Khổ thân các em pnesfef quá àh:
[size=3][/size][size=3][/size]
[size=3]Sau khi bị các bà mẹ ruồng bỏ, các hài nhi xấu số sẽ được đưa đi đâu?[/size]
[size=3][/size] [size=3][/size]
[size=3][/size]
[size=3] [size=3][size=3][/size][size=5]Những đám tang không người tiễn :(([/size][/size]
[size=3] BẢN FULL - Tác giả: Đặng Viết Trường
[/size] [size=3]Nạo hút thai bây giờ được mang một mỹ tự "kế hoạch hoá gia đình". Dù tên gọi thế nào thì cũng là động tác trục xuất cái sinh linh bé bỏng, đang quãy đạp trong bụng mẹ ra ngoài. Những đứa trẻ chưa kịp cất tiếng khóc chào đồng loại ấy sẽ được gọi là "bệnh phẩm"- như khúc ruột thừa, như cái ung nhọt được cắtđi vậy thôi…[/size]
[size=3]Nhưng đến nhà xác bệnh viện phụ sản mói thấy không hẳn là như vậy. Có những người đang lặng lẽ chăm lo hậu sự cho những hài nhi bị ruồng bỏ ấy.[/size]
[size=3][/size]
[size=3][size=5]Chuyện hậu sự cho các hài nhi[/size][/size]
[size=3]Anh Thuý, phụ trách nhà xác Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tiếp tôi trong cái không gian đặc quánh mùi gây gây của thuốc sát trùng, mùi formol, mùi e- te nồng nặc. Phòng bên cạnh là chất ngất những cỗ quan tài không bình thường. Nhỏ xíu… Một cảm giác khó tả, tôi nôn nao. Ngoài trời nắng như đỏ lửa mà trong nhà xác này lạnh đến sởn da gà.[/size]
Một ca nạo thai ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:-S
[size=4]… Công việc thường nhật của anh Thuý, buồn tẻ và đều đặn. Ngày hai lần, anh đi một vòng qua hết các khoa của ba dãy nhà. Nơi anh dừng lâu nhất là khoa kế hoạch hoá gia đình. Anh nhặt nhạnh thu lượm tất cả, hài nhi của những ca nạo hút thai, cho vào túi ni-lon cùng với nhiều thứ bệnh phẩm khác xách về. Những mớ bùng nhùng ấy anh xách về trĩu nặng hai tay. Với hài nhi đã rõ cơ thể- anh tiếp nhận, đánh ký hiệu mã số. Có thể có tên mẹ cháu- một cái tên mơ hồ mà không có địa chỉ. Phần nhiều là vô danh, anh tự làm ký hiệu- để tự nhận biết, khỏi lẫn[/size].
[/size] [size=3]Anh Thuý đang thắp hương cho những hài nhi xấu số[/size]
[size=4]Anh cẩn thận cho những gói, những túm ni-lon ấy đặt vào các ngăn, của ba chiếc tủ lạnh. Căn phòng 15 m2 để ba chiếc tủ lạnh lớn luôn chất đầy những hài nhi ấy. Đâu vào đấy, anh rửa tay, lau mồ hôi, so mấy nén hương và thắp lên ban thờ. Công việc tuần tự và đều đặn, trình tự nhẫn nại một cách kỳ lạ. Những bệnh phẩm đã rõ hình hài anh mang ra tắm rửa cho các cháu… Khẽ khàng, lần lượt tắm cho từng cháu. Công việc một mình anh làm, một mình anh biết, không ai chia sẻ, cảm ơn. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, những hài nhi mềm oặt ấy được mặc quần áo, cẩn trọng đặt vào quan tài. Quan tài ấy là những chiếc hòm nhỏ xíu vuông vức. Vừa làm anh vừa khấn thầm" Các cháu xấu số, thiệt phận cũng đừng trách bố mẹ nhé. Họ cũng không sung sướng gì đâu. Trời Phật sẽ đưa các cháu đến chỗ mát mẻ, hạnh phúc hơn …:-S[/size]
[size=4][/size]
[size=4]Xếp hàng chờ vào phòng…[/size]
[size=4]Các cháu không may mắn được làm người nhưng anh Thuý đã thay bố mẹ các cháu, thay những người lớn có mặt trên đời này tiễn các cháu về trời với tư cách một con người…[/size]
[size=4][/size]
[size=3]Trích từ phần lương hợp đồng ít ỏi mà bệnh viện trả, anh mua một chút hương hương, hoa và nhất là có bát cơm quả trứng… Mồng một, hôm rằm, anh thắp hương cho những vong hồn nhi vô tội ấy. Anh nghĩ câc cháu không biết nhà, không được bố mẹ thắp hương thì linh hồn ấy báu víu vào đâu. Nơi đây phải là nhà của các cháu chứ.[/size] [size=3]Cứ khoảng 2 ngày, anh lại gọi điện cho bên nhà tang lễ Phùng Hưng. Lát sau, chiếc xe chuyên dụng của Nhà tang lễ lầm lũi tiến vào cổng sau bệnh viện, ghé sát cửa nhà xác. Anh Thuý bê từng hòm gỗ nhỏ ấy lên xe, trên mỗi cái hòm cắm mấy nén nhang. Hài nhi và bệnh phẩm được chuyển ngay đi nghĩa trang Văn Điển để hoả táng. [/size]
[size=3]Sát nhà xác có một căn phòng nhỏ xíu nơi anh Thuý nghỉ ngơi. Anh đặt chiếc giường đơn để ngủ, bộ ấm chén pha trà… Đồ đạc gọn gàng ngăn nắp.Không gian thì quá ư vắng lặng. :(([/size]
[size=3]Anh kể rằng, xuất ngũ trở về, anh Thuý đã chuyển nhiều việc. Cách đây 5 năm, anh nhận ra trông coi nhà xác này. Nhưng để theo được công việc, anh đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Thời gian đầu anh luôn dằn vặt, ám ảnh bởi hình bóng những hài nhi chập chờn trong giấc ngủ. Công việc âm thầm khiến anh trở nên ít nói hơn, ngày càng trầm ngâm. Mà cũng đúng thôi, ở chỗ này đâu có chuyện vui…[/size]
[size=3]Thời kỳ, anh giấu nhẹm vợ con về công việc của mình. Anh sợ nếu biết công việc thường nhật của anh vợ con sẽ bị ám ảnh. Nhưng cuối cùng chính cái việc nghĩa thường nhật ấy đã níu kéo anh, giữ chân anh ở lại. Anh thấy thương những vong linh bơ vơ ấy. [/size]
[size=3]Nghe anh Thuý nói tôi chợt nhớ câu Nguyễn Du viết trong "Văn tế thập loại chúng sinh" rằng :" Kìa những đứa tiểu nhi, tấm bé / Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha/ Lấy ai bồng bế vào ra/ U ơ tiếng khóc, thiết tha cõi lòng"…[/size]
[size=5]Tình cảnh "khoa bận nhất"[/size]
[size=3]Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh- Trưởng khoa KHHGĐ thổ lộ: Khoa này luôn bận nhất. Thực tế, mỗi ngày lại bận thêm vì nhu cầu nao hút thai… ngày càng lớn. Mỗi ngày phải làm thủ thuật nạo hút cho trên 30 trường hợp, mỗi năm không dưới 12.000 ca. Những thai lớn từ 12 tuần- 22 tuần tuổi, mỗi tháng phải thực hiện chừng 80 ca. Một số ít trường hợp được cha mẹ các cháu mang về an táng, còn lại chủ yếu đưa xuống nhà xác, chỗ anh Thuý lo liệu.[/size]
[size=3]Y tá trưởng Vũ Thị Vân cho biết: "Những trường hợp sinh covax tức là thai đã quá to. Thai ở 16- 18 tuần tuổi thì đã có trọng lượng 300- 400 gam, thai được từ 21- 22 tuần tuổi thì đã có trọng lượng 500 gam… thai nhi đã có hình hài như đứa trẻ. Nhưng nhiều khi, việc làm thủ thuật lấy được ra thì thai nhi đã bị nát. Thật xót xa, chúng tôi cũng là bố là mẹ- cũng có con cái. Công việc hàng ngày mà nhiều khi cũng không ngăn được xúc động…"[/size]
[size=3]Nhiều chuyện đau lòng. Có cháu bé 13 tuổi đến nằng nặc đòi giải quyết trong tình trạng thai quá to, đã tới tháng thứ 23. Thuyết phục cháu là đưa phụ huynh đến cam kết, nhưng cháu không chịu. Đắn đo mãi suy tính, nếu không giải quyết thì nó ra cá phòng khám tư thì hậu quả đến với cháu sẽ là khôn lường. [/size]
[size=3]Bệnh viện trước có quy định, "người mẹ trẻ" đi phá bỏ khi thai trên 12 tuần tuổi thì nhất thiết phải có chữ ký đồng ý của… phụ huynh. Quy định này làm cho đối tượng ngại, chạy hết ra cơ sở tư. Do đó, để bảo vệ bí mật quyền nhân thân, yêu cầu trên không được đặt ra. Nhiều nữ sinh, sinh viên đi giải quyết khi trót lỡ, khai làm thủ tục thường khai man tên, tuổi, địa chỉ và khẳng định là… đã lập gia đình.[/size]
[size=3]Với thai nhỏ dưới 7 tuần tuổi thì có thể áp dụng phương pháp mới, đó là uống thuốc Mifepristol hay Misoprostol- uống 2 lần (một liều uống ngay tại chỗ và một liều ở nhà) để thai tự ra. Khi thai dưới 12 tuần tuổi, bằng phương pháp thủ thuật gây mê tĩnh mạch không đau, một tiểu phẫu nhỏ chỉ 5- 10 phút là giải quyết xong. Thật nhẹ nhàng và êm thấm.[/size]
[size=3]Đường cũ đã quen, lần sau lại tiếp tục. Nhiều em sinh viên, thậm chí nữ sinh trung học, tháng trước, tháng sau lại đến năn nỉ: Cô giúp cháu chỉ lần này nữa thôi! Nhiều nữ sinh, sinh viên có thể họcgiỏi, nhưng nhiều em lại mù mờ về giới tính về sinh sản. Thực tế, nhiều em lại chần chừ, rồi lấy dây buộc bụng cho khỏi… lộ. Khi thai to quá, bức xúc quá thì mới đi phá. [/size]
[size=3]Chị Vân dẫn tôi lên khu phòng khám và xử lý kế hoạch hoá gia đình để thấy được công việc hàng ngày vẫn diễn ra ở đây.[/size]
[size=5]"Rất ngọt ngào cũng rất đắng cay…"[/size]
[size=3]Trời hè nắng như đổ lửa. Dãy hành lang của khoa kế hoạch hoá gia đình chật kín người. Nhiều cô cậu mặt mũi non choẹt dong dắt nhau vào đứng ngồi lố nhố.Nhiều đứa còn mặc áo mang phù hiệu một trường trung học phổ thông. Trong khi chờ làm thủ thuật, có cô cậu còn không ngần ngại thổ lộ tình cảm, hôn hít như chỗ không người… Có chàng chờ đợi lâu đâm gắt gỏng, văng tục với nàng. Nhưng cũng có cô thì buồn thiu, một mình đến trong cử chỉ xét nét, bẽn lẽn, sợ sệt… Khi được tư vấn, cô thì cúi gằm mặt, có cô lại tỏ ra biết rồi, tỏ ra bất cần… [/size]
[size=3]Khâu làm chờ đợi làm thủ tục chiếm mất nhiều thời gian, phải xếp hàng như thời tem phiếu. Phòng thủ thuật luôn bận rộn. Tấm ri-đô cửa phòng chốc chốc vén lên, chiếc băng-ca lại được đẩy ra, trên đó là cô gái với bộ váy hoa. Trên gương mặt trẻ trung, xinh xắn ấy hai dòng nước mắt ngân ngấn. Cặp môi cô mím chặt trắng bệch, khuôn mặt tái xanh vì đớn đau… Chàng trai chạy lại, cầm trên tay chai sữa. Thủ thuật đã xong, khối "oan tình" đã được loại bỏ, những "bà mẹ trẻ" có thể nghỉ ngơi 30 phút thì có thể ra về. Họ sẽ quên như vụ việc này chưa tuìng có, để rồi…[/size]
[size=3]Trên tấm bảng mi-ca cuối dãy hành lang, tôi vô tình đọc được những vẫn thơ. Những vần thơ vụng về chứa đầy tâm sự. Tôi đoán chắc được các "bà mẹ trẻ" làm trong làm xong thủ thuật, phải nằm chờ theo dõi trước khi ra về.Có lẽ, một cô đi giải quyết lần đầu, để bật ra lời thơ thế này: "Mối tình đầu bao giờ cũng thế/ Rất ngọt ngào cũng rất đắng cay…" Câu khác lại viêt:" Có bao giờ tim anh trăn trở/ Khẽ gọi tên em trong giấc ngủ đong đầy". Hay:" Lạnh bồi hồi tay vớ nhầm cây bút/ Viết lên ba chữ nhớ anh nhiều"…Tuyệt không thấy câu nào nói về nỗi xót xa, ân hận. Lạ thế.[/size]
[size=3]Nhìn những gương mặt non búng, sau khi xong việc họ cười đùa, lại ôm eo nhau ra về tôi chợt nhớ tới những chiếc hòm gỗ nhỏ đang xếp hàng chờ dưới nhà xác bệnh viện, nơi anh Thúy đang ngồi một mình nhìn ra sân nắng như đổ lửa, chờ đến giờ lên nhận bệnh phẩm thường ngày.:(([/size]