Tình yêu - giới tính 2009-10-01 00:01:00

Hoa quả cũng cần ăn "đúng cách"


Tưởng chừng ăn hoa quả là việc “dễ nhất trên đời”, nhưng ăn thế nào để ngon và bổ thì không hề đơn giản đâu nhé! Có những quy tắc riêng và không phải cứ “chén” càng nhiều là càng tốt đâu teen ạ.
Cam: Không ăn khi đói bụng

Giá trị dinh dưỡng “tuyệt hảo” của quả cam thì “khỏi phải nói ai cũng biết” rùi. Cam chứa vitamin C, canxi, photpho, kali. Vì vậy ngoài tác dụng giải khát, cam còn giúp thông khí, hóa đờm, khỏe tỳ, “đánh tan” chất mỡ và thực phẩm tích tụ, làm sạch đường ruột, thông tiểu tiện và giải rượu nữa đó. Ăn nhiều cam có thể phòng chống bệnh ở túi mật, tăng độ đàn hồi của mạch máu, giảm cholesterol trong máu và thúc đẩy khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể nữa.

Tuy nhiên, cam là quả có tính lạnh vì thế không nên ăn trước khi ăn cơm hoặc khi bụng đói, sẽ không có lợi cho dạ dày. Trước và sau 1 tiếng ăn cam thì không nên uống sữa để tránh bị khó tiêu hóa. Ăn cam xong nên lập tức đánh răng, súc miệng để không hại đến răng nhé.




Và mặc dù có nhiều tác dụng “hết sảy” như vậy nhưng chỉ những người có đường tiêu hóa không tốt, uống rượu quá nhiều, say bất tỉnh và những người có chứng mỡ máu cao, cao huyết áp, xơ cứng động mạch mới nên ăn nhiều cam thui. Còn những ai bị bệnh tiểu đường thì đừng “bồ kết” loại quả này nhiều quá nha.

Quýt: Ăn nhiều có thể bị vàng da

Cũng như cam, quýt là loại quả giúp giảm nhẹ hấp thụ cholesterol, giảm mỡ máu, chống xơ cứng động mạch do có chứa nhiều protein, canxi, photpho, vitamin C, vitamin B1 và B2. Tích cực ăn quýt có thể phòng chống bệnh tim mạch (và cả trúng gió nữa).

Do có tính ôn nên nếu ăn nhiều quýt, bạn sẽ rất dễ bị viêm lợi, viêm họng (vì nóng mừ). Nếu ăn một lượng quýt lớn có thể gây vàng da, buồn nôn, nôn vọt, ăn uống không ngon, toàn thân mệt mỏi. Đặc biệt chú ý nè, quýt không thích hợp để ăn cùng với củ cải và sữa nhé.



Những “nhân” nào bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp thì nên tích cực “măm” quýt nha. Còn những “nhân” nào bị yếu phổi, thận và dạ dày, đường ruột thì không nên ăn nhiều.

Chuối: “Măm” nhiều có thể rối loạn dạ dày

Chuối có chứa hàm lượng rất lớn vitamin, chất xơ thực vật và các khoáng chất (như kali, magie, natri); do đó có tác dụng bảo vệ gia, phòng trúng gió và cao huyết áp, đồng thời còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, nhuận tràng, “hiệp sĩ” đắc lực trợ giúp tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc. Nhất là đối với XX thì chuối càng giá trị vì loại quả này có tác dụng lớn trong việc giảm béo mừ.

Là loại quả có tính hàn nên nếu ăn nhiều chuối sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày – đường ruột, đồng thời gây ra mất cân bằng tỉ lệ giữa các nguyên tố kali, magie, natri, canxi trong cơ thể, từ đó gây hại cho sức khỏe.



Những teens nào thể hàn, miệng khô khát, táo bón, bị bệnh trĩ và muốn giảm béo thì hãy thêm nhiều chuối vào thực đơn của mình nhé. Còn teens nào có thể chất yếu (ví dụ như đang mang bệnh dạ dày, tiêu chảy, viêm thận), cơ thể bị sưng phù thì không nên “măm” nhiều chuối đó.

Táo: Không nên ăn trước bữa cơm

Quả táo được xem là kem đánh răng mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Nếu mỗi buổi sáng bạn ăn một quả táo, đó sẽ là phương thuốc khử độc tốt nhất cho cơ thể. Một quả nữa vào cuối bữa ăn, có thể bạn sẽ không cần phải dùng đến bàn chải đánh răng đâu.

Có được tác dụng kì diệu đó là vì táo hàm chứa một lượng phong phú các loại đường và muối kali, có tác dụng giải khát, nhuận phổi, khoẻ tỳ, dưỡng tâm, ích khí, thúc đẩy hoạt động của dạ dày- đường ruột, điều tiết dạ dày, trị táo bón, trợ giúp tiêu hoá và có thể duy trì sự ổn định của đường máu, có công dụng giảm thấp cholesterol, phòng chống bệnh sỏi mật.



Tuy nhiên, không nên ăn “trái cấm” trước bữa cơm để tránh ảnh hưởng đến sự tiêu hóa bình thường của thức ăn nhé. Và ăn quá nhiều loại quả này cũng không có lợi cho việc bảo vệ sức khoẻ của tim, thận đâu teen ạ. Ngoài ra, những người có thể chất yếu nên ăn nhiều táo, còn những người bị viêm thận thì không nên măm táo nhiều.

Lê: Không nên ăn vào mùa đông

Quả lê không chỉ có tác dụng giảm huyết áp, thanh nhiệt, bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa mà còn có chức năng giải khát, dưỡng máu, dưỡng dạ dày,.. Những công dụng này có được là do trong quả lê có chứa một lượng lớn các thành phần đường và vitamin.

Lê có tính hàn, vì vậy không nên ăn nhiều vào mùa đông. Nếu ăn quá nhiều sẽ bị lạnh bụng gây chướng ngại cho dạ dày, ảnh hưởng tiêu hoá, dễ mác các loại bệnh về dạ dày, đường ruột.



Những teens nào bị sốt và cơ thể bị nhiệt nên tích cực “măm” loại quả này. Nhất là những người có chứng phổi nóng, khô họng, táo bón, tim yếu, tai ù,… nếu thường xuyên ăn lê có thể giảm nhẹ được các chứng này. Bạn nào có cơ địa yếu, dạ dày yếu, thiếu máu thì không nên ăn nhiều lê.

Mía: Ăn mía biến chất có thể bị hôn mê

Giá trị dinh dưỡng của mía thì không cần phải bàn cãi nữa khi hàm lượng nước ở trong loại quả này lên tới 84%, giúp bổ sung thêm lượng nước mà cơ thể thiếu hụt vào mùa đông. Mía có chứa hàm chứa lượng đường, lượng sắt rất phong phú, đồng thời chứa nhiều axit amin có lợi cho cơ thể. Mía có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, tốt cho dạ dày, có tác dụng trị liệu nhất định đối với các chứng bệnh như: đường huyết thấp, táo bón, tiểu khó, trào ngược dạ dày, sốt cao khát nước…

Nhưng teens có biết là nếu ăn quá nhiều mía sẽ không tốt cho não và ăn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho răng. Đặc biệt là không được ăn mía đã biến chất, hư hỏng vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, trúng độc, gây ra nôn mửa, hôn mê… ảnh hưởng tới thần kinh thị giác hoặc thần kinh trung ương; mắc các bệnh khó trị như bại liệt, mù mắt.



Những người bị nóng trong và táo bón nên chọn mía làm “bạn đồng hành”. Những teens hay đau dạ dày, đau bụng nên cẩn trọng với loại quả này.

Hồng: Không ăn cùng với cua

Quả hồng có chứa một lượng phong phú vitamin A, vitamin C, có công dụng dưỡng phổi, dạ dày, giải nhiệt, phòng chống bệnh tim mạch, nhuận tràng ….

Vừa có nhiều tác dụng tốt lại ngon và dễ ăn nên vào mùa này hồng khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, hồng và cua đều là thực phẩm thuộc tính hàn, vì vậy không thích hợp ăn cùng với nhau. Bụng đói ăn hồng dễ mắc bệnh dạ dày. Hồng thích hợp với ăn sau bữa cơm. Nên ăn vừa phải và không nên ăn cả vỏ teen.



Những người mắc bệnh sưng tuyến giáp trạng do thiếu I-ốt nên ăn nhiều hồng. Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn, người thiếu máu nên ăn ít, người có chức năng dạ dày thấp, người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, tiêu hoá không tốt đều không nên ăn.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)