“Nhân” nào trót “dính” phải căn bệnh này thì sẽ phải gánh chịu đau nhức và khó chịu ghê gớm lắm đó!!!
Hạ cam là bệnh gì?
Căn bệnh có cái tên lạ tai này là một dạng bệnh nhiễm khuẩn gây … sùi loét “vùng kín” do trực khuẩn Hemophilus ducreyi gây nên. Bệnh hạ cam phổ biến ở khắp thế giới, nhất là ở các nước nhiệt đới đang phát triển, với tỉ lệ “hòm hòm” 50 – 60/1.000 người.
“Không kiêng dè” XY và tấn công luôn cả XX, bệnh hạ cam tỏ ra khá “sừng sỏ” trong việc lây nhiễm. Đặc biệt, những XY nào không cắt bao quy đầu thì càng dễ trở thành “đối tượng” lây nhiễm của căn bệnh này.
Bệnh này lây truyền như thế nào nhỉ?
Đặc trưng của bệnh hạ cam là chỉ lây truyền qua đường XXX (chứ không phải qua hắt hơi, sổ mũi, tiêm chích,… đâu nhé). Vì vi khuẩn H.ducreyi chỉ có thể “tung hoành” được nhờ các yếu tố có trong hồng cầu, do vậy H.ducreyi không thể sống sót trong môi trường ngoài bình thường được.
Tuy nhiên điều đáng gờm là XXX dưới mọi hình thức mà không có biện pháp bảo vệ (âm đạo, hậu môn, miệng) đều có thể làm lây truyền căn bệnh này.
Làm sao để nhận biết mình đã bị “dính” bệnh hạ cam?
Bởi vì đây là bệnh gây sùi loét “vùng kín” nên có thể “nhận diện” nó khá dễ dàng. Thời gian ủ bệnh của hạ cam từ 1 – 15 ngày, do đó nếu sau khi XXX mà thấy các dấu hiệu sau thì bạn nên nghĩ đến căn bệnh này nhé!
“Vùng kín” của bạn đột nhiên xuất hiện một mụn mủ, sau đó, mụn biến thành vết loét sâu có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước không đều, có thể thấy bờ đôi với viền ngoài màu đỏ, viền trong màu vàng. Đáy vết loét lổn nhổn, trên phủ một lớp mủ. Nền vét loét mềm trên vùng da sưng phù (nên còn gọi là bệnh hạ cam mềm).
Khoảng một nửa XY mắc bệnh hạ cam chỉ có một vết loét đơn độc, trong khi đó XX thường có từ 4 vết loét trở lên. Những vết loét này xuất hiện ở những vị trí đặc trưng.
Ở XY thường là ở bao quy đầu, rãnh sau bao quy đầu, rãnh của “cậu nhỏ”, quy đầu, lỗ niệu đạo, bìu. Ở XX, vị trí loét phổ biến nhất là môi ngoài của âm đạo và các vết loét thường đối diện với bề mặt môi âm đạo. Những vùng khác cũng “nằm trong vùng phủ sóng của loét” là bên trong môi âm đạo, vùng giữa “cô bé” và hậu môn, bẹn (phần phía trong bắp đùi). Bên cạnh các vết loét, XX thường thấy đau khi “đi tè” và XXX.
Có tới 50% người bị nhiễm hạ cam có các hạch bạch huyết lan rộng ở bẹn, vùng giữa chân và bụng dưới. Và cũng khoảng 50% người có hạch bạch huyết ở bẹn bị phồng lên, nóng, đỏ, rất đau, có thể vỡ ra và chảy mủ. Ngoài ra có thể gặp loét hạ cam ở ngoài “vùng kín” như lưỡi, miệng, môi, “núi đôi” do quan hệ tình dục.
Bệnh hạ cam có biến chứng gì không?
Căn bệnh này có thể dẫn tới những biến chứng “to đùng” đấy nhé. Các ổ loét của hạ cam có thể bị nhiễm khuẩn, có thể gây viêm phần phụ do bội nhiễm, áp xe hạch bẹn. Biến chứng bao gồm rò niệu đạo và những vết sẹo “xấu xí” trên da bao quy đầu “cậu nhỏ” ở những người không cắt bao quy đầu đó.
Ngoài ra những “nhân” bị hạ cam còn cần phải được kiểm tra bệnh giang mai nè, HIV và cả chứng mụn rộp cơ quan sinh dục nữa.
Điều trị bệnh hạ cam có khó không?
“Nhân” nào đang lo lắng mình bị hạ cam có thể thở phào vì căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi, tất nhiên là việc điều trị phải nhờ đến bác sĩ và bệnh nhân thì phải tuân thủ tuyệt đối quá trình điều trị rùi.
Trước tiên, bạn sẽ được chẩn đoán bằng việc quan sát vết loét và kiểm tra độ sưng của hạch bạch huyết cũng như bằng việc “cấy” vi khuẩn từ đáy vết loét. Tiếp đó, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu uống hoặc tiêm. Đối với hạch bị viêm sẽ phải chọc hút mủ nhiều lần, tránh lỗ rò, hoặc có thể phẫu thuật cục bộ. Quá trình điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng đấy.
Túm lại là: Hạ cam là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền qua đường sinh dục nên … không XXX là biện pháp ngăn ngừa chắc chắn nhất rùi. Tuy nhiên, XXX an toàn như dùng bao cao cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa căn bệnh này.