[justify][justify]Hầu hết xeo giấy ăn được các cơ sở thủ công tái chế từ phế liệu như giấy, báo lộn, bao bìa cát tông, rơm rạ, bã mía… và sản xuất theo quy trình rất… bẩn.[/justify][/justify]
[justify][justify]Lần theo số điện thoại của một số chủ hàng, chúng tôi được biết, hầu hết nguồn cung cấp giấy ăn cho các chợ, quán ăn đều đến từ các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn Hà Nội và làng nghề Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh.[/justify][/justify]
[justify][justify]Nhập xeo giấy từ Bắc Ninh[/justify][/justify]
[justify][justify]Các khu vực như xã Tây Mỗ (huyện Từ Liêm), thôn Tế Xuyên, xã Bình Xuyên (huyện Gia Lâm), làng Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ)… đang là những nơi cung cấp giấy ăn chính cho Hà Nội. Do không thể đầu tư dây chuyền làm giấy, hầu hết các cơ sở đã nhập “xeo giấy” (giấy nguyên liệu đã được chế biến) từ tỉnh Bắc Ninh về gia công, đóng gói rồi xuất ra thị trường.
|
[/justify][/justify]
[justify][justify]Tại làng Trích Sài (nổi tiếng với nghề dệt lĩnh: khăn, túi vải…), có hơn 100 hộ dân đã bỏ nghề chuyển sang làm giấy ăn, chủ yếu là "giấy phở”. Ông Tùng, một trong những người cao tuổi nhất trong làng, cho biết: Xeo giấy nhập từ Bắc Ninh thường có giá 70.000 - 80.000 một yến. Làng lâu nay chỉ dập và đóng gói loại giấy phở, nhà nào làm ít mỗi tháng cũng xuất gần ba tấn, còn nhiều phải trên 10 tấn mỗi tháng và chuyên đổ cho các nhà hàng, quán ăn.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo anh Trường (gia đình làm giấy lâu năm ở làng Trích Sài), mỗi ngày xuất 50 - 100 kg giấy ăn. Do đông khách nên cứ hai ngày, anh lại gọi nhập xeo giấy một lần. Thời gian này, giấy bán được nên xưởng của anh thường duy trì 3 nhân công. “Để có thể chuyển sang làm giấy, ban đầu gia đình tôi bỏ ra hơn 100 triệu để mua một dàn máy dập, sau đó đi Bắc Ninh tìm mối nhập nguyên liệu về gia công”, anh Trường nói.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo quan sát của PV, công nhân tại xưởng anh Trường không hề đeo khẩu trang, găng tay khi làm việc. Xeo giấy nhập về để lăn lóc dưới nền nhà ẩm ướt, giấy ăn thành phẩm cũng chỉ được cho vào bao tải khi có khách gọi. Chưa kể, xấp giấy thành phẩm có màu trắng đục, khi lắc, vô số hạt bụi bay ra.[/justify][/justify]
[justify][justify]“Giấy này không thể trắng tinh và sạch bụi được vì các cơ sở sản xuất ở Bắc Ninh làm ra từ phế liệu, chúng tôi từng lấy xeo sạch từ các nhà máy giấy về gia công nhưng giá thành cao quá nên không quán nào nhập”, anh Trường thanh minh.[/justify][/justify]
Các con đường tại xã Phong Khê đều ngập ngụa nguyên liệu làm xeo giấy và rác rưởi. |
[justify][justify]Tại huyện Gia Lâm, hai cơ sở làm giấy ăn “có tiếng” của anh H. và chị L. cũng là mối hàng quen của nhiều quán ăn, nhà hàng trên địa bàn Thủ đô. Mọi công đoạn sản xuất giấy ăn cũng tượng tự gia đình anh Trường. Gia đình anh H. còn dành cả một gian bếp phía sau nhà để chứa giấy thành phẩm trong môi trường vô cùng bụi bặm, ẩm thấp.[/justify][/justify]
[justify][justify]Phế liệu thành giấy ăn[/justify][/justify]
[justify][justify]Vượt hơn 60 km quốc lộ 1 (cũ) theo hướng Hà Nội - Bắc Ninh, chúng tôi đến làng Dương Ổ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong. Dọc con đường, những đống nguyên liệu gồm giấy, báo lộn, bao bìa cát tông, rơm rạ, bã mía… được chất thành đống nằm ngổn ngang hai bên, bụi bặm ám đen xì. Theo UBND xã Phong Khê, trên địa bàn có trên 90% số hộ dân làm nghề giấy, trong đó khoảng 20% làm xeo giấy, còn lại là các nghề ăn theo như vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, đổ hàng…[/justify][/justify]
[justify][justify]Trong vai một người muốn nhập xeo giấy về gia công, chúng tôi tiếp cận cơ sở giấy ăn của anh V.D. và chứng kiến toàn bộ “công nghệ” làm giấy không chỉ mất vệ sinh, mà còn có sự "hỗ trợ" đắc lực của hóa chất.[/justify][/justify]
[justify][justify]Sau một vài thao tác dùng máy băm nhỏ đống phế liệu, các công nhân cho tất cả vào thùng chứa dung dịch xút ngâm cho rã ra, rồi cho vào máy nghiền thành bột. Từ loại bột này, muốn có cho ra giấy trắng hay vàng lại ngâm tiếp dung dịch mầu, sau đó cho vào máy ép. Khi chúng tôi ngỏ ý tìm hiểu công đoạn sau ép ra xeo giấy, cơ sở có làm sạch hay khử hóa chất trước khi xuất xưởng, thì anh D. chỉ cười nhạt và không trả lời.
Những loại giấy ăn được sản xuất ra ở đây được tiêu thụ rất chạy nhờ các nhà hàng, quán ăn (ảnh minh họa) |
[/justify][/justify]
[justify][justify]Cách không xa cơ sở anh D., xưởng giấy của chị Q. cũng là nơi sản xuất xeo giấy lớn nhất nhì ở đây. Những đống nguyên liệu gồm giấy báo, sách giáo khoa cũ… chất cao ngút cạnh các lò tái chế. Bao phủ xưởng lúc nào cũng là một mùi rất khó chịu của hóa chất và giấy ủng thối…[/justify][/justify]
[justify][justify]Ông Huệ, trưởng thôn Dương Ổ, cho biết: “Thôn có số hộ làm xeo giấy lớn nhất trong xã. Số cơ sở làm xeo giấy không nhiều nhưng số lượng cũng đủ cung cấp cho toàn bộ thị trường sản xuất giấy ăn ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên”.
[/justify][/justify]
[justify][/justify]