Theo TTT
[size=2] [/size]
[size=2] [/size]
[size=2]
[/size]
[size=2] [/size][size=2]Thị trường Việt Nam phát triển, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng, hàng hóa có điều kiện khẳng định uy tín chất lượng qua thương hiệu mạnh. Thực tế này làm nảy sinh một hiện tượng phát triển loại hàng nhái, hàng giả.[/size][/size]
[size=2] [/size] [size=2] [/size]
[size=2] [/size]
[size=2] [/size][size=2][size=2]Doanh nghiệp cố tình:
Là chủ một doanh nghiệp trong ngành thời trang Việt Nam, có cơ hội đi nhiều, biết nhiều, tôi thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đang “đi tắt, đón đầu” để mở đường cho hàng giả phát triển. Đây là lời tâm sự của ông T.- giám đốc hệ thống của hàng thời trang có 20 cửa hàng lớn trên tòan quốc.
[/size] [/size]
[size=2][size=2]
Một phương thức kinh doanh mới trong lĩnh vực thời trang được những doanh nghiệp làm ăn kiểu “lướt sóng” – mua đi bán lại sau một vài lần “đầu tư” thiếu lành mạnh – áp dụng đang rất thành công, dó là sang các nước trong khu vực mua quần áo thời trang về rồi tháo bung tra, sang rập các chi tiết, sau đó tổ chức cắt may nhanh và tung ra thị trường; hoặc chọn mua những loại trang phục có giá thật rẻ bán giảm giá nhiều lần (lần 1 giảm giá 10-15 % cho hàng mới về, lần 2 giảm 20-30 %, lần 3 giảm giá 50 - 70%).
Lợi nhuận thu về từ kiểu làm ăn này không phải là nhỏ. Thế nên các doanh nghiệp đó mới tồn tại, không mất công sức nghiên cứu, thiết kế…mà chỉ cần tập trung tìm hiểu kỹ nhu cầu người tiêu dùng . Đặc điểm của thị trường Việt Nam là quần áo Hè bán chạy hơn cả, cứ từ khoảng tháng 6 đến tháng 12, ra nước ngòai là họ có thể mua hàng giảm giá rất dễ dàng. Có cửa hàng đã chủ động tổ chức nhóm nhân viên làm công việc đơn giản là tháo luôn các nhãn vải, nhãn bằng da đính trên quần jeans, áo thun, váy đầm nhập từ Trung Quốc, Hồng Kông và thay vào đó bằng nhãn của cửa hàng, tựa như chính họ đã làm ra sản phẩm đó.
Dùng dịch vụ bán hàng chu đáo, cách bày biện sang trọng và vị trí mặt tiền đường thuận lợi cho người mua, các nhà kinh doanh này có thể tăng giá cho sản phẩm lên gấp 3 lần. Không sản xuất, không đầu tư, chỉ đơn thuần là mua hàng tồn về gắn nhãn để tạo thương hiệu riêng thực chất là một kiểu kinh doanh giả mạo. Cách mua đi bán lại này đang tác động mạnh đến thị trường, góp phần làm yếu đi sức sáng tạo và giảm năng lực thiết kế của thời trang Việt Nam so với các nhãn hiệu nước ngòai. Đây là một kiểu kinh doanh hàng giả nhưng thực tế hình thức kinh doanh này hiện vẫn chưa bị lên án, thậm chí nó còn được…
Người mua đồng thuận !
Hàng giả tồn tại được chính nhờ có sự tiếp tay của người mua- điều hiển nhiên và rất rõ ràng vì có cầu mới có cung. Khi thị trường còn chấp thuận hàng có nguồn gốc, xuất xứ tiừ kiểu làm ăn trên thí sẽ vẫn còn nhiều nhà kinh doanh bị cuốn hút vào vòng xoáy kinh doanh hàng giả để kiếm lời. Một người bạn tôi khoe rằng chị thường mua những chiếc áo hàng hiệu Hangten, Lacoste… ở khu vực chợ Tân Định với giá rất bèo: chưa tới 100.000 đồng/ chiếc. Biết chắc đó là hàng giả và giá đắt gấp đôi hàng này bày bán trong các sạp quần áo bình dân( thường gặpở các chợ nhỏ) nhưng thấy chất liệu cũng …tạm được, mặc có cảm giác thoải mái, lại không ít người lầm vì mới thoạt nhìn tưởng hàng xịn nên chị rất thích và vẫn mua. Thực tế dễ bắt gặp những chiếc áo thun hiệu Lacoste tại trung tâm thương mại Hoàng Thành giá bán chỉ 120.000 – 130.000đ; túi xách Louis Vuitton giá 300.000đ (tại chợ Bến Thành). Tại các shop thời trang trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Văn Sỹ…(TP.HCM) không thiếu gì những chiếc áo của các thương hiệu nổi tiếng như CK, Dolce&Gabban, Crocodile.. có giá bán khoảng vài trăm ngàn đồng/ sản phẩm.
Những người biết hàng “dỏm” mà vẫn bỏ tiền mua đã đưa ta khá nhiều lý do để giải thích: Mua vì sản phẩm có mẫu đẹp mà giá rẻ chứ không quan tâm nó hiệu gì; mua vì cần sản phẩm hàng hiệu để dùng cho có đẳng cấp hơn(?); mua vì hàng có hiệu và giá lại rẻ.
Việc nhà kinh doanh cố tình mua hàng giả, hàng nhái với giá thấp để bán như hàng thật với giá cao nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn, là sự lừa dối khách hàng, vì chính họ biết đó là hàng “dỏm”. Nhưng với việc người tiêu dùng dù biết hàng giả, hành nhái vẫn “cố tình” mua, vẫn xài thì chưa có điều khoản nào ràng buộc được.
Chính ý thức công dân, quyền lợi của cộng đồng và trách nhiệm kinh tế xã hội sẽ tạo cho mỗi người suy nghĩ khác nhau về vấn đề nên hay không nên tiếp tay với hàng giả, hàng nhái.
Cần ráo riết tiệt trừ
Đa số các doanh nghiệp đều dị ứng, đều cảm thấy bức bối với nạn hàng nhái, hàng giả, nhưng khi đặt vấn đề tố cáo thì hầu hết lại tỏ ra ngần ngại. Điều này thật khó tin! Một sự thực là khi sản phẩm của mình bị làm nhái, làm giả, nhà sản xuất cũng phải suy tính rất kỹ trước khi nhờ cơ quan chức năng can thiệp hay đánh tiếng trên các phương tiện truyền thông. Song nhìn chung tâm lý sợ làm lớn chuyện đôi khi lại bị tác dụng “ngược” thường phổ biến trong họ. Người ta sợ người tiêu dùng mất tin tưởng vào nhãn hiệu, từ đó phát sinh tâm lý chọn mua nhãn hiệu khác cho chắc ăn, cho khỏi bị hàng nhái. Tình trạng này dẫn đến có không ít vụ việc rơi vào lãng quên.
Một phần của tâm lý này do cơ quan quản lý chưa ráo riết tiệt trừ nạn hàng nhái hàng giả, chưa làm mạnh tay để tạo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, chính sự im lặng đáng sợ của bản thân nhà kinh doanh đã tiếp thêm sức sống để nạn hàng nhái, hàng giả ngày càng lan rộng và tồn tại ngang nhiên. Xin kể ra đây câu chuyện khá thú vị của một giảng viên trường Cán bộ thành phố (Tp.HCM). Trong chuyến công tác sang Pháp, tại sân bay Charles de Gaulle – Pari ông chứng kiến một hành khách được nhân viên hải quan sân bay nhã nhặn đề nghị thay chiếc áo khác trước khi nhập cảnh chỉ vì với lý do rất “lạ”: chiếc áo đang mặc trên người khách nọ không phải hiệu Lacoste thật mà là hàng nhái. Trở về, người thày nọ nới với các học viên của mình rằng bao giờ Hải quan Việt Nam mới có được con mắt nghiệp vụ tinh tường như thế; và bao giờ ta mới có được những qui định, những chế tài cụ thể để ngăn chặn và diệt trừ nạn hàng giả?
Hãy chủ động bài trừ hàng giả, hàng nhái từ thái độ tích cực của bản thân doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Bởi lẽ không có thị trường tiêu thụ, chắc chắn hàng giả hàng nhái sẽ không giống được. Nên chăng, các nhà quản lý thị trường cần xem việc tháo nhãn ngoại, gắn mác nội là 1 kiểu kinh doanh hàng giả.
[size=2][/size]
[size=2]Nó vừa đẹp lại vừa rẻ, bây giờ nói thế thì cũng phải nhgĩ đến điều kiện kinh tế chứ. Có phải ai cũng có tiền mua đồ hiệu dùng đâu…
P3os, [email protected][/size]
[/size][/size]
Là chủ một doanh nghiệp trong ngành thời trang Việt Nam, có cơ hội đi nhiều, biết nhiều, tôi thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đang “đi tắt, đón đầu” để mở đường cho hàng giả phát triển. Đây là lời tâm sự của ông T.- giám đốc hệ thống của hàng thời trang có 20 cửa hàng lớn trên tòan quốc.
[/size] [/size]
[size=2][size=2][/size]
[/size]
[/size]
[size=2][size=2]
Một phương thức kinh doanh mới trong lĩnh vực thời trang được những doanh nghiệp làm ăn kiểu “lướt sóng” – mua đi bán lại sau một vài lần “đầu tư” thiếu lành mạnh – áp dụng đang rất thành công, dó là sang các nước trong khu vực mua quần áo thời trang về rồi tháo bung tra, sang rập các chi tiết, sau đó tổ chức cắt may nhanh và tung ra thị trường; hoặc chọn mua những loại trang phục có giá thật rẻ bán giảm giá nhiều lần (lần 1 giảm giá 10-15 % cho hàng mới về, lần 2 giảm 20-30 %, lần 3 giảm giá 50 - 70%).
Lợi nhuận thu về từ kiểu làm ăn này không phải là nhỏ. Thế nên các doanh nghiệp đó mới tồn tại, không mất công sức nghiên cứu, thiết kế…mà chỉ cần tập trung tìm hiểu kỹ nhu cầu người tiêu dùng . Đặc điểm của thị trường Việt Nam là quần áo Hè bán chạy hơn cả, cứ từ khoảng tháng 6 đến tháng 12, ra nước ngòai là họ có thể mua hàng giảm giá rất dễ dàng. Có cửa hàng đã chủ động tổ chức nhóm nhân viên làm công việc đơn giản là tháo luôn các nhãn vải, nhãn bằng da đính trên quần jeans, áo thun, váy đầm nhập từ Trung Quốc, Hồng Kông và thay vào đó bằng nhãn của cửa hàng, tựa như chính họ đã làm ra sản phẩm đó.
Dùng dịch vụ bán hàng chu đáo, cách bày biện sang trọng và vị trí mặt tiền đường thuận lợi cho người mua, các nhà kinh doanh này có thể tăng giá cho sản phẩm lên gấp 3 lần. Không sản xuất, không đầu tư, chỉ đơn thuần là mua hàng tồn về gắn nhãn để tạo thương hiệu riêng thực chất là một kiểu kinh doanh giả mạo. Cách mua đi bán lại này đang tác động mạnh đến thị trường, góp phần làm yếu đi sức sáng tạo và giảm năng lực thiết kế của thời trang Việt Nam so với các nhãn hiệu nước ngòai. Đây là một kiểu kinh doanh hàng giả nhưng thực tế hình thức kinh doanh này hiện vẫn chưa bị lên án, thậm chí nó còn được…
Người mua đồng thuận !
Hàng giả tồn tại được chính nhờ có sự tiếp tay của người mua- điều hiển nhiên và rất rõ ràng vì có cầu mới có cung. Khi thị trường còn chấp thuận hàng có nguồn gốc, xuất xứ tiừ kiểu làm ăn trên thí sẽ vẫn còn nhiều nhà kinh doanh bị cuốn hút vào vòng xoáy kinh doanh hàng giả để kiếm lời. Một người bạn tôi khoe rằng chị thường mua những chiếc áo hàng hiệu Hangten, Lacoste… ở khu vực chợ Tân Định với giá rất bèo: chưa tới 100.000 đồng/ chiếc. Biết chắc đó là hàng giả và giá đắt gấp đôi hàng này bày bán trong các sạp quần áo bình dân( thường gặpở các chợ nhỏ) nhưng thấy chất liệu cũng …tạm được, mặc có cảm giác thoải mái, lại không ít người lầm vì mới thoạt nhìn tưởng hàng xịn nên chị rất thích và vẫn mua. Thực tế dễ bắt gặp những chiếc áo thun hiệu Lacoste tại trung tâm thương mại Hoàng Thành giá bán chỉ 120.000 – 130.000đ; túi xách Louis Vuitton giá 300.000đ (tại chợ Bến Thành). Tại các shop thời trang trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Văn Sỹ…(TP.HCM) không thiếu gì những chiếc áo của các thương hiệu nổi tiếng như CK, Dolce&Gabban, Crocodile.. có giá bán khoảng vài trăm ngàn đồng/ sản phẩm.
Những người biết hàng “dỏm” mà vẫn bỏ tiền mua đã đưa ta khá nhiều lý do để giải thích: Mua vì sản phẩm có mẫu đẹp mà giá rẻ chứ không quan tâm nó hiệu gì; mua vì cần sản phẩm hàng hiệu để dùng cho có đẳng cấp hơn(?); mua vì hàng có hiệu và giá lại rẻ.
Việc nhà kinh doanh cố tình mua hàng giả, hàng nhái với giá thấp để bán như hàng thật với giá cao nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn, là sự lừa dối khách hàng, vì chính họ biết đó là hàng “dỏm”. Nhưng với việc người tiêu dùng dù biết hàng giả, hành nhái vẫn “cố tình” mua, vẫn xài thì chưa có điều khoản nào ràng buộc được.
Chính ý thức công dân, quyền lợi của cộng đồng và trách nhiệm kinh tế xã hội sẽ tạo cho mỗi người suy nghĩ khác nhau về vấn đề nên hay không nên tiếp tay với hàng giả, hàng nhái.
Cần ráo riết tiệt trừ
Đa số các doanh nghiệp đều dị ứng, đều cảm thấy bức bối với nạn hàng nhái, hàng giả, nhưng khi đặt vấn đề tố cáo thì hầu hết lại tỏ ra ngần ngại. Điều này thật khó tin! Một sự thực là khi sản phẩm của mình bị làm nhái, làm giả, nhà sản xuất cũng phải suy tính rất kỹ trước khi nhờ cơ quan chức năng can thiệp hay đánh tiếng trên các phương tiện truyền thông. Song nhìn chung tâm lý sợ làm lớn chuyện đôi khi lại bị tác dụng “ngược” thường phổ biến trong họ. Người ta sợ người tiêu dùng mất tin tưởng vào nhãn hiệu, từ đó phát sinh tâm lý chọn mua nhãn hiệu khác cho chắc ăn, cho khỏi bị hàng nhái. Tình trạng này dẫn đến có không ít vụ việc rơi vào lãng quên.
Một phần của tâm lý này do cơ quan quản lý chưa ráo riết tiệt trừ nạn hàng nhái hàng giả, chưa làm mạnh tay để tạo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, chính sự im lặng đáng sợ của bản thân nhà kinh doanh đã tiếp thêm sức sống để nạn hàng nhái, hàng giả ngày càng lan rộng và tồn tại ngang nhiên. Xin kể ra đây câu chuyện khá thú vị của một giảng viên trường Cán bộ thành phố (Tp.HCM). Trong chuyến công tác sang Pháp, tại sân bay Charles de Gaulle – Pari ông chứng kiến một hành khách được nhân viên hải quan sân bay nhã nhặn đề nghị thay chiếc áo khác trước khi nhập cảnh chỉ vì với lý do rất “lạ”: chiếc áo đang mặc trên người khách nọ không phải hiệu Lacoste thật mà là hàng nhái. Trở về, người thày nọ nới với các học viên của mình rằng bao giờ Hải quan Việt Nam mới có được con mắt nghiệp vụ tinh tường như thế; và bao giờ ta mới có được những qui định, những chế tài cụ thể để ngăn chặn và diệt trừ nạn hàng giả?
Hãy chủ động bài trừ hàng giả, hàng nhái từ thái độ tích cực của bản thân doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Bởi lẽ không có thị trường tiêu thụ, chắc chắn hàng giả hàng nhái sẽ không giống được. Nên chăng, các nhà quản lý thị trường cần xem việc tháo nhãn ngoại, gắn mác nội là 1 kiểu kinh doanh hàng giả.
[size=2][/size]
[size=2]Nó vừa đẹp lại vừa rẻ, bây giờ nói thế thì cũng phải nhgĩ đến điều kiện kinh tế chứ. Có phải ai cũng có tiền mua đồ hiệu dùng đâu…
P3os, [email protected][/size]
[/size][/size]