Sự hài lòng với cuộc sống của một người bắt đầu giảm ở cuối độ tuổi 20 và sẽ không bắt đầu phục hồi trở lại khi chưa bước qua tuổi 50 - Bert van Landeghem, một nhà kinh tế tại Đại học Maastricht ở Bỉ cho hay. Những người trong độ tuổi trung niên thấy thiếu hạnh phúc thường do bị đè nặng bởi các gánh nặng lo toan trong cuộc sống.
Trong khi đó, ở độ tuổi trẻ hơn, con người vô tư và tràn đầy hy vọng cho tương trong khi ngoài 50 năm họ lại hài lòng với những trải nghiệm đã qua trong cuộc sống nên được cho là những giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời.
![](http://emo.s2u.vn/YoYoCiCi/yycc260.gif)
![]() |
Hạnh phúc của mỗi người có hình dạng chữ U |
Tuy nhiên, Landeghem cũng nhấn mạnh rằng, người già không thực sự lấy lại được niềm hạnh phúc như thời trẻ trung của họ mà họ thấy hạnh phúc bởi họ đã học được nhiều cách hài lòng với những gì họ có.
Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì cũng có "những điểm trũng xuống tại thời gian hạnh phúc trong cuộc sống của mội người do gặp phải vấn đề thất nghiệp hoặc mất mát người thân".
Kết luận trên được rút ra từ một chương trình nghiên cứu về cách mọi người cảm nhận được hạnh phúc của họ. Và nhà nghiên cứu Van Landeghem, 29 tuổi, sẽ trình bày nghiên cứu của ông trong hội nghị Kinh tế- Xã hội học Hoàng gia hàng năm ở Đại học London trong tuần này.
Tháng trước, Lewis Wolpert, giáo sư sinh học nổi tiếng tại Đại học London cũng cho hay, con người có thể đạt tới đỉnh điểm của hạnh phúc vào cuối độ tuổi 80. Rằng hầu hết mọi người đều đạt được hạnh phúc ở mức trung bình khi còn ở tuổi thiếu niên và tuổi 20. Nhưng sau đó sẽ giảm giần trong độ tuổi trung niên. Từ tuổi 45 trở đi, con người có xu hướng ngày càng trở nên lạc quan hơn, vui vẻ hơn và có thể đạt tới đỉnh cao hạnh phúc trong những năm cuối độ tuổi 70 hoặc 80.
Còn theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học quốc gia Mỹ trên 341.000 người thì con người bắt đầu hưởng thụ cuộc sống sau tuổi 40 và chỉ đạt tới đỉnh điểm từ 85 tuổi về sau.