Internet 2013-05-27 03:45:35

Hi Lap hình mẫu của kinh tế Việt Nam


 
 

Nợ công của Việt Nam, nếu tính hết phần vay nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, lên đến 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn các tổ chức quốc tế khuyến cáo.
 

Trong báo cáo "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai" công bố hôm qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng đến hết năm 2011, nợ công Việt Nam vẫn chỉ chiếm khoảng 54,9% GDP, nhưng mầm mống đe dọa tính bền vững lại đến từ những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước ngân sách nhà nước có thể phải đứng ra trả thay. 
Nếu tính thêm cả khoản nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà không được Chính phủ bảo lãnh như nợ nước ngoài, trái phiếu trong nước và nợ hệ thống ngân hàng thì nợ công Việt Nam lên xấp xỉ 95% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn 60% GDP được các tổ chức quốc tế khuyến cáo.
Nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang đe dọa nợ công Việt Nam. Ảnh: Anh Quân.
"Do hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều thuộc diện 'quá lớn' nên các khoản nợ xấu cuối cùng vẫn do Ngân sách Nhà nước gánh trả", các tác giả của bản báo cáo này nêu.
Nhiều các công ty nhà nước lâm vào cảnh phá sản đã được Chính phủ hỗ trợ ở mức tối đa dưới hình thức bổ sung vốn, khoanh nợ, giãn nợ, chuyển nợ, xóa nợ. Những "ngân sách mềm" này theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, cuối cùng sẽ khiến chi tiêu ngân sách tăng và trở nên liên tục thâm hụt. "Để bù đắp phần chi tiêu ngân sách cho doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước buộc phát hành trái phiếu. Như vậy nợ công sẽ càng tăng", báo cáo này phân tích.
Đầu tiên là những khoản vay gián tiếp mà khối doanh nghiệp Nhà nước vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Nợ xấu của VDB vào cuối năm 2010 ở mức 12,05%. Thế nhưng, với tình hình nợ xấu toàn hệ thống năm 2011 cao hơn năm 2010 và năm 2012 lại tiếp tục cao hơn 2011 thì nợ xấu của VDB theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế còn cao hơn rất nhiều con số 12,05%.
Thứ hai là nguy cơ đến từ các khoản vay nợ tại những ngân hàng thương mại mà khi khó khăn, Nhà nước cũng thu xếp trả thay bằng nguồn ngân sách. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện này đã giảm nhưng mức hỗ trợ lại tăng lên nhiều lần. 
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế đã dẫn ra một loạt những dẫn chứng cho thấy, tuyên bố cơ chế "tự vay tự trả" nhưng khi các “ông lớn” gặp khó, ngân sách “mềm” vẫn được rót để cứu. Đầu tiên là với hình thức khoanh nợ áp dụng cho "quả đấm thép" Vinashin, trên thực tế Chính phủ vẫn phải bỏ ra một phần tiền để bù đắp. Tương tự, khi chuyển nợ của Vinashin, Vinalines hay PetroVietnam thì các doanh nghiệp Nhà nước khác sẽ lâm vào khó khăn và để rồi, gánh nặng vẫn đè lên vai ngân sách Nhà nước. "Hình thức bổ sung vốn qua việc tăng vốn điều lệ cho Vinashin từ 9.000 tỷ lên 14.655 tỷ đồng thì vẫn là tiền từ ngân sách Nhà nước", nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế dẫn giải.
Một ví dụ khác là với khoản vay 45 triệu USD từ Ngân hàng ANZ cho dự án Xi măng Đồng Bành. Dự án này do Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) hay Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE) đầu tư và khi rơi vào thua lỗ mà không còn khả năng chi trả, Bộ Tài chính vẫn phải đứng ra bảo lãnh.
Không những vậy, đóng góp của các "quả đấm thép" còn chưa tương xứng với kỳ vọng và sự đầu tư của toàn xã hội. Báo cáo niên độ ngân sách năm 2011 được Kiểm toán Nhà nước gửi đại biểu Quốc hội cũng cho thấy, khu vực này khá dựa dẫm vào nguồn vốn tín dụng. Trong số 27 đơn vị được kiểm toán có rất nhiều doanh nghiệp nợ phải trả chiếm gần 70% tổng nguồn vốn. "Điều này cho thấy các đơn vị hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng", Kiểm toán Nhà nước đánh giá.
Chiếm 40% tổng đầu tư cả nước nhưng khu vực này chỉ tạo ra khoảng 10% việc làm. Ngược lại, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ nhận được 35% tổng đầu tư nhưng mang tới 87% việc làm cho xã hội. 
Do đó, không ít chuyên gia cho rằng cần thay đổi tư duy đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nếu vẫn giữ quan niệm doanh nghiệp Nhà nước "khó được phép" phá sản và đối tượng này vẫn dễ nhận được ngân sách "mềm" từ Chính phủ thì gánh nặng nợ sẽ dồn ép khá lớn lên nợ công. 
Hơn nữa, một bài học đau xót nhất từ cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp là việc Chính phủ giấu diếm, che đậy các con số thống kê về nợ công. Chính phủ vay nợ rất nhiều trên các thị trường tài chính để đảm bảo bù đắp bội chi ngân sách. Đến khi vượt quá sức chịu đựng và khủng hoảng bùng nổ thì đã quá muộn, họ đã phải thừa nhận sai lầm và điều chỉnh tăng vọt tới 110% GDP.
Thanh Thanh Lan
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)