[justify]"Việc rải truyền đơn đã bị hủy do điều kiện thời tiết, nhưng giờ đây, chúng tôi quyết định ngừng việc này, xét bối cảnh chính trị hiện nay”, quan chức trên nói.[/justify]
[justify]Rải truyền đơn tuyên truyền là một trong hàng loạt biện pháp mà Hàn Quốc có kế hoạch thực hiện để "trả đũa" Triều Tiên sau vụ chiến hạm Cheonan bị chìm - mà phía Hàn Quốc cho rằng do ngư lôi của Triều Tiên. Những biện pháp khác bao gồm ngừng giao thương với Triều Tiên và nối lại hoạt động tuyên truyền bằng loa phóng thanh dọc biên giới hai miền.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama (trái), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (giữa) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa có cuộc gặp thượng đỉnh |
Seoul đã nối lại chương trình phát thanh trên sóng radio trong khi chuẩn bị nối lại hệ thống loa phóng thanh qua biên giới hai miền. Nhưng theo Yonhap, chiến dịch tuyên truyền bằng loa phóng thanh, dự kiến bắt đầu vào giữa tháng 6 tới, cũng có khả năng bị hoãn lại. Triều Tiên khẳng định nếu Hàn Quốc nối lại hệ thống loa phóng thanh, quân đội Triều Tiên sẽ bắn phá.
Hôm qua, khoảng 100.000 người đã tụ tập tại thủ đô Bình Nhưỡng để phản đối thái độ của Mỹ và Hàn Quốc với Triều Tiên liên quan đến vụ chiến hạm Cheonan bị đắm.[/justify]
[justify]Trung Quốc phản đối trừng phạt Triều Tiên[/justify]
[justify]Trong khi đó, bất chấp sức ép của Hàn Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc đã không tán thành việc trừng phạt Triều Tiên. Hôm qua, Bắc Kinh chỉ đưa ra lời kêu gọi nên giảm bớt căng thẳng, tránh những cuộc đối đầu trên bán đảo Triều Tiên.[/justify]
[justify]Trong hai ngày hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Jeju, Seoul và Tokyo đã cố thuyết phục Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra lời tuyên bố là Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về việc chiến hạm Cheonan bị chìm vào hồi tháng 3, làm 46 thủy thủ Hàn Quốc tử nạn. Nhưng ông Ôn Gia Bảo không tỏ dấu hiệu nào là sẽ ủng hộ một biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng.[/justify]
[justify]Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không hứa hẹn gì, chỉ tuyên bố là cần “khẩn trương” làm giảm nhẹ tác động của vụ này, và làm dịu đi tình hình đang căng thẳng. Ông đã đưa ra lời chia buồn với gia đình của 46 thủy thủ tử nạn, nhưng vẫn không nêu tên Triều Tiên.[/justify]
[justify]Trước đó, Nga – một trong 6 nước tham gia đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên và là 1 trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng tuyên bố không có ý định đưa vấn đề tàu chiến Cheonan ra xem xét tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không ủng hộ quyết định tương tự của các thành viên khác trong Hội đồng, chừng nào chưa có những bằng chứng xác thực 100% về lỗi của phía Triều Tiên. Các chuyên viên Nga tuần này sẽ lên đường đi Hàn Quốc để thu thập tài liệu và tham gia điều tra sự cố.[/justify]