Chuyện shock 2011-09-25 13:41:59

[Horrible Zone][+18]Những bức ảnh về thảm họa Hiroshima năm 1945


[indent]


Hình ảnh những xác người bị cháy rụi bởi sức hủy diệt của quả bom nguyên tử dội xuống Hiroshima năm 1945 có thể khiến người xem ngộp thở và sợ hãi. Nhưng đó là một phần của sự thật không thể chối cãi về một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, do chính con người gây ra.


Sự thật kinh hoàng về thảm họa



Vào ngày 5/5/2008 , Học viện Hoover thuộc trường Đại học Stanford (California, Mỹ) đã cho công bố 10 bức ảnh chưa từng được biết đến về thảm họa bom hạt nhân do Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào 8 giờ 17 phút, ngày 6/8/1945.


Xác người chất đống, chỉ những đứa trẻ có vóc dáng nhỏ bé mới có thể nhận biết được.


Những xác người cháy rụi xếp thành đống, những thi thể lập lờ trên mặt nước đặc quánh… trên nền một thành phố đã bị san thành bình địa, đây đó vẫn còn những đám khói bốc lên. Những hình ảnh đó có thể coi là ghê rợn, khiến nhiều người cảm thấy ngạt thở khi xem chúng.

Trong đó bao gồm thi thể của cả đàn ông, đàn bà, người già và những em bé. Tất cả đã chết trong một khoảnh khắc mà họ không biết rằng thứ vũ khí kinh hoàng dùng để giết chết họ sau này chỉ được sử dụng duy nhất một lần sau đó.



Và người xem cũng khó có thể phân biệt được trong số những xác người cháy xém kia, ai là đàn ông, ai là đàn bà, chỉ có những đứa trẻ là có thể nhận ra bởi dáng vóc nhỏ bé của chúng.



Những bức ảnh này được Robert L. Capp, một cựu binh Mỹ từng tham gia vào các lực lượng chiếm đóng của nước này ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, trao cho Học viện Hoover từ năm 1998.

Nhà sử học Sean Malloy thuật lại rằng Capp đã tìm thấy các cuộn phim chưa được rửa trong khi lục soát một khu hầm gần thành phố Hiroshima. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được ai là người đã chụp những hình ảnh này.

Trong khi chuẩn bị xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Thảm họa hạt nhân: Henry L. Stimson và quyết định ném bom xuống Nhật Bản” (Atomic Tragedy: Henry L. Stimson and the **ision to Use the Bomb Against Japan, Cornell University Press), Sean Malloy đã được tiếp cận các bức ảnh hiếm hoi này.


Quả bom nguyên tử (Atomic bomb) trước khi được thả xuống Hiroshima


Sau đó ông đã gặp gỡ gia đình của cựu binh Capp và được sự cho phép sử dụng 3 trong số những bức ảnh trong cuốn sách của ông.

Sau này, khi Capp qua đời, ông đã tặng toàn bộ những hình ảnh sưu tầm được cho cơ sở dữ liệu lưu trữ của Hoover, với yêu cầu các bức hình này sẽ không được công bố trước năm 2008.


Click vào đây để xem ảnh ở cỡ chuẩn
Những người xấu số không hề biết rằng thứ vũ khí dùng để giết chết họ chỉ được dùng một lần nữa sau đó.


Do sự kiểm duyệt hết sức nghiêm ngặt của lực lượng chiếm đóng Mỹ đối với tất cả những gì liên quan đến vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki, nên trong nhiều tháng sau sự kiện, người ta vẫn không hề biết đến thực chất của thảm họa mà nạn nhân chủ yếu là dân thường sống ở hai thành phố đó.

Thời gian này, các bức ảnh do những người Nhật đầu tiên có mặt ở nơi đánh bom chụp được, đã bị cấm tiệt. Những bức ảnh mà Capp tìm thấy, có lẽ là của một thợ chụp ảnh nghiệp dư, đã cho thấy mức độ kinh hoàng của thảm họa trong những ngày đầu tiên sau vụ ném bom.

Ngày 6/8/1945, Hiroshima (với 350.000 dân) đang bước vào một ngày mới trong cái nắng nóng chói chang, như vặn xoắn lại trong tiếng kêu của những con ve sầu của mùa hè oi bức ở Nhật Bản.

Quả bom được thả xuống từ trên pháo đài bay Enola Gay, tiến đến đầu phía hừng đông của thành phố, và phát nổ ở độ cao 580m.

Hình này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem hình với kích cỡ đầy đủ. Hình có kích thước nguyên gốc là 970x547 và nặng 123KBClick vào đây để xem ảnh ở cỡ chuẩn
Thành phố Hiroshima bị san phẳng tới 90% và khoảng 150.000 người đã bị giết chết ngay tức thì hoặc sau một hồi ngắc ngoải vì không được cứu chữa, rồi tiếp đến là những cái chết từ từ do ảnh hưởng của phóng xạ.

Sankichi Toge, nhà thơ Nhật Bản bị chết bởi thứ vũ khí hủy diệt này, từng thốt lên:"Hãy trả lại cho chúng tôi sự nhân ái của chúng tôi”.


Bí mật bị che giấu



Ngoài phóng sự "No more Hiroshima" của nhà báo người Australia, William Burchett, được công bố vào tháng 9/1945, cho tới tận 6 tháng sau, người ta gần như không biết gì về thảm họa đã diễn ra ở Hiroshima và Nagasaki.

Hai vụ ném bom đã để lại những hậu quả kinh hoàng về nhân mạng mà không thể cứu chữa. Làm thế nào để chữa trị những vết thương khủng khiếp này? Liệu có thể chữa chạy chúng như với những vết bỏng bình thường? Làm thế nào làm cho các cơ thể người bị lột da hoàn toàn khi vẫn còn sống ngưng chảy máu?



Cơ quan duy nhất do người Mỹ lập ra tại Hiroshima là một trung tâm nghiên cứu về những hậu quả của bom nguyên tử, nhưng cơ sở này không hề có nhiệm vụ chăm sóc các nạn nhân mà còn yêu cầu phải được tiếp nhận những xác chết để phẫu thuật…



Sự ghê rợn của các hình ảnh vừa được công bố, một lần nữa lại đặt ra câu hỏi liệu bom A có đúng là phương tiện duy nhất để chấm dứt cuộc chiến tranh Thái Bình Dương?



Người xem có thể cảm thấy ngộp thở và sợ hãi, trước tội ác kinh hoàng được bóc trần bởi một ống kính nghiệp dư.



Vào năm 1945, Nhật Bản đã gần như kiệt quệ. Ngày 26/7, tại Potsdam, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện nhưng Tokyo từ chối.

Tuy nhiên, quyết định ném bom xuống đảo quốc này đã được thông qua từ trước đó tại Washington. Trong cuốn "Hồi ký", tướng Mỹ - người sau đó trở thành Tổng thống Mỹ, Dwight Eisenhower, viết rằng, vào tháng 8/1945, "Nhật Bản đã bị đánh bại, việc sử dụng đến bom (nguyên tử) là vô ích”.

Huống hồ là quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki ba ngày sau vụ thả bom thứ nhất, làm chết tại chỗ 70 000 người. Không còn là câu chuyện buộc Nhật Bản phải đầu hàng nữa mà đó là việc người Mỹ thể hiện sự vượt trội của họ đối với Liên Xô, nước khi đó đã tuyên chiến với Nhật Bản.

Kể từ khi các bức ảnh mới được công bố, trên các diễn đàn trực tuyến ở Mỹ đã nổ ra những cuộc tranh luận gay gắt. Một số người vẫn cho rằng, vụ ném bom là cần thiết. Nickname Postroad trên trang web MetaFilter, cho rằng Nhật Bản không có ý định đầu hàng nên mặc dù những bức ảnh có ghê rợn thì "các vụ ném bom đã cứu sống rất nhiều người Mỹ và cả những người Nhật Bản". Tuy nhiên, không ít người đã lên tiếng, "nước Mỹ đã che đậy những tội ác đáng ghê tởm này".


Những câu hỏi chưa có lời giải



Rất nhiều người lướt web cũng tự hỏi rằng tại sao cho đến tận bây giờ các bức hình mới được công bố? Rất ít người tin vào cách giải thích chính thức. Liệu có thể thực sự tin rằng Capp đã đợi 53 năm sau mới cho phép người khác nhìn thấy các bức ảnh này? Tại sao ông ta lại đòi hỏi có thêm 10 năm sau đó nữa?

Malloy không thể có được câu trả lời rõ ràng. "Có thể Capp biết rằng ông ta sắp ra đi và ông không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh luận mà các bức ảnh này có thể sẽ gây ra. Đó cũng chỉ là một giả thuyết”, Malloy nói.

Tại sao Capp đã tặng các bức ảnh này cho Học viện Hoover? Hoover từng được đánh giá là một trung tâm nghiên cứu tân bảo thủ cực đoan. Một số người cho rằng, có một “ý muốn” thúc đẩy việc Mỹ can thiệp vào Iran trước khi nước này có được bom A.

Ngược lại, theo những người khác, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Hillary Clinton cần phải "nhìn kỹ vào các bức ảnh này trước khi phát biểu”. Hillary mới đây đã từng đe dọa "xóa Iran” khỏi bản đồ nếu như nước này tấn công Israel.


Rất ít người tin vào lý do phải đến tận bây giờ những bức ảnh này mới được công bố


Một người lướt web dưới tên gọi oneirodynia đã nhấn mạnh đến việc "cả người Mỹ lẫn người Nhật đã cố gắng kiểm duyệt tuyệt đối, sau khi quả bom đã được ném xuống đất Nhật Bản. Vào mùa hè năm 1946, cơ quan kiểm duyệt của Mỹ ở Nhật Bản đã được mở rộng lên 6.000 nhân viên".

Bàn đến thứ "văn hóa bí mật" mà họ tin rằng mới phát hiện ra ở Mỹ, rất nhiều lời bình luận đã chỉ ra mối liên hệ giữa Hiroshima, các vụ ném bom Napalm trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam… hay những nhà tù của Mỹ ở Guantanamo và Abou Ghraib hiện nay.

Một người giấu tên trên Yahoo viết rằng từ Hiroshima đến Iraq, "người Mỹ chỉ luôn luôn quan tâm đến số người chết ở phía họ mà thôi".

Trong khi cuộc tranh luận bùng nổ trên mạng internet, báo chí Mỹ vẫn chưa hề đả động tới việc công bố các bức hình mới về thảm họa Hiroshima. Ngay cả báo chí Nhật Bản cũng vậy.

Đoàn Kết (theo Le Monde)





Một số hình ảnh khác về Hiroshima


Năm 1945

Click vào đây để xem ảnh ở cỡ chuẩn
Hiện tại





Hình này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem hình với kích cỡ đầy đủ. Hình có kích thước nguyên gốc là 1056x960 và nặng 480KBClick vào đây để xem ảnh ở cỡ chuẩn[/indent]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)