Hàng ngàn công nhân đốt xe máy
[justify]Bạo lực adua?[/justify]
[justify]Vụ việc nổ ra khoảng 7h sáng 9/1, tại khu vực nhà máy của Tập đoàn Samsung đóng tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.[/justify]
[justify]Thông tin ban đầu cho hay, xuất phát từ mâu thuẫn giữa một công nhân và bảo vệ nhà máy, hàng ngàn công nhân khác đã tấn công đội ngũ bảo vệ, thậm chí phóng hỏa đốt các container cùng hàng chục xe máy của bảo vệ.[/justify]
[justify]Ông Nguyễn Văn Giang, chỉ huy trưởng - Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Nam (đơn vị phụ trách bảo vệ khu vực cổng số 4 của nhà máy Samsung Thái Nguyên) cho biết, một công nhân không có thẻ khi vào công trường làm việc nên xảy ra xô xát, cãi vã với nhân viên của Công ty bảo vệ Hòa Bình (phụ trách khu vực cổng số 2 và 3). Nhân viên này đã dùng dùi cui điện đánh ngất xỉu công nhân trên.[/justify]
[justify]“Việc làm này dẫn đến sự việc khoảng 3.000-4.000 công nhân tấn công, đánh bảo vệ Công ty Hòa Bình, đốt khoảng 4-5 nhà container của lực lượng bảo vệ và 1 nhà container của lực lượng công an khu vực nhà máy” - ông Giang nói và cho biết thêm, hơn 20 chiếc xe máy để gần các nhà container cũng bị “liên lụy”, cháy rụi.[/justify]
[justify]Hai vụ việc xảy ra vào năm ngoái cũng gây tranh cãi rất nhiều trong dư luận về cách hành xử 'bầy đàn', coi thường pháp luật, đó là hai vụ đánh chết trộm chó. Vụ thứ nhất xảy ra vào tháng 6/2013 tại huyện Yên Thành, Nghệ An, hàng chục người đánh chết một thanh niên và đánh trọng thương một thanh niên khác vì nghi trộm chó. Thậm chí, khi chính quyền cùng lực lượng y tế điều động xe tới, gần 2.000 người dân còn vây kín không cho đưa nạn nhân đi cấp cứu.[/justify]
[justify]Chưa hết, đến tháng 8/2013, nghi hai người đàn ông đi bắt trộm chó ở xã Danh Thắng, H.Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, hàng trăm người dân trong xã cũng tham gia đuổi đánh. Hậu quả, hai đối tượng này đã bị đánh hết.[/justify]
[justify]Đến đầu tháng 9/2013, Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố 7 người dân trong xã Danh Thắng về hành vi cố ý gây thương tích, nhưng cho tại ngoại. Ngay sau đó, hàng trăm người ở xã Danh Thắng đã ký đơn… xin nhận tội. Có thông tin cho rằng khoảng 800 hộ dân ký vào đơn.[/justify]
[justify]Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ chỗ luật pháp chưa được thực thi nghiêm, nên đã dẫn tới tình trạng hành xử một cách rất “bầy đàn”.[/justify]
[justify]Người khác lấy, mình cũng phải lấy[/justify]
[justify]Đầu tháng 12/2013, hình ảnh Việt Nam một lần nữa trở nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế khi cảnh người dân chen lấn, hớn hở hôi bia 'được' lên báo nước ngoài.[/justify]
[justify]Ngày 4/12/2013, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) chở khoảng 1.500 thùng bia từ TP.HCM đi Bình Thuận. Trong khi ôm cua gấp tại vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thùng hàng phía sau bị nghiêng làm hơn 1.000 thùng bia tràn xuống đường.[/justify]
Các bạn trẻ chen lấn, xô đẩy để được vào ăn buffet miễn phí
[justify]Khi sự việc xảy ra, hàng trăm người dân địa phương cùng người đi đường đã lao vào cướp hết số bia này bất chấp sự van xin của tài xế. [/justify]
[justify]Sau đó, cơ quan công an đã khởi tố bị can đối với 2 người là Đinh Văn Vinh (47 tuổi, ngụ xã Phước Tân, TP Biên Hòa) và Trần Anh Cường (30 tuổi, ngụ phường Long Bình, TP Biên Hòa) để điều tra về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong vụ hôi bia này.[/justify]
[justify]Giải thích về hành động của mình, anh Cường cho biết, “lúc ấy tôi thấy bia “vô chủ”, nhiều người lấy nên cũng vô tư làm theo".[/justify]
[justify]Tâm lý 'người khác thế nào, mình thế ấy' một lần nữa được thể hiện trong vụ chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp nhau,… chỉ để được ăn buffet miễn phí trong một cửa hàng sushi trên phố Đoàn Trần Nghiệp, Hà Nội hồi tháng 10/2013.[/justify]
[justify]Mới đầu, chẳng có gì đáng tiếc xảy ra. Nhưng sau một quãng thời gian, một vài bạn trẻ đến thấy và đã gọi bạn bè tới cùng ăn miễn phí. Khi trong cửa hàng quá tải, buộc khách đến sau phải đợi ở bên ngoài. Nhận thấy một đám người tương đối đông đứng trước cửa hàng, nhiều người đi qua về lại tò mò, chạy tới. Sau khi biết chuyện, họ cũng muốn “có phần”, khiến đám đông ngày càng trở nên hỗn loạn.[/justify]
[justify]Thế là, mới có cảnh hàng ngàn người đứng ngoài chờ đợi để đến lượt mình vô quán ăn buffet miễn phí, gây ra cảnh mất trật tự, tắt nghẽn giao thông. Thấy nhiều người đứng đợi, họ cũng đứng đợi. Mà không hề nghĩ thật ra công đứng đợi, chen lấn, xô đẩy,… có thể còn hơn rất nhiều số tiền của bữa buffet đó. Chưa nói, ăn trong cảnh chật chội, chen chúc, mồ hôi nhễ nhại dù có là cao lương mỹ vị cũng chẳng ngon lành gì.[/justify]
[justify]Hay vào tháng 9/2013, người Hà Lan được dịp chết khiếp trước sự hung dữ, tham lam của người Việt. [/justify]
[justify]Chỉ trong khoảng mấy chục phút, người dân Hà Nội đã “thanh toán” hết 3000 chiếc áo mưa mà Đại sứ quán Hà Lan tính phát ra trong chương trình “Đừng để ướt mưa” phối hợp cùng UBND quận Ba Đình.[/justify]
[justify]Mới đầu, người ta cũng từ tốn xếp hàng, nhưng khoảng sau 15 phút, mọi chuyện bắt đầu rối rung lên. Người ta bắt đầu tranh giành, chen lấn, thậm chí còn nhảy lên sân khấu, giật áo mưa từ tay vị đại diện của Đại sứ quán Hà Làn và các tình nguyện viên. Thậm chí, vì không chịu nổi sự hỗn loạn, MC đã phải hét lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”.[/justify]
[justify]Có thể nói, những vụ việc trên là biểu hiện của cách hành xử bầy đàn và cả chút lòng tham vô lối của người Việt. Có lẽ, mỗi người Việt trước khi hành động hãy tự soi lại mình để không cảm thấy xấu hổ với bản thân và những người xung quanh.[/justify]