Nghệ thuật sống 2013-10-25 03:00:45

Học kinh tế sinh ra lòng tham?


 
 
Hãy xem những dữ liệu sau:

Ít cho từ thiện: Ở Mĩ, những giảng viên khoa kinh tế học ít cho tiền từ thiện hơn những giảng viên thuộc những lĩnh vực khác - bao gồm lích sử, triết học, giáo dục, tâm lý học, xã hội học, nhân loại học, văn học, vật lý, hóa học và sinh học. Những giảng viên không cho hội từ thiện một đồng nào nhiều gấp đôi những giảng viên ở các lĩnh vực khác. 

Lừa dối nhiều hơn để thu lợi cho cá nhân: Những sinh viên khoa kinh tế ở Đức có nhiều khả năng hơn những sinh viên khoa khác đề nghị một mức giá hàn quá cao khi họ được trả công để làm việc đó.

Chấp nhận tính tham lam lớn hơn: Những sinh viên khoa kinh tế và những sinh viên từng tham gia ít nhất 3 khóa học về kinh tế thì có nhiều khả năng hơn những sinh viên khác đánh giá lòng tham là “đúng đắn”, “nhìn chung là tốt” và “có đạo đức.”

Ít quan tâm đến sự công bằng: Những sinh viên được cho 10$ và phải đề nghị làm thế nào để chia tiền với một người bạn. Nếu người bạn chấp nhận, họ có một cuộc giao dịch, nhưng nếu người bạn từ chối thì cả hai không nhận được tiền. Trung bình, những sinh viên kinh tế đề nghị cho bản thân họ được giữ số tiền nhiều hơn 13% so với những sinh viên ở khoa khác.

Trong thực nghiệm khác, các sinh viên được nhận tiền, và có thể hoặc là giữ lại nó hoặc tặng nó cho quỹ chung, nơi số tiền sẽ được nhân lên và chia đều cho tất cả những người tham gia. Về trung bình, các sinh viên đóng góp 49% số tiền của họ, nhưng các sinh viên khoa kinh tế chỉ đóng góp 20%. Khi được hỏi một sự đóng góp “công bằng” là gì, thì những sinh viên không thuộc khoa kinh tế đều rõ ràng: 100% bọn họ nói “một nửa hoặc nhiều hơn”. Còn những sinh viên kinh tế thì vật lộn với câu hỏi này. Hơn 1/3 số họ từ chối trả lời nó hoặc đưa ra những câu trả lời không thể hiểu được. Các nhà nghiên cứu đã viết rằng “ý nghĩa của ‘sự công bằng’…hơi xa lạ đối với nhóm này.”

Nhưng có lẽ học kinh tế không làm thay đổi con người. Nó có thể là sự tự lựa chọn: Những sinh viên vốn tin vào quyền lợi bản thân bị thu hút với môn kinh tế.

Có bằng chứng về sự lựa chọn này. Trong một nghiên cứu với hơn 28,000 sinh viên ở Switzerland, 62% sinh viên kinh tế cho tiền ít nhất một lần để giúp đỡ các sinh viên đang có nhu cầu, so với 69% sinh viên không thuộc khoa kinh tế. Những khác biệt đó đã hiện diện trước khi những sinh viên tham gia một khóa học về kinh tế: những sinh viên với tỷ lệ cho tiền thấp hơn đã bị thu hút trước môn kinh tế. Khi là sinh viên năm nhất, trước những buổi học đầu tiên của họ, 71% sinh viên chọn môn kinh tế cho tiền, so với 75% sinh viên không chọn môn kinh tế.

Nhưng điều này không loại trừ khả năng học kinh tế thúc đẩy con người hướng tới sự ích kỷ cực đoan. Cùng với việc trực tiếp học về quyền lợi bản thân trong lớp học, vì những người ích kỷ bị thu hút trước môn kinh tế, các sinh viên kết cuộc là bị vây quanh bởi những người cũng tin tưởng và hành động theo nguyên tắc quyền lợi bản thân. Nghiên cứu mở rộng cho thấy khi con người tập hợp lại trong các nhóm, họ phát triển những niềm tin cực đoan hơn so với khi họ bắt đầu. Các nhà tâm lý học xã hội gọi đây là sự phân cực nhóm. Bằng cách dành thời gian với những người có cùng quan điểm, những sinh viên kinh tế có thể trở nên bị thuyết phục rằng tính ích kỷ là phổ biến và hợp lý – hoặc hành động cho đi là hiếm hoi và ngu ngốc.

Để biết liệu giáo dục về kinh tế có thể làm thay đổi con người theo hướng ích kỷ, chúng ta cần theo dõi những niềm tin và hành động theo thời gian – hoặc ngẫu nhiên phân người tham gia để tiếp xúc với môn kinh tế. Đây là những gì bằng chứng cho thấy:

1. Những giá trị về lòng tốt giảm xuống trong số những sinh viên kinh tế

Lúc bắt đầu năm học đầu tiên của họ, những sinh viên trường đại học Israeli lên kế hoạch học kinh tế đã đánh giá sự giúp đỡ, tính trung thực, trung thành và trách nhiệm cũng quan trọng như những sinh viên theo học về truyền thông, khoa học chính trị và xã hội học. Nhưng các sinh viên kinh tế năm ba đã đánh giá những phẩm chất đó là kém quan trọng hơn so với những sinh viên khoa kinh tế năm nhất.

2.Những sinh viên kinh tế sống ích kỷ, ngay cả khi bạn bè họ trở nên hợp tác hơn

Khi đối mặt với những sự lựa chọn giữa hợp tác và không hợp tác, nhìn chung, 60% sinh viên kinh tế không hợp tác, so với chỉ có 39% sinh viên không học kinh tế không hợp tác. Đối với những sinh viên không học kinh tế, 54% sinh viên năm nhất và năm hai không hợp tác, trong khi chỉ có 40% sinh viên năm ba, bốn không hợp tác. Ngược lại, các sinh viên kinh tế không giảm tỷ lệ không hợp tác theo thời gian. Khoảng 70% không hợp tác. Những sinh viên không học kinh tế trở nên ít ích kỷ hơn khi họ trưởng thành; còn các sinh viên kinh tế thì không.

3. Sau khi học kinh tế, các sinh viên trở nên ích kỷ hơn và kỳ vọng sự tiêu cực ở người khác

Frank và các cộng sự của ông nghiên cứu về những sinh viên đại học trong những lớp học về thiên văn học, lý thuyết trò chơi kinh tế và phát triển kinh tế. Quyền lợi bản thân là một giả định cơ bản trong lớp học lý thuyết trò chơi, nhưng có ít vai trò trong lớp học phát triển kinh tế. Trong cả 3 lớp học, các sinh viên trả lời những câu hỏi về lợi ích từ một lỗi trên hóa đơn khi họ nhận được 10 máy vi tính nhưng chỉ phải trả tiền 9 máy và phát hiện một phong bì có tờ 100$. Họ thông báo khả năng họ sẽ báo về tờ hóa đơn bị lỗi và trả lại phong bì, và dự đoán khả năng người khác sẽ làm điều tương tự.

Khi các sinh viên trả lời những câu hỏi đó trong tháng 9 lúc bắt đầu học kỳ, người ta ước tính là 3 lớp học sẽ giống nhau. Khi họ hỏi lại những câu đó vào tháng 12, cuối học kỳ, nhóm của Frank theo dõi có bao nhiêu sinh viên giảm những đánh giá của họ. Sau khi tham gia khóa học lý thuyết trò chơi, các sinh viên đi đến chỗ kỳ vọng về hành vi ích kỷ của người khác nhiều hơn, và họ trở nên ít sẵn sàng thông báo về lỗi hóa đơn và trả lại phong bì.

4. Chỉ cần nghĩ đến kinh tế có thể làm chúng ta ít quan tâm

Tiếp xúc với ngôn ngữ của kinh tế học có thể đủ để làm giảm lòng yêu thương và quan tâm đến người khác, ngay cả ở những giám đốc có kinh nghiệm. Trong một thực nghiệm, Andy Molinsky, Joshua Margolis, và tôi đã tuyển những chủ tịch, CEO, những đối tác, VP, giám đốc và nhà quản lý từng giám sát trung bình 140 nhân viên. Chúng tôi phân ngẫu nhiên cho họ phục hồi trật tự của 30 câu, với những nhóm từ như [cây xanh là một] hoặc những từ kinh tế như [nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng].

Sau đó, những giám đốc viết thư truyền tải những tin xấu cho một nhân viên bị điều chuyển đến một thành phố không mong muốn và kỷ luật một nhân viên có năng lực cao vì đi họp trễ vì thiếu xe. Những người trung lập đánh giá về lòng từ bi qua những lá thư của họ.

Những giám đốc từng phục hồi trật tự của những câu có những từ ngữ thuộc kinh tế đã bộc lộ ít lòng thương hơn đáng kể. Có 2 yếu tố ở đây: sự thấu cảm và tính không chuyên nghiệp. Sau khi suy nghĩ về kinh tế, những giám đốc cảm thấy ít thấu cảm – và thậm chí khi họ thấu cảm, họ lo lắng rằng thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ sẽ là không thích hợp.

Là một giảng viên ở trường kinh doanh, những ảnh hưởng đó làm tôi lo lắng. Kinh tế học được dạy rộng rãi ở các trường kinh doanh, đem lại một nền tảng cho những khóa học về quản lý, tài chính và kế toán. Kinh doanh bây giờ là một ngành học của sinh viên chưa tốt nghiệp phổ biến nhất ở Mĩ và nó đang tăng lên trong thị trường. Từ 1997-1998 đến 2007-2008, số lượng bằng cử nhân được công nhận ở Mĩ tăng lên 32%. Trong khoảng thời gian tương tự, số bằng cử nhân kinh doanh tăng lên khoảng 45%. Và bằng kinh doanh là bằng phổ biến nhất được công nhận ở Mĩ.

Nếu kinh tế học có thể ngăn cản những hành vi giúp đỡ xã hội thì chúng ta nên làm gì với nó? Tôi không khuyên rằng chúng ta nên dừng dạy kinh tế. Hiểu biết về kinh tế học có tầm quan trọng sống còn với cá nhân và xã hội. Thay vào đó, tôi đề xuất 3 bước sau để làm giảm khả năng kinh tế học sẽ làm hư hỏng sinh viên:

1. Yêu cầu các sinh viên kinh tế tham gia khóa học về kinh tế học hành vi, ở đó xem xét vai trò của “những sở thích xã hội” như sự công bằng, lòng tốt, tính hợp tác và thậm chí lòng tốt có lý trí.

2. Yêu cầu các sinh viên kinh tế tham gia những khóa học về khoa học xã hội như nhân loại học, xã hội học và tâm lý học, ở đó nhấn mạnh việc con người quan tâm đến người khác, chứ không chỉ bản thân, như thế nào.

3. Trong các khóa học kinh tế, cần định nghĩa nguyên tắc về quyền lợi bản thân xung quanh tính có ích, bao gồm bất kì điều gì mà một người đề cao – liên quan đến việc giúp đỡ người khác. Điều này có nghĩa là chỉ ra bằng chứng cho thấy chọn lọc tự nhiên có thể ưu ái hành vi không ích kỷ và sự ích kỷ thuần túy ít phổ biến hơn việc sẵn sàng đặt quyền lợi của nhóm lên trước quyền lợi cá nhân) và động cơ giúp đỡ người khác và bản thân cùng lúc.


Nguồn
Does Studying Economics Breed Greed?
Even thinking about economics can make us less compassionate. 
Published on October 22, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take 
PsychologyToday
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)