Ảnh minh họa ChinaDaily. |
[justify]Ông Dong nói, các con số mà ông đưa ra dựa trên một dự án nghiên cứu do IFPA tiến hành suốt 9 năm. Ngoài ra, nó còn được trích dẫn từ một số tài liệu của cơ quan giám sát chất lượng hàng đầu của Trung Quốc là Tổng cục thanh tra, giám sát chất lượng và kiểm dịch.[/justify]
[justify]Báo cáo công bố hồi tháng trước của IFPA cho hay, người Trung Quốc sử dụng khoảng 15 tỷ hộp đựng thức ăn, làm bằng xốp, nhựa hoặc bột giấy, trong một năm.[/justify]
[justify]Trường hợp bát đĩa dùng một lần không an toàn vừa được nhóm của ông Dong phát hiện hôm 3/3. Các nhà nghiên cứu tới 2 hiệu ăn nổi tiếng - cửa hàng bánh bao Laobian 170 năm tuổi, và Dong Laishun, tại Bắc Kinh và yêu cầu một vài đồ đựng thức ăn dùng một lần.[/justify]
[justify]Các mẫu này sau đó được gửi tới Trung tâm phân tích vật lý và hóa học Bắc Kinh, nơi các cuộc xét nghiệm được tiến hành và cho thấy, những chiếc hộp này chứa hàm lượng khoáng vượt mức cho phép như bột tan và sáp xerexin - vốn chưa một chất gây ung thư.[/justify]
[justify]Zhang Zhisheng, một luật sư thuộc công ty luật Zhongyin ở Bắc Kinh xác nhận, Dong và nhóm của ông đã đệ đơn kiện hai nhà hàng trên ở tòa án nhân dân quận Haidian với lời buộc tội bán đồ ăn độc.[/justify]
[justify]Theo ông Dong, chưa tới 10% số đĩa, bát, hộp đựng đồ ăn dùng một lần bán trên thị trường làm từ bột giấy - vốn an toàn hơn nhưng đắt tiền hơn. Hộp bằng xốp và nhựa chiếm khoảng 45% thị trường. Về hộp nhựa, một số lượng lớn loại hộp này được sản xuất tại các nhà máy nhỏ, vốn không có giấy phép sản xuất.[/justify]
[justify]Trung Quốc hiện đã cấm bán và sử dụng bát đĩa dùng một lần bằng xốp nên hầu hết mọi thứ được làm bằng nhựa thải. Chênh lệch chi phí quá lớn đã dẫn tới việc kinh doanh bất hợp pháp, ông Dong cho hay. Theo đó, giá bán buôn của một hộp đựng thức ăn một lần chỉ có chưa đầy 0,15 NDT.[/justify]