Theo TTT
[size=2] [/size]
[size=2] [/size]
[size=2]
[/size]
[size=2] [/size][size=2]Khi xu hướng thời trang nghiêng về các hình khối tròn, tam giác, lập thể và các họa tiết trang trí mang màu sắc phương Đông thì nhiều người tự hỏi, vị trí của họa tiết nằm ở đâu trong thành công của một bộ sưu tập? [/size]
[/size]
[size=2] [/size] [size=2] [/size]
[size=2] [/size]
[size=2] [/size][size=2][size=2]Theo ông Ngô Văn Cao, giảng viên khoa thời trang, Viện Đại học Mở, Hà Nội thì: "Họa tiết trên trang phục được thể hiện dưới 2 hình thức họa tiết tự nhiên và hoạ tiết cách điệu. Dưới mỗi hình thức, họa tiết phô bày những vẻ đẹp riêng và những hiệu ứng nhãn quan khác nhau nhưng có thể nói: Dù không phải là một thành tố chính để làm nên sự thành công của một bộ sưu tập (BST) song nó lại là cái giá trị văn hóa của chính BST đó. Một cách khác, có thể nói, họa tiết là ngôn ngữ của không chỉ NKT, người sử dụng mà còn là nét văn hoá truyền thống của một dân tộc".[/size][size=2][/size][size=2][/size]
[/size]
[size=2]
[size=2]Những giá trị văn hóa[/size]
[size=2]Nếu như thời trang Ấn Độ, Thái Lan… được biết đến với những họa tiết lại được thể hiện sinh động và đa dạng hơn dưới các dạng in, vẽ, thuê, kết cườm, đính hạt… Với Việt Nam, các yếu tố văn hóa cổ là một trong những nguồn khai thác cảm hứng vô tận của các nhà thiết kế. Điển hình nhất có thể kể đến là các BST theo phong cách truyền thống. Những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cảnh, hoa văn hình học hình chữ S, hình thú, hoa lá tự nhiên… luôn là điểm nhấn chủ đạo trong các mẫu trang phục. [/size]
[size=2]Trong khi đó, các họa tiết trên trang phục của Trung Quốc với các đường viền nơi tay, gấu, tà áo… lại là những "mật mã" mỹ học thể hiện văn hóa Trung Hoa cổ điển… Còn đối với những họa tiết hình chữ thập, nửa chữ thập, đuôi sam, những bông hoa nhỏ, cỏ, quả dại được thể hiện bằng kỹ thuật thêu cổ xưa - thêu đếm mũi, tạo nên những bó hoa, dây hoa, đường vạch và các góc… đều có thể giúp người chiêm ngưỡng nhận ra thần thái dân tộc của người Nga. [/size][size=2][/size][size=2][/size]
[size=2]Không chỉ thế, những họa tiết thiên nhiên lớn như chiếc lá, con cá, con chim thêu theo kiểu Vladimir (thêu nối, thêu thành mạng chồng lên nhau) với chỉ dày (8 - 12 sợi) và những đường khâu trần tạo vòng… cũng là yếu tố truyền thống trong văn hóa trang trí trang phục của quốc gia Đông Âu này.[/size]
[size=2]Trên thực tế, các hoa văn và họa tiết trên trang phục của mỗi dân tộc đều có lịch sử ra đời, hình thành và phát triển từ rất lâu. Vô hình chung, chúng như là những đại diện nhãn quan đối với các dân tộc khác. Nhìn vào màu sắc trên trang phục, người ta có thể phân biệt được vùng nhưng nhìn vào hoạ tiết, người ta có thể đọc được ra ngay nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc nào đó. [/size]
[size=2]Cũng theo ông Ngô Văn Cao: "Thời trang là cái gốc văn hóa mặc của một dân tộc. Thế nên có thể nói, nhìn trên bề mặt chất liệu, kiểu dáng trang phục, người ta chỉ có thể đoán ta một phần nào xuất xứ địa lý của ý tưởng sáng tạo BST. Còn nếu căn cứ vào họa tiết, người ta có thể đọc ra ngay phông văn hoá mà BST đó dựa vào cảm hứng sáng tác… [/size]
[size=2]Ví dụ, nhìn những cánh chim hạc, người xem có thể liên tưởng đến trống đồng Đông Sơn của Việt Nam, nhìn những vòng xoáy liên hồi của chiếc khuy áo hoặc trên mẫu vải, có thể kết luận BST đó là lấy cảm hứng từ văn hóa cổ Trung Quốc…"[/size]
[size=2]Họa tiết - dao hai lưỡi[/size]
[size=2]Chính vì luôn hàm chứa những giá trị văn hóa vô hình mà hành trình sáng tạo ra các họa tiết cũng không đơn giản. Ông Ngô Văn Cao cho biết: "Đưa họa tiết vào trang phục là một công việc khá khó khăn. Bởi, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ (ý tưởng sáng tạo họa tiết có thể hình thành ngay từ khi thiết kế, xây dựng BST và được triển khai vào thời gian cuối cùng trước khi BST hoàn thành hoặc cũng có thể việc trang trí họa tiết chỉ được nảy ra vào những thời điểm BST) nhưng nó lại là linh hồn của BST. [/size]
[/size]
[size=2]
[size=2]Khi quan sát, nếu cái nhìn của người xem trượt trên chất liệu, kiểu dáng mẫu mã trang phục thì họa tiết lại chính là "những điểm mốc" giữ lại ánh mắt của họ. Do vậy, sáng tạo họa tiết cũng phải theo trình tự cơ bản: Đầu tiên NTK ghi chép các họa tiết từ thiên nhiên dựa theo ý tưởng định sáng tạo của mình. Sau đó, họ mới tiến hành cách điệu những vẫn phải giữ lại tinh thần của họa tiết thật. [/size]
[size=2]Bên cạnh đó, cũng là một yếu tố mỹ thuật nên họa tiết trong hành trình sáng tạo của một NST cũng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản như đường riềm, zíc - zắc, nẹp, mảng, khối và cấu trúc hình dáng của mẫu trang phục. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều NTK Việt khá "lười". Họ chỉ bê nguyên những họa tiết tự nhiên vào hoặc chép những họa tiết có sẵn. Điều đó sẽ gây ra những hiệu quả khôn lường. [/size]
[size=2]Thứ nhất, nếu NTK "bê" nguyên những họa tiết, hoa văn tự nhiên vào mà không cân nhắc suy nghĩ đến phom dáng, mẫu mã của trang phục sẽ sinh ra sự "kệch cỡm". Bởi, bản chất của những hoa văn cổ, tự nhiên rất kén kiểu và chất liệu. Chúng chỉ hợp với những chất liệu và mẫu mã trang phục dân tộc. Còn nếu NTK sao chép lại những họa tiết có sẵn tạo ra sự nhàm chán, thậm chí là phản cảm…"[/size][size=2][/size]
[size=2]Cũng theo ông Cao: "Nếu các NTK chỉ chú trọng vào việc chọn chất liệu, sáng tạo mẫu mã mà không chú ý đến việc sử dụng họa tiết thực sự là một khiếm khuyết. Bởi họa tiết tuy không giữ vai trò chủ đạo nhưng lại là nơi phô diễn ý tưởng sáng tạo cá nhân, quan điểm mỹ thuật, kiến trúc văn hóa dân tộc, sự dày công của NTK và tạo nên sắc thái riêng biệt, độc đáo của BST. Do vậy, việc sử dụng hoạ tiết cách điệu - có sự đầu tư sáng tạo thường chỉ thấy ở những NTK được đào tạo bài bản mà thôi".[/size]
[size=2]Đó là đối với công việc sáng tạo của các NTK, còn đối với người sử dụng, họa tiết cũng vậy. Theo nhận xét của một số NTK, nếu sử dụng đúng họa tiết thì chúng sẽ giúp che đi các khuyết điểm cơ thể, còn nếu sử dụng sai chúng sẽ "tố cáo" bạn với người đối diện. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Ví dụ, những họa tiết nhỏ thường chỉ hợp với người tròn trịa, đẫy đà, có nước da sáng và những họa tiết lớn hợp với người mảnh mai… Hoặc những họa tiết nơi vòng 1,2,3 sẽ là yếu tố phụ trợ để tôn vẻ đẹp nữ tính… Mặc dù hiện nay, nam giới cũng sử dụng nhiều họa tiết nhưng mức độ có lẽ cần phải tiết chế để kết hợp hài hòa giữa yếu tố thời trang và giới tính… [/size]
[size=2]Bên cạnh đó, người sử dụng cũng nên chú ý, cùng một nguyên tắc mỹ thuật với các yếu tố thời trang khác, việc sử dụng hơn 3 họa tiết là điều không nên. Hay những họa tiết hoa thường không mang ý nghĩa trịnh trọng mà thường thể hiện sự trẻ trung, năng động, sôi nổi… [/size]
[size=2]Theo lời khuyên của các NTK: "Họa tiết, nếu được sử dụng hợp lý sẽ là điểm nhấn chủ đạo phô bày ý tưởng sáng tạo của NTK và cái tôi của người sử dụng. Đồng thời, nó tạo ra sức hút, khắc phục khuyết điểm và thể hiện phong cách thời trang".[/size]
[size=2]Nói như vậy có nghĩa là, dù được thể hiện ở kỹ thuật in, thêu, đính hạt hay kết cườm thì họa tiết luôn tạo ra điểm nhấn cho diện mạo của một BST. Nó thể hiện khuynh hướng sáng tạo cá nhân của NTK, phong cách thời trang của người sử dụng. Theo nhận xét của một số chuyên gia trong lĩnh vực thời trang thì nét khác biệt của thời trang châu Á và thời trang châu Âu và châu Mỹ chính là việc vận dụng và sáng tạo các họa tiết. [/size]
[size=2]Với những nền thời trang hiện đại như Pháp, Ý, Mỹ… điểm nhấn của trang phục chính là các mảng miếng, hình khối, phụ trang nhằm bổ trợ cho sự đơn giản của kiểu dáng trang phục. Còn đối với thời trang châu Á thì họa tiết lại chính là điểm nhấn tạo nên sức sống của BST…[/size][/size]
[/size]
[size=2]
[/size]
[/size]
[size=2]
[size=2]Những giá trị văn hóa[/size]
[size=2]Nếu như thời trang Ấn Độ, Thái Lan… được biết đến với những họa tiết lại được thể hiện sinh động và đa dạng hơn dưới các dạng in, vẽ, thuê, kết cườm, đính hạt… Với Việt Nam, các yếu tố văn hóa cổ là một trong những nguồn khai thác cảm hứng vô tận của các nhà thiết kế. Điển hình nhất có thể kể đến là các BST theo phong cách truyền thống. Những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cảnh, hoa văn hình học hình chữ S, hình thú, hoa lá tự nhiên… luôn là điểm nhấn chủ đạo trong các mẫu trang phục. [/size]
[size=2]Trong khi đó, các họa tiết trên trang phục của Trung Quốc với các đường viền nơi tay, gấu, tà áo… lại là những "mật mã" mỹ học thể hiện văn hóa Trung Hoa cổ điển… Còn đối với những họa tiết hình chữ thập, nửa chữ thập, đuôi sam, những bông hoa nhỏ, cỏ, quả dại được thể hiện bằng kỹ thuật thêu cổ xưa - thêu đếm mũi, tạo nên những bó hoa, dây hoa, đường vạch và các góc… đều có thể giúp người chiêm ngưỡng nhận ra thần thái dân tộc của người Nga. [/size][size=2][/size][size=2][/size]
[size=2]Không chỉ thế, những họa tiết thiên nhiên lớn như chiếc lá, con cá, con chim thêu theo kiểu Vladimir (thêu nối, thêu thành mạng chồng lên nhau) với chỉ dày (8 - 12 sợi) và những đường khâu trần tạo vòng… cũng là yếu tố truyền thống trong văn hóa trang trí trang phục của quốc gia Đông Âu này.[/size]
[size=2]Trên thực tế, các hoa văn và họa tiết trên trang phục của mỗi dân tộc đều có lịch sử ra đời, hình thành và phát triển từ rất lâu. Vô hình chung, chúng như là những đại diện nhãn quan đối với các dân tộc khác. Nhìn vào màu sắc trên trang phục, người ta có thể phân biệt được vùng nhưng nhìn vào hoạ tiết, người ta có thể đọc được ra ngay nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc nào đó. [/size]
[size=2]Cũng theo ông Ngô Văn Cao: "Thời trang là cái gốc văn hóa mặc của một dân tộc. Thế nên có thể nói, nhìn trên bề mặt chất liệu, kiểu dáng trang phục, người ta chỉ có thể đoán ta một phần nào xuất xứ địa lý của ý tưởng sáng tạo BST. Còn nếu căn cứ vào họa tiết, người ta có thể đọc ra ngay phông văn hoá mà BST đó dựa vào cảm hứng sáng tác… [/size]
[size=2]Ví dụ, nhìn những cánh chim hạc, người xem có thể liên tưởng đến trống đồng Đông Sơn của Việt Nam, nhìn những vòng xoáy liên hồi của chiếc khuy áo hoặc trên mẫu vải, có thể kết luận BST đó là lấy cảm hứng từ văn hóa cổ Trung Quốc…"[/size]
[size=2]Họa tiết - dao hai lưỡi[/size]
[size=2]Chính vì luôn hàm chứa những giá trị văn hóa vô hình mà hành trình sáng tạo ra các họa tiết cũng không đơn giản. Ông Ngô Văn Cao cho biết: "Đưa họa tiết vào trang phục là một công việc khá khó khăn. Bởi, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ (ý tưởng sáng tạo họa tiết có thể hình thành ngay từ khi thiết kế, xây dựng BST và được triển khai vào thời gian cuối cùng trước khi BST hoàn thành hoặc cũng có thể việc trang trí họa tiết chỉ được nảy ra vào những thời điểm BST) nhưng nó lại là linh hồn của BST. [/size]
[/size]
[size=2]
[/size]
[/size]
[size=2]
[size=2]Khi quan sát, nếu cái nhìn của người xem trượt trên chất liệu, kiểu dáng mẫu mã trang phục thì họa tiết lại chính là "những điểm mốc" giữ lại ánh mắt của họ. Do vậy, sáng tạo họa tiết cũng phải theo trình tự cơ bản: Đầu tiên NTK ghi chép các họa tiết từ thiên nhiên dựa theo ý tưởng định sáng tạo của mình. Sau đó, họ mới tiến hành cách điệu những vẫn phải giữ lại tinh thần của họa tiết thật. [/size]
[size=2]Bên cạnh đó, cũng là một yếu tố mỹ thuật nên họa tiết trong hành trình sáng tạo của một NST cũng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản như đường riềm, zíc - zắc, nẹp, mảng, khối và cấu trúc hình dáng của mẫu trang phục. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều NTK Việt khá "lười". Họ chỉ bê nguyên những họa tiết tự nhiên vào hoặc chép những họa tiết có sẵn. Điều đó sẽ gây ra những hiệu quả khôn lường. [/size]
[size=2]Thứ nhất, nếu NTK "bê" nguyên những họa tiết, hoa văn tự nhiên vào mà không cân nhắc suy nghĩ đến phom dáng, mẫu mã của trang phục sẽ sinh ra sự "kệch cỡm". Bởi, bản chất của những hoa văn cổ, tự nhiên rất kén kiểu và chất liệu. Chúng chỉ hợp với những chất liệu và mẫu mã trang phục dân tộc. Còn nếu NTK sao chép lại những họa tiết có sẵn tạo ra sự nhàm chán, thậm chí là phản cảm…"[/size][size=2][/size]
[size=2]Cũng theo ông Cao: "Nếu các NTK chỉ chú trọng vào việc chọn chất liệu, sáng tạo mẫu mã mà không chú ý đến việc sử dụng họa tiết thực sự là một khiếm khuyết. Bởi họa tiết tuy không giữ vai trò chủ đạo nhưng lại là nơi phô diễn ý tưởng sáng tạo cá nhân, quan điểm mỹ thuật, kiến trúc văn hóa dân tộc, sự dày công của NTK và tạo nên sắc thái riêng biệt, độc đáo của BST. Do vậy, việc sử dụng hoạ tiết cách điệu - có sự đầu tư sáng tạo thường chỉ thấy ở những NTK được đào tạo bài bản mà thôi".[/size]
[size=2]Đó là đối với công việc sáng tạo của các NTK, còn đối với người sử dụng, họa tiết cũng vậy. Theo nhận xét của một số NTK, nếu sử dụng đúng họa tiết thì chúng sẽ giúp che đi các khuyết điểm cơ thể, còn nếu sử dụng sai chúng sẽ "tố cáo" bạn với người đối diện. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Ví dụ, những họa tiết nhỏ thường chỉ hợp với người tròn trịa, đẫy đà, có nước da sáng và những họa tiết lớn hợp với người mảnh mai… Hoặc những họa tiết nơi vòng 1,2,3 sẽ là yếu tố phụ trợ để tôn vẻ đẹp nữ tính… Mặc dù hiện nay, nam giới cũng sử dụng nhiều họa tiết nhưng mức độ có lẽ cần phải tiết chế để kết hợp hài hòa giữa yếu tố thời trang và giới tính… [/size]
[size=2]Bên cạnh đó, người sử dụng cũng nên chú ý, cùng một nguyên tắc mỹ thuật với các yếu tố thời trang khác, việc sử dụng hơn 3 họa tiết là điều không nên. Hay những họa tiết hoa thường không mang ý nghĩa trịnh trọng mà thường thể hiện sự trẻ trung, năng động, sôi nổi… [/size]
[size=2]Theo lời khuyên của các NTK: "Họa tiết, nếu được sử dụng hợp lý sẽ là điểm nhấn chủ đạo phô bày ý tưởng sáng tạo của NTK và cái tôi của người sử dụng. Đồng thời, nó tạo ra sức hút, khắc phục khuyết điểm và thể hiện phong cách thời trang".[/size]
[size=2]Nói như vậy có nghĩa là, dù được thể hiện ở kỹ thuật in, thêu, đính hạt hay kết cườm thì họa tiết luôn tạo ra điểm nhấn cho diện mạo của một BST. Nó thể hiện khuynh hướng sáng tạo cá nhân của NTK, phong cách thời trang của người sử dụng. Theo nhận xét của một số chuyên gia trong lĩnh vực thời trang thì nét khác biệt của thời trang châu Á và thời trang châu Âu và châu Mỹ chính là việc vận dụng và sáng tạo các họa tiết. [/size]
[size=2]Với những nền thời trang hiện đại như Pháp, Ý, Mỹ… điểm nhấn của trang phục chính là các mảng miếng, hình khối, phụ trang nhằm bổ trợ cho sự đơn giản của kiểu dáng trang phục. Còn đối với thời trang châu Á thì họa tiết lại chính là điểm nhấn tạo nên sức sống của BST…[/size][/size]