Ảnh: wordpress.com. |
Erno Rubik - một kiến trúc sư và giáo sư tại Đại học Budapest, Hungary - chế tạo mô hình đầu tiên của khối Rubik vào năm 1974. Ông nhận bằng sáng chế của Hungary vào năm 1975. Nhưng Terutoshi Ishige, một kỹ sư tại Nhật Bản, cũng tạo ra thứ giống như Rubik và nhận bằng sáng chế của Nhật Bản vào năm 1976. Giáo sư Rubik tạo ra khối Rubik để giúp sinh viên nhận ra những mối quan hệ trong không gian ba chiều. Ngay sau khi ông cho sinh viên xem khối Rubik, nó nhanh chóng gây nên tiếng vang.
Trong vài năm sau đó, Rubik đã liên hệ với các công ty để sản xuất hình lập phương xoay của ông với quy mô lớn. Nhiều người không mặn mà với món đồ chơi của ông, bởi họ nghĩ nó không thể trở thành mặt hàng kinh doanh.
“Những doanh nhân trong ngành kinh doanh đồ chơi nói tôi không thể bán được thứ này vì mọi người không thứ đồ chơi ấy. Nó quá khó”, Rubik kể vớiTVNZ.
Thế rồi những khối Rubik đầu tiên đã được bày bán tại các cửa hàng ở Budapest vào năm 1977.
Mặc dù khối Rubik rất được ưa chuộng ở Hungary, tình trạng đối đầu về chính trị vào thời bấy giờ khiến nó không thể sang Mỹ. Hai người khiến Rubik trở thành thứ đồ chơi nổi tiếng toàn cầu là Laczi Tibor và Tom Kremer - chủ công ty Seven Towns Ltd tại London. Họ đã mua được quyền phân phối Rubik trên phạm vi thế giới. Tibor đã thuyết phục được giới chức Hungary cho phép đưa công nghệ sản xuất khối Rubik ra khỏi nước này. Trong khi đó, Kremer tìm thấy một công ty đồ chơi Mỹ có tên Ideal Toy sẵn sàng tiếp thị và phân phối sản phẩm.
Khối Rubik nhanh chóng trở thành món hàng "nóng" trên toàn thế giới. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1980 tới 1983, hơn 200 triệu khối Rubik đã được bán. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn được sản xuất ở quy mô nhỏ cho đến khi công ty Seven Towns đảm nhận hoạt động tiếp thị, đồng thời bán quyền sản xuất cho công ty Oddzon tại Mỹ vào năm 1995. Kể từ đó tới nay doanh số bán khối Rubik tăng dần và đạt mức hơn 500.000 chiếc mỗi năm.
Những người yêu thích Rubik luôn tìm cách tăng tốc độ quay để kết thúc trò chơi trong thời gian ngắn nhất. Sự cuồng nhiệt của họ dẫn tới một môn thể thao có tên Speedcubing. Dan Harris, người từng hai lần đoạt chức vô địch Speedcubing với thời gian ngắn nhất là 10,59 giây, nói rằng đó là một môn thể thao khó.
“Thoạt nhìn thì mọi người thấy trò chơi có vẻ đơn giản. Nhưng, như bạn biết, thực tế không phải vậy”, Harris nói.
Harris không hề quá lời, bởi theo TVNZ, có tới 43 tỷ tỷ (43.000.000.000.000.000.000) cách kết thúc trò chơi Rubik