốc của Sơn “bạch tạng” ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân nhưng sau đó chuyển về phố Ngô Thì Nhậm sinh sống. Là con út trong một gia đình nề nếp nhưng từ nhỏ Sơn đã quậy phá, ngỗ ngược và liên tục bị chính quyền địa phương tập trung cải tạo. Mới 15 tuổi, Sơn đã bị công an quận Hoàn Kiếm bắt vào vì tội móc túi (năm 1977).[/size]
[size=3]Đến ngày 20/3/1978, Sơn tiếp tục bị tra tay vào còng cũng về tội “hai ngón”. Ngày 19/1/1979, TAND quận Hoàn Kiếm xử Sơn 8 tháng tù, 12 tháng thử thách. Đến ngày 16/3/1980, Sơn lại tiếp tục bị bắt về tội danh trên. Không những thế, khi còn trẻ, ông trùm này còn rất nổi tiếng vì “máu lạnh” trong những cuộc đánh lộn, đâm chém. Trước những hành vi phạm tội liên tiếp đó của Sơn, chính quyền địa phương buộc phải lập hồ sơ đưa đi cải tạo tại trại Thanh Lâm, Thanh Hoá.[/size]
[size=3]Do đã gây dựng được “số má” ở ngoài đời nên khi vào trại, Sơn được ngồi ghế “đại bàng”. Ở đây, ông trùm máu lạnh này thu phục hàng loạt đàn em trong Nam ngoài Bắc để nhân rộng thanh thế. Đặc biệt là những đàn em ở Hải Phòng, Nam định được “đại ca” biệt đãi hơn cả.[/size]
[size=3]Ngoài bản lĩnh do những ân oán giang hồ tạo nên, Sơn còn được đàn em hết sức nể phục vì sự điềm đạm, ăn nói khéo léo nhẹ nhàng và tính cách “nhất ngôn cửu đỉnh”. Đã nói là làm và đã làm là hết mình nên Sơn được đàn em nể trọng không kém gì Thắng. Hơn nữa, ít ai thấy Sơn nói tục chửi bậy, uống rượu, không bao giờ sử dụng ma tuý nhưng đã ra tay thì hết sức lạnh lùng.[/size]
[size=3]Sau những phi vụ làm ăn, Sơn bao giờ cũng tỏ ra cưu mang đàn em và không nhận phần nhiều về mình. Thậm chí, khi những cuộc xung đột trong hai giới hắc bạch xảy ra, Sơn cũng đứng ra dàn xếp tránh đổ máu cho đàn em và các băng nhóm khác. Khi cải tạo trong trại, mỗi lần nhận được quà cáp gửi vào, Sơn “bạch tạng” thường chia đều cho đàn em nhưng kẻ nào có ý định vượt mặt thì Sơn không bao giờ bỏ qua.[/size]
[size=3]Không sống một cách vương giả tại Hải Phòng được nữa, mang theo mối hận trong lòng, Dung “hà” vào TPHCM theo hai đàn anh của mình là Minh “sứt” và Thành “chân” lập nghiệp giang hồ. Tuy nhiên, đi đến đâu cũng bị Thắng cản mũi, niềm uất hận của Dung lại càng cháy bỏng. Im hơi lặng tiếng hơn Dung nhưng Ngô Chí Thành tức Thành “chân” là đại ca giang hồ thực sự của Hải Phòng. Thành không thích trống giong cờ mở, phô trương thanh thế nhưng có thực lực trên giang hồ. Cu Lý, Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”, Oanh “hà”, Dũng AK, Dũng “đui”, Dung “hà” đều sợ Thành “chân” một phép.[/size]
[size=3]Vào thời gian này, tại các vũ trường như Mưa rừng nhiệt đới, Đêm màu hồng, Phi thuyền… hàng đêm, Thành ngồi uống rượu một mình. Hầu hết các dân chơi, bảo kê có số má như Tài “ba đô”, Dũng “lợn”… đi qua đều phải cúi chào lễ phép.[/size]
[size=3]Khi mâu thuẫn của Dung “hà” và Thắng “tài dậu”, Sơn “bạch tạng” lên tới đỉnh điểm, Thành đã khuyên răn cô em đồng bóng của mình rất nhiều. Là kẻ lọc lõi trên giang hồ, Thành hiểu độ nham hiểm và sự tàn bạo của đối thủ. Thấy Dung không nghe, Thành liền bỏ đi Canađa sinh sống…[/size]
[size=3]Khi Sơn “bạch tạng” và Thắng “tài dậu” bị đàn em Dung “hà” săn đuổi thì Hạnh vẫn có những mối quan hệ mật thiết với giang hồ đất Cảng. Còn Sơn bay vào TPHCM để “yểm bùa” đám giang hồ “Ba Ke” đang quấy nhiễu tại các vũ trường, nhà hàng. Vào thời gian này, dân dao búa miền trong rất ngại những tay anh chị từ Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội mò vào. Những cái tên như Hưng “mi nhon”, Trường “xoăn”, Tuấn “tăng”, Thuỷ “lẩm”, Dũng “heo”, Dũng “paléttin”… khiến dân giang hồ miền Nam toát mồ hôi hột.[/size]
[size=3]Những trận huyết hận tương tàn của vài chục tên côn đồ miền Nam cùng lắm chỉ làm đổ máu chút ít. Lâu lâu mới nhỡ tay đao khiến có kẻ vong mạng. Nhưng khi giang hồ miền Bắc đã ra tay thì không tàn phế suốt đời cũng hồn lìa khỏi xác. Với sở trường lạnh lùng như thế, giới hắc đạo miền Nam ngại dân anh chị miền Bắc một vành. Vì vậy, Sơn “bạch tạng”, kẻ cầm tinh con hổ lẫy lừng này cũng như hàng chục đàn em trung thành của Sơn luôn là “bức tường thép” lấy le với giới hắc đạo Hải Phòng, Nam Định…[/size]
[size=3]Ngày 16/3/2002, Đội đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự bắt Sơn ngay tại đầu ngõ Lương Sử A và di lý ông trùm đao búa này vào miền Nam phục vụ việc điều tra mở rộng các vụ án liên quan…[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)