Những teen này thường chỉ đi thành nhóm, chơi chung với nhau và tuyệt nhiên không chơi chung với những bạn nhà nghèo. Lượn tay ga vù vù, đổi "dế" xoành xoạch, thay bồ như thay áo, đó là những điểm chung của học sinh "quý sờ tộc" thời nay.
Anh chàng Jake (trường T.P) là một điển hình của học sinh mang đẳng cấp con nhà "đại gia". Đến trường bằng một "em" PS bóng loáng, hôm nào tiện đường thì đi cả bằng xe hơi riêng của gia đình, bản thân Jake trở thành một hiện tượng "đại thiếu gia" nổi như cồn trong trường. Nhiều người ước ao được làm bạn với chàng nhưng phải tiếp xúc mới thấy được tiêu chí tuyển chọn bạn bè của Jake cũng khá gắt gao. Dường như trong trường anh bạn cũng chỉ chơi chung với 2 người cùng "đẳng cấp", một nàng chạy SH và một chàng chạy PS giống mình.
Các teen "quí tộc" thường chơi với nhau (Hình minh họa)
Thường thì teen "quý sờ tộc" với cái "mác" bề ngòai khá đình đám, ăn chơi cũng không thua kém một ai, chi tiền như nước nhưng thành tích ở mảng học tập họ lại có vẻ tỉ lệ nghịch; họ thậm chí rất e ngại khi chia sẻ kết quả với người khác. Thậm chí anh bạn Jake phía trên còn tuyên bố: "Đứa nào nói chuyện với tôi mà bàn về chuyện học thì biến dùm!". Chẳng qua Jake nói riêng cũng như những teen "quý sờ tộc" nói chung đang cố tình tránh né một sự thật hiển nhiên: họ cực dễ mất tập trung học hành và chểnh mảng mọi thứ vì chỉ quan tâm chăm chút cho cái vẻ bề ngòai thật hào nhoáng của mình.
Cô nàng Ngọc Hân (trường HT) chia sẻ: "Trường mình dạng học sinh "quý sờ tộc" nhan nhản, nói chi xa xôi, trong lớp mình có một nhỏ tên V, học không lo học, chỉ cậy tiền của gia đình đổi xe, đổi điện thoại iPod, rồi thế là bị bạn trai lợi dụng.. Kết quả học tập sa sút, tháng này nó “ẵm” ba con 0 rồi đó!".
Đẳng cấp dân “anh chị”
Tồn tại song song với những teen nhà giàu thì những teen muốn chứng tỏ số má anh hùng của mình cũng được xem là một cấp độ được học trò phân ra hẳn hoi. Đây là những khắc tinh với giám thị! Những cô cậu học trò "ăn gan hùm" này dường như chẳng sợ ai, chỉ một va chạm nhỏ hay một chuyện xích mích nhỏ cũng đủ để họ gây chuyện và đánh nhau “ì đùng” ngay tại sân trường.
Mới đây tại trường M.D, chỉ vì đi lên cầu thang lỡ va chạm nhau nhẹ nhau mà cả hai “anh hùng” tên Bình và Dương khá "khét tiếng" thuộc hai "bang" khác nhau trong trường đã nhào vô đánh nhau một trận tơi tả không ai dám can. Chuyện tưởng chừng bé như cây kim, có thể giải quyết bằng lời nói vậy mà hai bạn sẵn sàng “chỏang” nhau để chứng tỏ số má “anh hùng” của mình. Kết quả của trận đánh nhau ấy là Dương bị cảnh cáo tại lớp, riêng Bình là người gây chuỵên trước thì bị đưa ra hội đồng kỷ luật và đình chỉ học cả một tuần lễ sau đó.
Khi các "băng" học trò thanh toàn nhau thì… thôi rồi!
Những teen thuộc dạng này thường không chơi riêng lẻ mà hay liên kết với những "sếp sòng" hay "đệ tử" rải rác các khối trong trường, càng mở rộng quan hệ và móc nối với nhiều "cạ" thì "bang" càng lớn mạnh và có "uy thế". Thậm chí, lớp này với lớp khác còn "kết nghĩa" để có chuyện gì thì "anh em" còn giúp đỡ lẫn nhau. Một băng nhóm được liên kết khá chặt chẽ với nhau, chia ra lớn nhỏ rõ ràng để "ra lệnh" và "nhận lệnh".
Dường như trong trường D.G ai cũng biết đến nhóm của anh chàng Trường "sẹo". Nhóm này do Trường "sẹo" làm thủ lĩnh và sẵn sàng ra tay "xử" những tên "ngứa mắt" trong trường. "Thành tích" đáng gờm mới nhất của nhóm bạn này là quây đánh "hội đồng" một nhóm thanh niên bên quận 8 phải tháo chạy có cờ. Trường kể lại bằng giọng anh chị: "Nhóm này biết cách hoạt động ngầm nên trong trường cũng không bị giám thị chú ý, vẫn thường xuyên tuyển mem với những điều kiện riêng đặt ra của nhóm. Phải chịu chơi một chút, liều một chút và quan trọng là hi sinh hạnh kiểm để góp tay cho những trận đánh mà nhóm chỉ định”.
Teen bình dân nghĩ gì?
Bên cạnh những "quý sờ tộc" học trò, những anh hùng rơm tuổi teen thì luôn tồn tại song song trong đời sống học đường một bộ phận teen bình dân, được xem là những cô cậu học trò “con ngoan trò giỏi”, không dính líu đến những "thành tích" bất hảo, những xì căng đan đàm tiếu hay những phi vụ quái chiêu. Họ xem mục tiêu chính của mình là học và cũng có những quan điểm riêng khi nói về những "đẳng cấp" học trò tự phân ra trong quá trình học tập.
Anh bạn Minh Đức (trường H.L) – giải ba Tin Học TP chia sẻ: "Mình đặt việc học lên hàng đầu, riêng trào lưu phân cấp trong trường mình thì cũng không có gì là lạ, nhà giàu chơi với nhà giàu, không chơi chung nhà nghèo. Những teen "đại ca" thì có băng nhóm riêng. Nói chung đời sống học sinh ngày càng phức tạp, bản thân mỗi cá nhân cần phải có bản lĩnh để không bị cám dỗ".
Sao teen hãy tìm những "cạ cứng" với mình rồi lập nhóm học và chơi cùng nhau một cách lành mạnh ?
Cô nàng Kẹo Bông (17 tuổi) cũng nêu lên ý kiến của mình: "Nói chung ở xã hội nào cũng vậy, họ đều có những tầng lớp khác nhau và lứa tuổi học sinh chúng mình cũng đang chịu ảnh hưởng ấy, dần tự phân ra những cấp bậc riêng. Nội trong lớp mình thôi đã thấy chia bè, kết nhóm gây mất đòan kết. Bản thân mình thì không bao giờ ủng hộ hành động như thế, ai mình cũng xem là bạn, miễn là chơi tốt và đối xử tốt với nhau là nhất rồi".
Học trò phân biệt đẳng cấp để chứng tỏ mức độ sành điệu của mình không còn là chuyện lạ, nhiều vụ đánh nhau, tranh giành, xử lý mem giữa các nhóm, các "băng" cũng vì thế mà diễn ra ngày càng nhiều, gây nên sự phức tạp trong đời sống học trò. Bản thân là một teen thế hệ 9x bạn nên có suy nghĩ chính chắn về tình bạn cũng như môi trường xunh quanh để không phải vấp ngã teen nhé!