[justify] Sau những “Dạ tiệc trắng” hay Live show “Người tình” gây tiếng vang cả nước, sẽ không ngoa nếu nói rằng Đàm Vĩnh Hưng đang là nam ca sĩ Hot nhất làng giải trí Việt hiện nay cả về tài năng, độ chịu chơi và cái tài biến hóa để không ngừng làm mới mình. Tuy nhiên, để đi đến thành công này, ca sĩ họ Đàm đã phải trải qua một tuổi thơ nhiều biến cố, trải qua những năm tháng “chiến đấu” với cái nghèo, đã từng làm một anh thợ cắt tóc để kiếm sống mưu sinh, từng đi thi hàng chục lần mà không đậu, từng nhận cát-xê 20.000 đồng cho một lần hát, tất cả chỉ để nuôi hi vọng sẽ có một ngày mình có thể đứng trên đỉnh vinh quang của sự nghiệp.[/justify]
[justify]Tuổi thơ không bình yên[/justify]
[justify] Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng tuổi thơ của Đàm Vĩnh Hưng lại có nhiều điểm khác thường hơn rất nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Tuy là con vợ lẽ song cậu bé Huỳnh Minh Hưng (tên thật của Đàm Vĩnh Hưng) rất được gia đình cưng chiều.[/justify]
[justify]Tâm sự với báo giới và bạn bè, Đàm Vĩnh Hưng kể: “Trước khi lấy mẹ tôi, bố tôi đã có một đời vợ và mấy đứa con gái. Nhưng vì người vợ trước không thể sinh cho ông một người con trai, nên gia đình nội đã cưới mẹ tôi về làm lẽ cho ba tôi. Tôi là con trai đầu lòng, cũng là con trai duy nhất trong nhà, là niềm hạnh phúc và mong đợi của ba mẹ và cả nhà bên nội. Chính vì thế, tôi được cả gia đình nâng niu, yêu chiều và đặt vào không biết bao nhiêu kỳ vọng. Tuổi thơ của tôi đã trôi qua những năm tháng đầu vô cùng êm ả và bằng phẳng. Sau tôi, mẹ tôi còn đẻ được 3 em gái nữa, nhưng 2 đứa em tôi đã không may bị ốm mà qua đời sớm. Bố mẹ càng dồn hết tình yêu thương vào hai anh em tôi”. Song biến cố gia đình xảy ra dồn dập khiến tuổi thơ của Đàm Vĩnh Hưng đã mất đi sự êm đềm vốn có. Trong kí ức, Đàm Vĩnh Hưng luôn nhớ tới hình ảnh tài sản trong gia đình lần lượt đội nón ra đi, và cuối cùng, ngay cả căn nhà để ở cũng chẳng thể giữ được. Cái cảm giác nhìn ba mẹ ngậm ngùi ôm đống đồ bước ra khỏi chính ngôi nhà của mình là cái cảm giác mà Đàm Vĩnh Hưng tâm sự anh suốt đời sẽ chẳng bao giờ quên. Khi đó, dù chỉ là một đứa trẻ, anh cũng chẳng tránh khỏi cảm giác tê tái và nghẹn ngào.[/justify]
[justify]
Ngày đó, Đàm Vĩnh Hưng chỉ là một cậu nhóc hiền lành, ngờ nghệch. Sau những biến cố, thăng trầm của gia đình, Đàm Vĩnh Hưng được bố mẹ gửi vào tu viện để theo học từ khi còn rất nhỏ. Ở tu viện, Đàm Vĩnh Hưng bắt đầu hát những ca khúc đầu tiên của cuộc đời trong giàn thánh ca. Lúc đó, Hưng là ca viên nhỏ tuổi nhất trong ca đoàn của tu viện. Đây có thể coi là nhưng bước đi đầu tiên của Đàm Vĩnh Hưng trong sự nghiệp ca hát, ươm mầm cho những khát khao và ước mơ bền bỉ của ca sĩ họ Đàm sau này.[/justify]
[justify]
Rời khỏi tu viện trở về nhà ông bà ngoại năm lớp 6, niềm mê hát đã ăn sâu vào con người Hưng. Mỗi khi được nghỉ hè ngày nào Hưng cũng đạp xe từ nhà lên sân khấu 70 Phú Nhuận để nghe các thần tượng Bảo Yến, Nhã Phương, Mỹ Lan, Ngọc Bích, Thái Châu, Ngọc Yến…biểu diễn. Mê hát mãnh liệt đến mức dù trời mưa, Hưng cũng không bỏ buổi nào, nghe đến mức thuộc lòng các ca khúc, có thể hát nhưng chỉ thích đi một mình để tránh bị phân tán tư tưởng, nên thời gian đầu, nhiều người nhìn Đàm Vĩnh Hưng như vật thể lạ. Dần dần, những người coi rạp riết rồi cũng quen với sự có mặt của Hưng, coi Hưng là một kẻ “lạ đời” quen thuộc. Đàm Vĩnh Hưng tâm sự mình mê hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, đến mức người như một con cò hương, ốm nheo ốm nhách. Rồi cứ tối đến là tụ tập mấy đứa nhỏ bạn cùng xóm lại, ra trước đường đàn hát tới khuya.[/justify]
[justify]Anh tâm sự: “Tôi còn nhớ trước hẻm nhà ông bà là nơi tập trung những hàng bán nho nhỏ. Ở đó có một gánh cháo huyết và người con gái của bác bán hàng tên Khánh Ly đã đàn và tập cho tôi những ca khúc đầu tiên, đó là bài "Mặt trời bé con" và "Cám ơn mùa thu". Tôi đem bài "Mặt trời bé con" vào trường hát, thật bất ngờ tôi được học sinh và giáo viên hoan nghênh nhiệt liệt. Tôi bắt đầu là sự chú ý của mọi người trong trường, các anh chị lớp trên hay gọi tôi là “mặt trời bé con”.[/justify]
[justify] Tôi vui mừng đem kể chuyện cho mẹ, và dĩ nhiên ngoài mẹ thì người chia vui nhiều nhất chính là chị Khánh Ly bán cháo”. Sự khích lệ đầu tiên đó khiến anh ngày càng say mê hát hơn. Những chương trình văn nghệ ở trường cấp 3, ở Sở giáo dục thành phố chính là những sân khấu đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc. Năm thứ hai của trường cấp III, Đàm Vĩnh Hưng đã trở thành một “hiện tượng”, thành “ngôi sao” của sân khấu cấp trường với bài Hit “Cô bé u sầu”. Trở thành “thần tượng” của nhiều nữ sinh trong trường, đó là những dư vị ngọt ngào đầu tiên của “sự nổi tiếng” mà Đàm Vĩnh Hưng đã nếm trải.[/justify]
[justify]Đến cuối những năm học cấp III, hoàn cảnh kinh tế gia đình Đàm Vĩnh Hưng hoàn toàn suy sụp. Nhưng vì thương cậu con trai duy nhất, thấy con đam mê hát nên dù đang nợ nần chồng chất, dù bị chủ nợ ngày đêm đến chì triết, hành hạ đủ kiểu, mẹ của Đàm Vĩnh Hưng vẫn nghiến răng lấy tiền may cho anh một bộ đồ trắng để đi diễn. Sau này khi đã có trong tay cả tủ đồ quần áo hiệu, Đàm Vĩnh Hưng vẫn không bao giờ quên bộ đồ mà mẹ anh đã may cho mình với tất cả tình yêu thương và sự hi sinh đó. Biết được sự hi sinh của mẹ, thương mẹ vô hạn, nên những đồng tiền đầu tiên Đàm Vĩnh Hưng kiếm được khi đi hát cho sở giáo dục, anh đã mang về đưa hết cho mẹ: “ Khi cầm trên tay những đồng tiền đó của tôi, mẹ tôi đã òa khóc. Đó là số tiền đầu tiên do chính tay tôi làm ra mang về cho bà. Có thể số tiền không nhiều nhưng cái ý nghĩ con trai mình đã lớn, đã trưởng thành khiến mẹ tôi cảm động”.[/justify]
[justify]Mẹ vẫn luôn là người có vị trí quan trọng nhất trong cuộc đời Đàm Vĩnh Hưng, là người sẵn sàng hi sinh cả mạng sống để mong sao con mình có thể có được hạnh phúc. Đàm Vĩnh Hưng tâm sự, ngay cả trong lúc hàn cơ nhất, dù có đổi mẹ mình lấy một ngôi nhà chất đầy vàng, anh cũng không bao giờ đánh đổi, và anh cũng sẵn sàng đánh đổi tất cả để được ở bên cạnh người mẹ hiền của mình vĩnh viễn.[/justify]
[justify]Cuộc sống khó khăn của gia đình khiến Hưng phải bước chân vào kiếm sống. Đã có thời, Đàm Vĩnh Hưng chỉ là anh thợ phụ trong quán cắt tóc, ngày ngày phải đối mặt với đủ thứ mùi hóa chất, thuốc nhuộm, với những cái đầu xanh xanh đỏ đỏ. Đã có thời, Đàm Vĩnh Hưng chỉ đứng cho thợ chính sai vặt, cốt mong sao học lỏm được đôi chút bí quyết làm nghề. Ngày ấy số tiền mà Đàm Vĩnh Hưng kiếm được chỉ đủ để chi trả cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống ngày thường, chứ không giúp anh giải quyết những khó khăn chồng chất đang đè nặng lên cả gia đình. Song không thể vì thế mà niềm đam mê ca hát trong con người Đàm Vĩnh Hưng bị lụi tàn. Bởi cứ như là từ khi sinh ra, số phận dã cho Đàm Vĩnh Hưng biết con đường duy nhất của mình là âm nhạc, là kiên trì bền bỉ vượt qua mọi khó khăn để trở thành một ngôi sao.[/justify]
[justify]Điệp khúc thi trượt, tiếp tục thi và không ngừng hi vọng[/justify]
[justify]Ngay từ khi còn là một anh thợ cắt tóc, Đàm Vĩnh Hưng đã mơ ước một ngày nào đó mình sẽ trở thành một ngôi sao tronh showbiz Việt. Những lúc tiệm cắt tóc vắng khách, Đàm Vĩnh Hưng vẫn một mình đứng trước gương, tưởng tượng mình là một ngôi sao lớn còn phía trước là hàng nghìn khán giả. Lúc đó, Đàm Vĩnh Hưng đã nghĩ rằng, chỉ có cách tham gia các cuộc thi anh mới có thể thau đổi được số phận của mình, mới có thể đến gần giấc mơ và mục tiêu cả đời mình. Chính vì thế, con đường Đàm Vĩnh Hưng đã chọn là tham dự những cuộc thi hát lớn nhỏ trong thành phố. Một mình đi thi lại thiếu kinh nghiệm, anh đã gặp không ít những thất bại.[/justify]
[justify]Đến tận bây giờ, có lẽ chính Đàm Vĩnh Hưng cũng không nhớ mình đã từng trải qua bao nhiêu cuộc thi lớn nhỏ. Mỗi lần nghe ở chỗ nào tổ chức cuộc thi hát nào đó, Đàm Vĩnh Hưng cũng đăng ký tham gia. Năm nào cuộc thi "Tiếng hát truyền hình" được tổ chức, năm đó đều có tên Đàm Vĩnh Hưng trong danh sách dự thi, nhưng có thể với một cái tên khác.[/justify]
[justify]Chuyên gia đi thi và chuyên gia trượt nên Đàm Vĩnh Hưng tìm mọi cách để lấy may trong lần thi sau, từ việc đổi tên, đảo tên, đổi nghệ danh. Vẫn không ai biêt đến tên tuổi Đàm Vĩnh Hưng, không một ai biết anh đã tham gia đến 8 cuộc thi Tiếng hát truyền hình, vì chưa có khi nào Đàm Vĩnh Hưng có cơ hội lọt vào bán kết. Thế nhưng khao khát trở thành ca sĩ khiến Đàm Vĩnh Hưng chưa bao giờ nguôi hi vọng: “ Những lần thi Tiếng hát truyền hình tôi luôn chú ý những người đậu thường hát loại nhạc nào để năm sau tôi thi tiếp. Nhưng thi hoài rớt hoài, Chẳng ai biết và tôi cũng chẳng dám cho ai biết. Tự tôi đi thi, tự nếm mùi mùi thất bại, rồi tự ra về một mình”.[/justify]
[justify]Mê hát đã ngấm vào máu nhưng tiếp tục đi thi và bắt đầu hát lót để kiếm sống với mức cat-sê vô cùng rẻ. Có những đêm anh chạy xô “điên cuồng” cũng chỉ dược 40.000 đồng cho một chương trình hát…khản cả giọng; chạy xe xuống Thủ Đức hát vào cuối tuần với 20.000 đồng tiền công. Đó là những điều đáng nhớ trong những ngày tháng đầu tiên di hát. Nhưng Hưng bảo, khi ấy anh đi hát không phải vì tiền mà chỉ vì ước mơ có một ngày nào đó người ta sẽ công nhân anh là một ca sĩ chứ không phải một kẻ chuyên hát lót ở các quán Bar. Chính những lần đi hát này đã giúp Hưng quen dần với môi trường sân khấu, kinh nghiệm diễn cũng tăng lên. Cuối cùng sự kiên trì của anh đã được đền đáp.[/justify]
[justify]Năm 1998, Đàm Vĩnh Hưng Vĩnh Hưng tiếp tục tham gia cuộc thi “ Tiếng hát truyền hình”. Đó là lần thứ 8 Đàm Vĩnh Hưng đăng ký tham gia cuộc thi này. Lần đó, Hưng đã tự nhủ: “ Hưng ơi, đây là lần thứ 8 rồi nhé. Thêm 2 lần nữa mà không được là mày phải bỏ cuộc nhé”. Nhưng lần đó, tổ nghiệp đã cảm động trước sự kiên trì không mệt mỏi của Đàm Vĩnh Hưng. Anh đạt giải 4 Tiếng hát truyền hình, sau đó được Đài truyền hình mời tham gia rẩt nhiều chương trình, khán giả biết đến anh nhiều hơn và anh cũng bắt đầu có lượng người hâm mộ riêng.[/justify]
[justify]Đàm Vĩnh Hưng nhớ lại: “ Những lần biểu diễn trước nhiều khán giả, rồi nhận được những lá thư hâm mộ liên tiếp từ các nơi gửi về, tôi thấy tâm trạng mình cứ lâng lâng, hạnh phúc vì cuối cùng mình cũng được mọi người công nhận là … ca sĩ”. Đam mê ca hát, nên được mời đi hát ở Bar, ở các quán cà phê hay đi diễn ở tỉnh lẻ làm niềm hạnh phúc lớn với Đàm Vĩnh Hưng, bất chấp việc anh biết mình sẽ phải chia nửa tiền công cho người môi giới, hay sẽ phải chuẩn bị một tá thuốc say xe nếu đi tỉnh. Tình yêu và niềm đam mê ca hát đã khiến Hưng làm được những việc tưởng như vượt ngoài khả năng của chính bản thân mình.[/justify]
[justify]Đến bây giờ Đàm Vĩnh Hưng vẫn nhớ, lần đầu tiên song ca với Mỹ Tâm khi hai người đều chỉ là “ lính mới” trong showbiz Việt. Ngày hôm sau, ảnh chụp anh và Mỹ Tâm đã xuất hiện trên một tờ báo nghệ thuật khá có tiếng. Khi đó, quá xúc động, Hưng đã đi dọc các sạp báo, mua cho bằng hết số báo đó về tặng bạn bè, người thân và …làm kỷ niệm. Sau này, dù có là gương mặt trang bìa trên hàng trăm số báo khác, Đàm Vĩnh Hưng vẫn không bao giờ quên được cảm giác ngọt ngào của cái lần đầu tiên ấy.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Người đặt dấu ấn trong sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng[/justify]
[justify]
Trong suốt quãng đời đi hát của mình, Đàm Vĩnh Hưng đã gặp không ít khó khăn, không ít sự đấu đá, kèn cựa, nhưng cũng gặp không ít người đã giúp đỡ anh trên con đường đi đến vinh quang của nghề ca sĩ.[/justify]
[justify]Thời kỳ đầu đi hát, Đàm Vĩnh Hưng thần tượng Thanh Lam đến độ anh thuộc lòng từng bài hát của Thanh Lam, thuộc lòng từng cách luyến láy, nhả chữ của đàn chị nổi tiếng này. Đàm Vĩnh Hưng bị sự ảnh hưởng phong cách của Thanh Lam đến nỗi có một dạo, nhiều trung tâm ca nhạc khi nghe anh hát đều từ chối thu âm cho anh vì họ nói: “ Hát giống Thanh Lam thế này thì không ổn. Thà chúng tôi đi kiếm Thanh Lam về hát còn hơn”. Thay vì buồn, Đàm Vĩnh Hưng lại thấy hạnh phúc với điều đó, hạnh phúc vì “ trời ơi, như vậy là mình hát được giống Thanh Lam thiệt hả?”.[/justify]
[justify]Cuộc đời mỗi người đều trải qua những ngày có 24 tiếng, nhưng không phải ngày nào cũng như ngày nào. Có những ngày là tột đỉnh đen tối, như cái ngày thơ bé, Đàm Vĩnh Hưng chứng kiến cảnh gia đình mình phải dời bỏ ngôi nhà quen thuộc để gán nợ. Nhưng cũng có những ngày là may mắn định mệnh, là bước ngoặt của số phận, như cái ngày Đàm Vĩnh Hưng gặp danh hài hải ngoại Hoài Linh. Đó có thể coi là bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp ca hát của Đàm Vĩnh Hưng. Hay nói cách khác, Hoài Linh chính là người đã nâng đỡ Đàm Vĩnh Hưng, giúp đỡ anh, đưa anh đến với số phận của mình: trở thành ca sĩ hàng đầu của showbiz Việt. Trong một lần về Việt Nam biểu diễn, tình cờ nghe được giọng hát của Đàm Vĩnh Hưng, danh hài Hoài Linh đã ngay lập tức có thiện cảm với giọng hát lạ và nhiều nội lực này. Chính Hoài Linh là người đã chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng biết điểm mạnh, điểm yếu trong giọng hát của mình, cách khắc phục cũng như phát huy những nhược điểm và ưu điểm đó. Cũng chính Hoài Linh là người đã giúp đỡ Đàm Vĩnh Hưng thực hiện CD đầu tay của mình, tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng. Vào thời điểm đó, đây thực sự là một ngôi sao may mắn từ trên trời rơi xuống với một ca sĩ còn chưa hề có tên tuổi như Đàm Vĩnh Hưng. Hoài Linh đã cho Đàm Vĩnh Hưng toàn bộ tiền để thực hiện CD đầu tay đó.[/justify]
[justify]Có tiền trong tay, Đàm Vĩnh Hưng bắt tay ngay vào việc thực hiện ước mơ cả đời của mình. Anh đã viết lời Việt cho nhạc phẩm Caravan và đặt tên lời Việt là” Tình ơi xin ngủ yên”. CD được phát hành tại hải ngoại và thu được những thành công ngoài mong đợi. Nhưng ít ai biết rằng, để thực hiện CD này, Đàm Vĩnh Hưng đã phải đi mượn từ chiếc áo diễn vì muốn tiết kiệm mua đồ diễn, để rồi khi còn thừa tiền, anh mang trả lại cho Hoài Linh, khiến danh hài vẫn mãi buồn cười và bất ngờ vì sự thật thà đó. Đến thời điểm đó, nhiều người thậm chí còn nhầm Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ hải ngoại. Nhưng một thời gian sau, bằng những nỗ lực và khả năng biết nắm bẳt thời cơ, với sự giúp đỡ của Trung tâm băng nhạc Lạc Hồng, Đàm Vĩnh Hưng đã phát hành CD đầu tay của mình trong nước và trở thành một hiện tượng của làng giải trí năm đó. Cái tên Đàm Vĩnh Hưng bắt đầu được nhắc đến, được biết đến như một “hiện tượng”. Họ gọi anh là “ hiện tượng Đàm Vĩnh Hưng”, là “ Hiện tượng Tình ơi xin ngủ yên”. Kể từ đây, Đàm Vĩnh Hưng bắt đầu chinh phục những đỉnh cao mới của mình dần trở thành một ngôi sao trong lòng người hâm mộ cả nước như ngày hôm nay. Đến giờ, khi đã trở thành một ngôi sao nổi tiếng và thành anh em thân thiết với Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng vẫn coi Hoài Linh là “ân nhân” cho sự nghiệp ca nhạc của cuộc đời mình, cái ân mà không một thứ vật chất, của cải nào có thể đền đáp được.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Lời tâm sự của một ngôi sao hàng đầu[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“ Sự khôn ngoan + dũng cảm + chút liều lĩnh, dám nói dám làm đã giúp Đàm Vĩnh Hưng có được một vị trí đáng kể trong làng showbiz Vịêt” - nhận xét của đạo diễn Phạm Hoàng Nam có lẽ đã phác thảo công thức thành công của Đàm Vĩnh Hưng một cách xác đáng nhất.[/justify]
[justify]Con đường đến với showbiz Việt của Đàm Vĩnh Hưng vô cùng gập ghềnh so với nhiều người cùng thời. Bước sang tuổi 30, thời mà các ngôi sao đã yên vị ở những đỉnh cao và có thị phần âm nhạc riêng thì anh mới bắt đầu toả sáng. Nhưng có lẽ, chính những cơ cực trong những ngày tháng lập nghiệp đã khiến Đàm Vĩnh Hưng có tinh thần vững chãi để từng bước khiến mọi người đi từ kinh ngạc này tới thán phục khác. Giọng hát đầy bản năng mà giàu nội lực là yếu tố để chính phục khán giả. Ngoài ra, “ sốc tới óc” và “ ngông như con công” là những gì người ta hay nói đến Đàm Vĩnh Hưng sau giọng ca gào và khàn lạ của anh. Cũng phải thôi, đối với một người mà chiêu thức gì cũng dùng, trong phục kiểu nào cũng dám mặc, nhạc gì cũng hát, hình tượng nào cũng thử nghiệm…thì khám giả làm sao có thể không “ sốc” cho được. Chính anh cũng tuyên bố “ Tôi thích gây shock để người ta phải ngoái nhìn”.[/justify]
[justify]Hưng làm việc với tốc độ chóng mặt với nhiều kỷ lục như một năm làm 4 liveshow, chưa kể năm nào cũng ra album, có năm còn vài album. Trong thời buổi những ngôi sao khác “ né” liveshow vì không thu hồi vốn thì Đàm Vĩnh Hưng “phủ sóng” liveshow từ Nam tới Bắc, cái nào cũng thuộc loại chưa thấy bao giờ: khi thì toàn trắng (ca sĩ tham gia và khán giả đều phải mặc đồ trắng), rồi “năm không” (không ghế ngồi, không máy lạnh, không nhạc chậm, không dừng lại và không cho người yếu tim). Dường như tồn tại nguồn nội lực vô tận trong con người không lấy gì làm to lớn ấy. Bởi trong khi hầu hết các ngôi sao sau mỗi dự án âm nhạc đều phải nghỉ ngơi một vài năm để nạp năng lượng mới, sung sức thì Hưng chưa lúc nào cho phép mình dừng lại.[/justify]
[justify]Thành công của Đàm Vĩnh Hưng đã khiến báo chí Việt Nam tốn không ít giấy mực. Người ta thắc mắc bởi những chiêu thức anh sử dụng không quá khó để copy song cho tới nay chưa có một bản sao nào làm nên được hiện tượng như anh. Điều này được lý giải theo nhiều hướng: nào là Đàm Vĩnh Hưng có cái đầu khôn ngoan luôn biết cái khán giả cần hướng tới và phục vụ khán giả đại chúng từ cách chọn bài hát, cách phối ca khúc lẫn cách thức tổ chức liveshow, nào là anh là mẫu người quái tính, hợp thời, biết hâm nóng mình bằng những tuyên bố gây shock… Còn anh chỉ nói rằng: “Hưng chỉ làm những gì có trong máu, trong tim của mình và chỉ làm những gì Hưng thích. Không ai có thể ép Hưng làm những điều mà Hưng không thích. Con người Hưng thế nào thì Hưng bộc lộ thế ấy. Cái cao nhất của con người là được quyền quyết định số phận của mình và Hưng đã làm được điều là nói được những gì mình muốn thể hiện mà những điều đó không có gì là sai hay xấu xa cả”.[/justify]
[justify]Một ca sĩ không ông bầu, không công ty, nhưng lại luôn luôn giữ được độ nóng, thu hút rộng rãi cả fan trẻ lẫn fan già – điều hiếm thấy ở một ca sĩ thị trường. Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ hiếm hoi của Việt Nam hát sến cũng được, mà hát sang cũng được, chưa kể khả năng kỳ lạ biến hóa các thể loại nhạc.[/justify]
[justify]Bước sang ngưỡng cửa 40, khi không ít đồng nghiệp nghĩ tới việc về nghỉ, tìm con đường khác cống hiến cho âm nhạc, thì Đàm Vĩnh Hưng vẫn tiếp tục với những dự án âm nhạc mỗi ngày một hoành tráng và thu hút sự chú ý nhiều hơn. Có lẽ giấc mơ trở thành một huyền thoại âm nhạc Việt Nam của anh hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, viển vông.[/justify]
[justify]Đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ: “Trên bước đường sự nghiệp của mình, tôi đã băng qua bóng đêm trên một lối đi dài dằng dặc của nghề hát mà bên cạnh đó là những cánh rừng già chất chứa đầy hiểm nguy cùng với những bóng ma chập chờn, quái ác và không thiếu những nghiệt ngã chỉ chực một cơ hội sơ sẩy nào đó là vồ lấy và xô cho tôi té xuống bằng được. Nhưng khi đã ý thức được điều đó, thì mỗi bước đi của tôi đã thận trọng hơn, mỗi lần đặt chân tôi lại lựa kỹ chỗ nào không có cát lún, không có những mảnh sành, mảnh chai… đang hằm hè cứa chân tôi cho ứa máu. Và tôi biết cũng có rất nhiều thân phận khác giống như tôi, thậm chí còn đáng nể hơn nữa của những đồng nghiệp khác nhưng chưa gặp được cơ hội để nổi tiếng”.[/justify]
[justify]Khi được hỏi về con đường trước ngưỡng “toan về già” anh đã nói rằng cuộc đời trôi đến đâu tôi sẽ theo tới đó. “Tôi có thể vào nơi sang trọng và đắt tiền nhất thế giới và tôi cũng sẽ dễ dàng ngồi ngay vỉa hè ăn một tô cháo lòng, dù biết có thể công an sẽ tới dẹp gánh cháo đó vì lấn chiếm lòng lề đường. Và khi ấy, tôi cũng như những thực khách khác, ai có tô thì bưng lên và chạy qua chỗ khác, ngồi ăn tiếp…”.[/justify]