[/justify]
[justify][size=2][size=2]Vào tháng 12 năm 1966, người ta phát hiện xác của ông Irvin Bentley, 92 tuổi, trong ngôi nhà của ông. Thật ra cơ thể ông chỉ còn lại một phần của cẳng chân và bàn chân đang mang dép, còn tất cả đã bị cháy thành tro.[/size][/size][/justify]
[justify][size=2]Nhưng kỳ lạ thay chỉ có một cái hố trên sàn nhà tắm là chứng cớ duy nhất tiết lộ ông đã bị đốt cháy, toàn bộ các phần khác của ngôi nhà vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng gì bởi ngọn lửa ghê gớm đã thiêu ông thành tro (xem ảnh).[/size][/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify][size=2]Nếu không có một tia lửa gây cháy, làm sao cơ thể người lại có thể bốc cháy dữ dội như vậy, hơn nữa lại hoàn toàn không gây tổn hại gì đến các vật dụng xung quanh.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trường hợp của ông Bentley, cùng với mấy trăm trường hợp tương tự được các nhà khoa học gọi là “hiện tượng người tự bốc cháy”; có 1 điểm chung trong các trường hợp "người tự bốc cháy” (NTBC) là cơ thể nạn nhân bị đốt gần như hoàn toàn, nhưng các vật dụng xung quanh, hoặc thậm chí trong một số trường hợp, cả quần áo của họ vẫn còn nguyên vẹn.[/size][/justify]
[justify][size=2]Hiện tượng “người tự bốc cháy” là gì?[/size][/justify]
[/justify]
[justify][size=2]Trường hợp NTBC đầu tiên được biết đến rộng rãi do một nhà giải phẫu người Đan Mạch thuật lại. Ông ta kể rằng một phụ nữ ở Pari đã “biến thành tro bụi" khi đang ngủ. Cái nệm rơm bà nằm lại không bị hư hại gì.[/size][/justify]
[justify][size=2]Có một bất thường trong các vụ NTBC là các bộ phận cơ thể "xa trung tâm" như tay và chân thường còn nguyên vẹn, trong khi thân mình và đầu thường bị thiêu trụi không thể nhận dạng được. Hơn nữa, không gian và vật dụng xung quanh nạn nhân hoặc là chỉ bị cháy xém chút đỉnh, hoặc là hoàn toàn không bị hư hại gì, ngoại trừ đôi khi có một ít chất nhờn bắn lên tường hoặc bàn ghế xung quanh. Trong một số rất ít các trường hợp NTBC, các cơ quan nội tạng vẫn còn nguyên trong khi phần cơ thể bên ngoài đã thành tro.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tuy nhiên, không phải nạn nhân nào của NTBC cũng mất mạng. Có một số người chỉ bị “xì khói” ở một số bộ phận cơ thể khi không có tác nhân gây cháy nào.[/size][/justify]
[justify][size=2]Các giả thiết[/size][/justify]
[justify][size=2]Để có thể bốc cháy, cơ thể người cần 2 yếu tố: nguồn nhiệt cực nóng và chất bắt lửa. Trong điều kiện thường, cơ thể chúng ta không có 2 yếu tố trên. Trong vài thế kỷ qua, đã có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này.[/size][/justify]
[justify][size=2]Vào những năm 1800, Charles Dicken đã rất quan tâm đến hiện tượng NTBC đến nỗi ông đã dùng “biện pháp” này để giết chết một nhân vật trong tiểu thuyết “Bleak House". Nhân vật này tên Krook, là một tay nghiện rượu. Vào thời điểm đó người ta tin rằng lượng cồn quá dư thừa trong máu là nguyên nhân của hiện tượng NTBC.[/size][/justify]
[/justify]
[justify][size=2]Ngày nay có một số giả thiết khác để giải thích hiện tượng này.[/size][/justify]
[justify][size=2]Một trong số đó cho rằng ngọn lửa bốc lên khi khí metan (sản sinh trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ) sinh ra trong đường ruột tương tác với một số enzim – chất xúc tác giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học trong cơ thể.[/size][/justify]
[justify][size=2]Giả thiết khác cho rằng đây là kết quả của sự hình thành tĩnh điện bên trong cơ thể hoặc do một lực từ trường bên ngoài tác động vào cơ thể.[/size][/justify]
[justify][size=2]Khoa học nói gì?[/size][/justify]
[justify][size=2]Theo các nhà khoa học, hiện tượng NTBC cũng tương tự như khi ta đốt nến, và họ cho rằng có nguồn lửa gây cháy chứ không phải cơ thể tự bốc cháy. Nguồn gây cháy có thể là một điếu thuốc, một cục than hoặc một nguồn lửa nào đó.[/size][/justify]
[justify][size=2]Một cây nến gồm có tim nến được bao quanh bởi một lớp sáp làm từ các axít béo dễ cháy. Lớp sáp này sẽ giúp tim nến bén lửa và giữ cho ngọn lửa cháy.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cơ thể người, tương tự như cây nến, cũng có một lớp mỡ đóng vai trò như sáp nến, còn quần áo hay tóc sẽ là tim nến. Khi nhiệt độ làm mỡ tan, nó thấm ra ngoài vào quần áo và giữ cho những thứ này cháy âm ĩ. Điều này giải thích tại sao vật dụng xung quanh nạn nhân ít khi bị ảnh hưởng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Quá trình này diễn ra như sau:[/size][/justify]
[/justify]
[justify][size=2]Giai đoạn 1: Trong lúc bất tỉnh, quần áo nạn nhân vô tình bắt lửa (do điếu thuốc đang cháy chẳng hạn).[/size][/justify]
[/justify]
[justify][size=2]Giai đoạn 2: Trong vài tiếng đồng hồ (lúc này nạn nhân vẫn bất tỉnh), nhiệt độ cao sẽ làm mỡ trong cơ thể tan ra và thấm vào quần áo. Lúc này lớp mỡ đóng vai trò như sáp nến sẽ giữ ngọn lửa tiếp tục cháy.[/size][/justify]
[/justify]
[justify][size=2]Giai đoạn 3: Khi được tiếp nhiên liệu (mỡ), ngọn lửa cháy dữ dội hơn và thiêu nạn nhân thành tro.[/size][/justify]
[justify][size=2]Vậy tại sao những phần cơ thể xa trung tâm như chân tay thường ít bị tổn hại?[/size][/justify]
[justify][size=2]Khoa học giải thích rằng đó là do sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể - khi ngồi thì nhiệt độ phần trên cơ thể cao hơn phần dưới.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngoài ra, hầu hết nạn nhân của NTBC đều hút thuốc, uống rượu, và có một số gặp khó khăn khi di chuyển. Đây là các yếu tố nguy cơ cao góp phần gây nên hiện tượng "người tự bốc cháy”.[/size][/justify]