[justify]Hiện nay, với những gói dịch vụ nhắn tin không giới hạn của các hãng lớn như AT&T hay Verizon, TTN Mỹ gửi và nhận trung bình khoảng 2.272 tin nhắn một tháng trong cuối quý IV năm 2008, một nghiên cứu thị trường của Công ty Nielsen cho biết. Như vậy có nghĩa, mỗi TTN nhắn hơn 80 tin/ngày, gấp đôi số liệu trung bình của năm 2007.[/justify]
[justify]Giáo sư Martin Joffe, bác sĩ nhi khoa ở Greenbrae, California, đã tiến hành khảo sát ở hai trường trung học địa phương và nhận thấy, rất nhiều học sinh liên tục nhắn hàng trăm tin một ngày. “Cứ vài phút lại có một tin nhắn, bọn trẻ còn thức đêm để nhắn tin, điều này gây ra tình trạng mất ngủ trầm trọng ở độ tuổi vốn thường xuất hiện hiện tượng mất ngủ và stress”, ông cho biết.[/justify]
Ảnh: PNO |
[justify]Theo bà, hai việc quan trọng mà TTN thích “thể hiện” trong giai đoạn này là sống cách xa cha mẹ, và tìm nơi riêng tư để tự thỏa niềm đam mê của mình. Bà dẫn chứng, có những TTN nhắn tin cho cha mẹ tới 15 lần/ngày chỉ để hỏi những câu đại loại như “Con nên chọn giày màu xanh hay màu đỏ?”.[/justify]
[justify]Michael Hausauer - nhà tâm lý trị liệu ở Oakland, California cho biết, TTN bị áp lực về việc phải biết hết những gì xảy ra với bạn bè, với người xung quanh, và rất sợ bị tụt hậu. Vì thế, việc nhắn tin quá nhiều có cả lợi lẫn hại. Ông chỉ ra, tin nhắn là phương tiện hữu hiệu để giữ liên lạc, nhưng nó cũng có thể gây ra áp lực khi bị phơi bày những tin tức cá nhân.[/justify]
[justify]Nhắn tin quá nhiều còn ảnh hưởng đến ngón tay cái do hoạt động quá mức. Một số TTN hiện đã chuyển sang xài điện thoại cảm ứng, cho biết, nhắn tin có chậm đi nhưng đã giảm được những cơn đau ở ngón tay. Theo các bác sĩ, đã có những trường hợp bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn xương ngón tay cái do nhắn tin quá mức.[/justify]
[justify]Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cha mẹ có xu hướng ít chú ý đến việc nhắn tin của con mình, nếu so với việc chơi game online hoặc sử dụng máy tính. Với những gói dịch vụ nhắn tin miễn phí đang phát triển, cha mẹ càng ít chú ý đến hóa đơn điện thoại. Và đến khi trẻ học hành sa sút vì mải thức khuya nhắn tin, cha mẹ mới bắt đầu để ý và có biện pháp “cấm vận” điện thoại. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ vấp phải phản ứng rất mạnh của TTN, thậm chí, chúng còn so bì là cha mẹ cũng suốt ngày “ôm” điện thoại.[/justify]